Huyệt Hành Gian: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Bấm Huyệt Trị Bệnh

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Là một trong những huyệt đạo quan trọng trên cơ thể, huyệt Hành Gian có nhiều tác dụng trị bệnh như chữa đau ngón chân, đau dương vật, thoát vị, mất ngủ…

Huyệt Hành Gian nằm ở đâu?

Huyệt Hành Gian là huyệt đạo thứ 2 của Kinh Can. Huyệt nằm ở khoảng cách giữa ngón chân trỏ hợp với ngón chân cái nên có tên là Hành Gian. Khi ép ngón chân cái vào sát ngón chân trỏ, huyệt nằm ngay ở phần trên đầu của kẽ giữa hai ngón chân. Huyệt đạo nằm hướng về phía mua bàn chân.

Huyệt Hành Gian ở giữa ngón chân trỏ hợp với ngón chân cái
Huyệt Hành Gian ở giữa ngón chân trỏ hợp với ngón chân cái

Về giải phẫu, khe giữa của gân duỗi ngón 2 của cơ duỗi dài và duỗi ngắn ngón chân ở phía bên ngoài. Thần kinh vận động cơ của vùng huyệt là nhánh của dây thần kinh chày trước và sau.

Những tác dụng trị liệu của huyệt Hành Gian

Là huyệt đạo quan trọng với sức khoẻ, huyệt Hành Gian có tác dụng tại chỗ, toàn thân và tác dụng theo đường kinh Can. Dưới đây là một vài công dụng nổi bật, được ứng dụng nhiều trong thực hành như:

  • Trị cao huyết áp: Cao huyết áp đang ngày càng trở nên phổ biến do chế độ ăn uống cũng như lối sống tĩnh tại hiện nay. Huyệt Hành Gian được ứng dụng trong các phương pháp bấm huyệt, châm cứu nhằm phòng ngừa và điều trị cao huyết áp. Bấm huyệt kết hợp chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất giúp kiểm soát huyết áp ở mức ổn định đồng thừa có tác dụng ngừa một số biến chứng có thể xảy ra.
  • Trị mất ngủ: Không chỉ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày, mất ngủ còn làm suy giảm sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bấm huyệt Hành Gian có tác dụng điều tiết giấc ngủ, giúp dễ đi vào giấc ngủ đồng thời cải thiện giấc ngủ. Khi bấm huyệt nên kết hợp thêm các biện pháp như ngâm chân bằng nước nóng trước khi ngủ, ăn uống và sinh hoạt điều độ, hạn chế chất kích thích như trà, cà phê….
Huyệt Hành Gian giúp trị cao huyết áp, động kinh…
Huyệt Hành Gian giúp trị cao huyết áp, động kinh…
  • Chữa động kinh: Tác động đúng cách lên vị trí huyệt giúp điều trị động kinh, cắt cơn và ngăn ngừa cơn động kinh tái phát. Nhiều bệnh nhân động kinh với các cơn ngắn áp dụng bấm huyệt Hành Gian cho thấy kết quả tốt.
  • Chữa rối loạn kinh nguyệt: Bấm huyệt hoặc châm cứu ở vị trí huyệt Hành Gian giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt ở giai đoạn dậy thì cũng như ở giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Đái dầm: Theo các chuyên gia y học, xoa bóp, bấm huyệt Hành Gian có thể giúp trị dứt điểm tình trạng đái dầm.
  • Trị mắt sưng đỏ: Theo đông y, mắt đỏ là do can hỏa bốc lên. Do dó, bấm huyệt Hành Gian, Thái Dương, Hợp Cốc… có thể giúp giảm triệu chứng mắt sưng đỏ.
  • Đau vùng gian sườn: Một trong những biện pháp điều trị đau vùng gian sườn là bấm huyệt.

Cách tác động lên huyệt Hành Gian giúp chữa bệnh

Để huyệt Hành Gian phát huy hiệu quả trị bệnh, người ta áp dụng hai phương pháp: bấm huyệt và châm cứu.

  • Với bấm huyệt: sau khi xác định đúng vị trí, thực hiện day bấm vào huyệt từ 1 – 3 phút. Người mắc bệnh gan hay thường xuyên cáu gắt khi bấm huyệt này sẽ có cảm giác đau tức nhiều hơn.
  • Với phương pháp châm cứu: thầy thuốc sẽ châm kim thằng vào vị trí huyệt sâu 0.3 – 0.4 tấc. Cứu trong thời gian 5 đến 10 phút. Lưu ý, sử dụng kim châm cứu bằng hợp kim, bạc, vàng hoặc inox. Mỗi ngày châm một lần hoặc cách ngày vào huyệt Hành Gian. Nếu bệnh nhân khỏe thì có thể châm ngày hai lần. Mỗi liệu trình từ 7 – 10 ngày. Tùy theo thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể thực hiện từ 1 – 3 liệu trình.
Có thể day bấm huyệt hoặc châm cứu huyệt
Có thể day bấm huyệt hoặc châm cứu huyệt

Lưu ý quan trọng khi bấm huyệt, châm cứu

Dù không dùng thuốc và không sử dụng dao kéo song bấm huyệt và châm cứu chỉ an toàn khi được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Để an toàn với sức khỏe, bệnh nhân cần chú ý những vấn đề sau:

  • Trước khi thực hiện bấm huyệt hay châm cứu cần trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe. Nếu đang mang thai, châm cứu có thể kích thích chuyển dạ, dẫn đến sinh non.
  • Trước khi châm cứu cần đảm bảo kim châm đã được vô trùng. Sau khi rút kim phải đảm bảo giữ sạch “lỗ” nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân không nên tự ý châm cứu hay bấm huyệt tại nhà. Bấm huyệt sai cách hoặc châm sai huyệt đều có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây teo cơ, bại liệt
  • Người không nên ăn quá no hoặc quá đói trước khi châm cứu hoặc bấm huyệt.
  • Song song với phác đồ điều trị y khoa cùng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, người bệnh cần tăng cường chế độ dinh dưỡng, đảm bảo đầy đủ các chất như protein, vitamin, khoáng chất…
  • Một liệu trình điều trị, bệnh nhân nên đến từ 10 – 15 lần, không nên thực hiện quá nhiều lần. Với bệnh nhân mạn tính lâu ngày, nên xoa bóp bấm huyệt cách ngày hoặc tuần 2 lần.
  • Sau khi bấm huyệt hay châm cứu, nếu thấy cơ thể mệt mỏi, buồn nôn hay choáng váng, cần thông báo với bác sĩ đẻ được điều trị.
Không ăn quá no hoặc quá đói trước khi bấm huyệt, châm cứu
Không ăn quá no hoặc quá đói trước khi bấm huyệt, châm cứu

Không thể phủ nhận những tác dụng của huyệt Hành Gian trong việc điều trị các bệnh lý. Người bệnh nên đến các phòng khám y học cổ truyền thực hiện châm cứu và bấm huyệt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh