Huyệt Thái Bạch: Vị Trí, Tác Dụng và Cách Bấm Huyệt 

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Lê Dung

Chân là bộ phận tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng ảnh hưởng đến vận động của các chi cũng như các bệnh lý về xương khớp. Trong đó phải kể đến huyệt Thái Bạch – đây là huyệt có tác dụng chính đến đường tiêu hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở ngón chân và bàn chân. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về huyệt đạo này đối với cơ thể mời bạn cùng chúng tôi đọc những thông tin trong bài viết dưới đây.

Vị trí huyệt thái bạch trên cơ thể con người

Trong sách y học cổ truyền phương Đông huyệt thái bạch có tên là Taìbái – Taé Po. Đây là huyệt đạo thứ 3 của Kinh tỳ thuộc hệ thống lục phủ ngũ tạng. Tên của huyệt theo tiếng Hán Việt được giải thích với ý nghĩa như sau: Thái nghĩa là lớn, là mé trong và Bạch là trắng. Do đó, Thái Bạch là huyệt đạo nằm ở mé trong lớn phần trắng của bàn chân.

Vị trí huyệt Thái Bạch
Vị trí huyệt Thái Bạch

Còn theo học thuyết âm dương Thái Bạch lại là huyệt đạo thuộc kinh Tỳ. Trong đó Tỳ thuộc hành Thổ, Thổ lại sinh Kim vì vậy Kim chính là tinh khí. Phía trên của Thái Bạch tinh chính là im tinh – điều này được chỉ rất rõ trong Trung Y Cương Mục.

Chúng ta có thể xác định được huyệt Thái Bạch rõ ràng ngày trên bàn chân. Huyệt nằm ở chỗ lõm của xương và dưới mé trong của lòng bàn chân, từ đường trên tại vị trí tiếp xúc với da của gan bàn chân tới da mu chân ở bờ trong chân phải. Nói cách khác đây chính là chỗ tiếp xúc với thân của đầu trước cùng với xương bàn chân 1.

Tác dụng của huyệt đối với sức khỏe con người

Huyệt Thái Bạch có những công dụng hữu ích do nằm ở vị trí chung là chân phải  và gần với gan bàn chân. Dưới đây là những tác dụng cụ thể của huyệt này đối với sức khỏe phải kể đến như:

Tác dụng tại chỗ: Khi bấm huyệt giúp giảm đau, sưng ngón chân cái. Đặc biệt cho những người thường xuyên vận động, người phải đứng lâu một chỗ hoặc người đeo giày cao gót, giày thể thao lâu bị đau ở vị trí ngón chân.

Tác dụng theo kinh: Có tác dụng chữa bệnh đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau như ăn uống hoặc bệnh lý về đau dạ dày. Hình thức bấm vào huyệt thái bạch sẽ được áp dụng nhiều nhất.

Tác dụng toàn thân: Chữa trị các triệu chứng gồm ăn không tiêu, nôn nhiều, kiết lỵ, tiêu chảy, táo bón, thổ tả và đi ngoài mất nước. Từ đó dẫn đến sốt cao, người mệt mỏi, nặng nề do đầy bụng…

Các tác dụng chính của huyệt Thái Bạch mang lại
Các tác dụng chính của huyệt Thái Bạch mang lại

Để khắc phục hiệu quả các triệu chứng bệnh kể trên chỉ cần tác động lên duy nhất huyệt Thái Bạch cũng đạt được những cải thiện đáng kể. Đặc biệt nếu biết phối huyệt hợp lý còn có thể tăng hiệu quả lên gấp nhiều lần cho người bệnh. Dưới đây là một số cách phối huyệt Thái Bạch trị bệnh được ghi chép lại trong các tài liệu Y thư cổ:

  • Phối Công Tôn trị chứng ăn không tiêu, bụng trướng, cổ trướng (theo Thiên Kim Phương).
  • Phối Đàn Trung, Hạ Quản,Thạch Quan và Tỳ Du trị ế cách (theo Châm Cứu Đại Hành).
  • Phối Công Tôn, Đại Trường Du và Tam Tiêu Du trị ruột sôi (theo Tư Sinh Kinh).
Cách phối hợp các huyệt để trị bệnh hiệu quả
Cách phối hợp các huyệt để trị bệnh hiệu quả
  • Phối Đại Trường Du và Hãm Cốc trị ruột sưng đau (theo Châm Cứu Đại Thành).
  •  Phối Phục Lưu và Túc Tam Lý trị bụng trướng (theo Loại Kinh Đồ Dực).
  •  Phối Cự Khuyết, Đại Đô, Thừa Sơn và Tam Lý  trị vùng tim đau do giun để hồi trùng Tâm thống (theo Loại Kinh Đồ Dực).
  •  Phối Ẩn Bạch, Hạ Liêu, Hội Dương, Lao Cung, Phục Lưu, Thái Xung,Thừa Sơn và Trường Cường  trị tiêu ra máu (theo Thần Cứu Kinh Luân).

Thực tế hình ảnh huyệt thái bạch 

Hình ảnh thực tế Thái Bạch trên cơ thể con người
Hình ảnh thực tế Thái Bạch trên cơ thể con người

Nhìn vào hình ảnh được chụp thực tế phía trên cho thấy:

  • Dưới da gồm cơ dạng ngón chân cái và cơ gấp ngắn ngón cái, gân cơ gấp dài ngón chân cái, mặt dưới vùng trước xương bàn chân 1.
  • Thần kinh vận động là những nhánh của dây chầy sau.
  • Da vùng huyệt bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Hướng dẫn cách bấm huyệt đúng cách để chữa bệnh hiệu quả 

Người bệnh có thể thực hiện bấm huyệt và châm cứu để chữa bệnh. Sau đây là quy trình hướng dẫn thực hiện an toàn:

Bước 1: Nằm ngửa trên giường hoặc ngồi ngả lưng một góc 45 độ.

Bước 2: Giữ tâm lý ổn định, thả lỏng cơ thể, không nên căng thẳng để ảnh hưởng đến việc châm cứu hoặc bấm huyệt.

Bước 3: Tiến hành xác định chính xác huyệt Thái Bạch trên bàn chân sau đó đưa ngón tay cái vào đúng huyệt và ấn với một lực vừa phải. Tiếp theo xoay nhẹ theo chiều kim đồng hồ, day nhẹ từ 30s đến 1 phút thì dừng lại.

Bấm huyệt đúng cách sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong muốn
Bấm huyệt đúng cách sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong muốn

Bước 4: Thực hiện bấm thêm 5 – 7 lần để thấy hiệu quả tốt nhất. Nếu châm cứu, bạn luồn kim dưới xương sao cho mũi hướng vào lòng bàn chân, đâm sâu  từ 0.3 – 0.4 tấc trong vòng 5 -10 phút.

Để việc bấm huyệt đạt được những kết quả tốt như mong đợi thì cần thực hiện đều đặn, thường xuyên cố định theo thời gian. Trong trường hợp những người mắc bệnh về kinh Tỳ thì nên kết hợp bấm huyệt, châm cứu huyệt với các phương pháp điều trị chuyên biệt để điều trị bệnh.

Khi bấm huyệt không nên dùng lực quá mạnh để tránh bị bầm tím, tụ máu. Người bệnh cần hiểu rằng dù là bấm huyệt hay châm cứu đều không phải là cách để chữa khỏi bệnh mà chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng hoặc làm mất biểu hiện về hội chứng ở kinh Tỳ trong cuộc sống hàng ngày.

Như vậy huyệt Thái Bạch là huyệt đạo vô cùng quan trọng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp ở bàn chân và đường tiêu hóa. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp chúng ta hiểu hơn cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Xem thêm:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh