Huyệt Hậu Khê: Chi Tiết Vị Trí, Cách Xác Định Và Tác Động Huyệt

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Giang

Theo các tài liệu y học cổ truyền, Huyệt Hậu Khê là huyệt Bổ, huyệt thứ 3 của kinh Tiểu Trường, đồng thời là huyệt Du thuộc hành Mộc. Nếu đang tìm hiểu về huyệt vị này cũng như những lợi ích với sức khỏe khi tác động huyệt, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây. 

Huyệt Hậu Khê và những thông tin cơ bản

Là huyệt vị nằm trên bàn tay và ở vị trí khá dễ xác định, Hậu Khê được Đông y áp dụng để điều trị một số bệnh lý do mất cân bằng nhiệt gây ra. Một số thông tin tham khảo về huyệt vị này gồm có: 

  • Tên huyệt: Hậu Khê.
  • Xuất xứ: Thiên Bản Du – Liên Khu 2.
  • Ý nghĩa: Huyệt nằm ngày ở đằng sau đầu xương nhỏ của xương bàn tay số 5, nơi nếp gấp ngang cuối cùng giống như khe suối. Ngoài ra, tại huyệt đạo này chính là nơi bắt đầu của nhiều cơ hơn giống như được tích lũy để trở thành 1 dòng suối. Vì vậy, huyệt có tên gọi là Hậu Khê  (Hậu có nghĩa là phía sau, Khê có nghĩa là khe, suối).
  • Đặc tính: Huyệt thứ 3 của kinh Tiểu Trường, Huyệt Du – Thuộc hành Mộc, Huyệt bổ trên kinh Tiểu Trường, huyệt giao hội với Đốc Mạch.
  • Tác Dụng: Thanh thần trí, cố biểu, thanh nhiệt, thư cân.
  • Chủ trị: Đau đầu, đau lưng, đau cổ vai gáy. Ngoài ra, tác động huyệt Hậu Khê còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tai ù, điếc, liệt tay, sốt rét hoặc ra mồ hôi trộm. 
Huyệt Hậu Khê nằm trên bàn tay
Huyệt Hậu Khê nằm trên bàn tay

Vị trí huyệt và cách xác định chính xác nhất

Trong các tài liệu kinh thư, huyệt Hậu Khê có vị trí như sau:

  • Nằm ở chỗ lõm ngay phía sau xương ngón và bàn. Chỗ lõm phía sau khớp xương ngón số 5 và bàn tay. Tức nằm ngang với đầu trong đường vân tim ở bàn tay, điểm tiếp xúc giữa lòng bàn tay và mu bàn tay. 
  • Khi giải phẫu sẽ thấy dưới bề mặt da ở vị trí huyệt là cơ dạng của ngón tay út, bờ trong cơ gấp ngắn, cơ đối ngón út và bờ trong đầu dưới xương bàn tay thứ 5. Vùng da dưới huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1, thần kinh vận động cơ chính là các nhánh của dây thần kinh trụ.

Cách xác định lâm sàng vị trí huyệt như sau:

  • Nắm chặt bàn tay sao cho các ngón tay gập sát vào lòng bàn tay.
  • Nơi cuối đường tâm đạo, điểm giao giữa lòng bàn tay và mu bàn tay chính là huyệt Hậu Khê. 
Nắm chặt bàn tay sẽ dễ dàng xác định vị trí huyệt đạo này
Nắm chặt bàn tay sẽ dễ dàng xác định vị trí huyệt đạo này

Những tác dụng với sức khỏe khi tác động vào huyệt Hậu Khê

Nằm ở vị trí đặc biệt, giao của kỳ kinh bát mạch, huyệt khai của mạch Đốc nên huyệt Hậu Khê là nút quan trọng trong hệ thống kinh lạc. Khi tác động vào huyệt vị này giúp tăng cường dương khí, điều chỉnh xương cổ và các đốt sống bên cạnh. 

Một số trường hợp người bệnh làm việc ở tư thế cúi đầu liên tục khiến Đốc mạch bị đè nén, dương khí phân tán thì một trong những cách điều trị hiệu quả là bấm hoặc cứu Hậu Khê. Từ đó giúp thư giãn nhãn quan, bảo vệ thị lực đồng thời giảm mệt mỏi. Trong cuốn y thư Trung Quốc – Hoàng Đế nội kinh cũng đề cập đến huyệt Hậu Khê có tác dụng giãn gân cốt, thư giãn thần kinh, tốt cho mắt. 

Một số lợi ích khi tác động vào huyệt Hậu Khê có thể kể đến như: 

  • Chủ trị bệnh ù tai, điếc, chi trên liệt, động kinh, sốt rét, ra mồ hôi trộm…
  • Tác động tới toàn bộ đường kinh trên cơ thể, giúp khí huyết lưu thông. 
  • Trị đau bả vai khi tác động độc lập hoặc phối với các huyệt tại chỗ khác. 
  • Hỗ trị đau, cứng cổ, cổ không cử động được, tê mỏi vùng vai gáy. 
  • Người bị đau đầu có thể bấm hoặc cứu huyệt vị này cùng với huyệt Phong Trì và Kiên Tỉnh.
  • Thanh nhiệt độc ra khỏi đầu, tai, mắt, giúp thư giãn thần kinh hiệu quả.
Bấm huyệt Hậu Khê đúng cách giúp gân cốt thư giãn, hỗ trợ trị đau cổ
Bấm huyệt Hậu Khê đúng cách giúp gân cốt thư giãn, hỗ trợ trị đau cổ

Các tác động lên huyệt để trị bệnh hiệu quả

Tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, thầy thuốc sẽ tư vấn liệu trình điều trị bấm huyệt hoặc châm cứu phù hợp, có thể là đơn huyệt hoặc phối huyệt. Riêng với huyệt Hậu Khê có thể áp dụng kỹ thuật tiêu chuẩn như sau: 

Bấm huyệt

Dưới đây là cách day ấn, bấm huyệt Hậu Khê an toàn:

  • Trước tiên đưa bàn tay ngang tầm nhìn của người thực hiện hoặc đặt ở vị trí thuận tiện, xác định vị trí của huyệt. 
  • Sau đó dùng ngón tay cái để day huyệt theo chiều kim đồng hồ, bấm huyệt bằng một lực vừa phải trong vòng 1 – 2 phút cho đến khi thấy nóng ấm dưới đầu ngón tay.

Châm cứu

Khi xác định được vị trí huyệt Hậu Khê, dùng kim châm cứu chuyên dụng châm thẳng 0.5 – 1 thốn. Sau đó cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu từ 5 – 10 phút.

Kim châm cứu chuyên dụng
Kim châm cứu chuyên dụng

Các huyệt phối được với huyệt Hậu Khê

Là huyệt vị có tác động lên toàn bộ đường kinh mạch trên cơ thể nên Hậu Khê có thể phối với nhiều bộ huyệt khác nhau. Cụ thể, trong các tài liệu Y học đã ghi chép lại một số cách phối như sau: 

  • Theo Cấp Thiên Kim Phương: Phối các huyệt Đại Trữ, Hậu Khê, Đà Đạo với huyệt Thiên Đột và Khổng Tối giúp trị đau đầu. 
  • Tài liệu Châm Cứu Tụ Anh cho biết: Phối huyệt Âm Khích với Hậu Khê có thể trị chứng ra mồ hôi trộm. Khi phối với huyệt Dương Trì, Hợp Cốc, huyệt Lệ Đài, huyệt Phong Trì và huyệt Giải Khê trị thương hàn mà không ra mồ hôi. 
  • Trong tài liệu Châm Cứu Đại Thành ghi lại: Phối huyệt vị này với huyệt Hợp Cốc để trị đờm. Còn phối với huyệt Bá Lao Gian Sử cùng huyệt Khúc Trì trị lạnh nhiều nóng ít. 
  • Châm Cứu Học Thượng Hải có nhắc đến 4 bộ phối với Hậu Khê: Kết hợp cùng huyệt Đại Chùy, Gian Sử trị sốt rét cách ngày; vùng huyệt Phong Phủ trị đau đầu, đau cổ; cùng Đại Chùy, huyệt Điều Khẩu, huyệt Thấu Thừa Sơn và huyệt Nhân Trung trị nóng rát vùng lưng vai; phối với huyệt A Thị Huyệt, huyệt Ân Môn và một số huyệt khác ở 2 bên cột sống trị té ngã hoặc tổn thương vùng lưng
  • Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu: Phối huyệt với Tam Gian và huyệt Bát Tà để trị tay bị tê đau. 
  • Y Học Cương Mục đề cập: Phối huyệt Phong Phủ, huyệt Thừa Tương và Hậu Khê để trị cứng gáy. 

 

Phối với huyệt Thừa Tương có thể điều trị chứng đau cổ
Phối với huyệt Thừa Tương có thể điều trị chứng đau cổ

Cần lưu ý gì khi châm cứu, bấm huyệt Hậu Khê?

Các huyệt đạo trên cơ thể có sự liên quan mật thiết với nhau, việc tác động lên 1 huyệt có thể tác động đến các huyệt cùng nhóm trên đường kinh. Bấm hoặc phối huyệt sai cách có thể gây ra những nguy cơ khó lường trước được. Vì vậy, mọi người khi chưa nắm được kỹ thuật bấm, cứu huyệt hay chưa biết cách xác định vị trí huyệt thì không nên tùy tiện thực hiện.

Ngoài ra, trong thời gian bấm huyệt, mọi người cần lưu ý:

  • Tránh xa các loại đồ ăn, thức uống gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị như đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn…
  • Hạn chế khuôn vác vật nặng khi không cần thiết, không nên giữ nguyên một tư thế (đứng, ngồi làm việc) quá lâu. 
  • Không để bụng quá no hoặc quá đói trước khi thực hiện bấm, cứu huyệt.
  • Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi điều trị. 
  • Tập luyện các bài tập phù hợp mỗi ngày, giữ cho tinh thần thư giãn và thoải mái. 
  • Liệu trình bấm huyệt thường kéo dài 15 – 30 ngày, mọi người nên kiên trì thực hiện đều đặn để có hiệu quả tốt nhất. 
  • Để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả trị liệu, mọi người nên tham khảo và đến các trung tâm Đông y uy tín. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn và thực hiện liệu trình phù hợp với đặc thù bệnh lý của từng bệnh nhân. 

Có thể nói, huyệt Hậu Khê có ảnh hưởng lớn tới hệ thống kinh lạc, việc tác động đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các phòng mạch Đông y hiện nay áp dụng nhiều bộ phối có sự xuất hiện của huyệt vị này để hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng cho người bệnh.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh