Huyệt Thân Mạch Là Gì? Vị Trí, Tác Dụng Ra Sao Theo YHCT?

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Huyệt Thân Mạch là một trong số các huyệt đạo quan trọng của cơ thể. Theo các tài liệu Y học cổ truyền, huyệt đạo này có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như: Bệnh viêm khớp, đau mắt cá chân, đau đầu, chóng mặt… Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về huyệt đạo này ngay dưới đây.

Tổng quan về tên gọi, vị trí huyệt Thân Mạch

Huyệt Thân Mạch còn có tên gọi khác là huyệt Quỷ Lệ hoặc Dương Kiều. Ý nghĩa của tên gọi “Thân Mạch” được các sách cổ Đông y giải thích như sau: “Huyệt đạo này là điểm xuất phát của mạch Dương Kiều, được hợp với khớp và các gân cơ khác của toàn cơ thể vào giờ Thân. Do đó được gọi là Thân Mạch”.

Huyệt này thuộc vào Giáp Ất Kinh, là huyệt đạo thứ 62 của kinh Bàng Quang. Thuộc huyệt Hội của mạch Dương Kiều và Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang. Đồng thời, đây cũng là huyệt Mở và nơi xuất phát của mạch Dương Kiều.

Huyệt Thân Mạch nằm gần mắt cá chân
Huyệt Thân Mạch nằm gần mắt cá chân

Về vị trí chính xác trên cơ thể, huyệt đạo này nằm ở vị trí rãnh thẳng tính từ đầu nhọn của mắt cá chân ngoài xuống dưới 0,5 thống (có thể thực hiện động tác gấp duỗi bàn chân giúp tìm gân cơ).

theo giải phẫu học, vị trí của huyệt Thân Mạch nằm ở:

  • Dưới da của huyệt này là gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài, thuộc chỗ bám của cơ duỗi ngắn của các ngón chân, rãnh của cơ mác thuộc mặt ngoài xương gót chân.
  • Thần kinh vận động cơ tại vị trí huyệt đạo này là các nhánh thuốc dây thần kinh cơ và da, dây thần kinh chày trước. Phần da của huyệt đạo này bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.

Công dụng của huyệt Thân Mạch trong y học cổ truyền

Tác dụng của huyệt Thân Mạch được ghi lại trong nhiều nghiên cứu y học cổ truyền về bấm huyệt, châm cứu là:

  • Huyệt đạo này giúp thanh thần chí, khu biểu tà, thư cân mạch.
  • Chủ trị các bệnh lý như chóng mặt, đau đầu, viêm khớp mắt cá, động kinh.

Bên cạnh đó, huyệt này còn được phối với một số huyệt đạo khác trên cơ thể nhằm hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như sau:

  • Phối với huyệt Ẩn Bạch và huyệt Hành Gian giúp chữa hành kinh nóng lạnh.
  • Kết hợp với huyệt Hậu Khê và huyệt Tiền Cốc giúp trị bệnh thần kinh.
  • Phối cùng huyệt Công Tôn và huyệt Túc Tam Lý, huyệt Tuyệt Cốt giúp chữa bệnh chân yếu không có sức.
  • Kết hợp cùng huyệt Tam Lý giúp chữa bệnh cước khí, đau mỏi lưng.
  • Phối với huyệt Kim Môn giúp chữa bệnh đau nhức đầu.
  • Day ấn hoặc châm cứu cùng với huyệt Cách Du, huyệt Chi Câu, huyệt Dương Cốc và huyệt Uyển Cốt giúp chữa đau hông sườn.
  • Phối với huyệt An Miên, huyệt Ế Phong và huyệt Thái Xung giúp chữa bệnh chóng mặt, ù tai, rối loạn tiền đình.
  • Phối cùng huyệt Bát Hội, huyệt Hậu Khê, huyệt Phong Trì, huyệt Tâm Du chữa bệnh động kinh.
  • Phối với huyệt Chiếu Hải, huyệt Côn Lôn, huyệt Khâu Khư chữa bệnh mắt cá chân đau nhức, tê chân.
Tác động đúng cách vào huyệt đạo Thân Mạch giúp điều trị nhiều bệnh lý
Tác động đúng cách vào huyệt đạo Thân Mạch giúp điều trị nhiều bệnh lý

Các kỹ thuật bấm huyệt Thân Mạch để trị bệnh

Việc bấm huyệt Thân Mạch mang lại nhiều tác dụng trị bệnh. Tuy nhiên quá trình tác động cần đúng thao tác kỹ thuật.

  • Kỹ thuật xoa vuốt: Trước hết cần tạo kích thích nhẹ trên vùng da phía trên huyệt đạo. Việc này nhằm kích thích các mao mạch và thụ thể thần kinh tại vị trí huyệt đạo, tăng tuần hoàn, giảm đau và phù nề khi bấm huyệt.
  • Kỹ thuật day miết: Dùng phần gốc bàn tay, mô của ngón út và ngón tay ấn xuống huyệt đạo, di động theo hình tròn với tốc độ chậm. Sử dụng lực đạo vừa phải. Dùng ngón tay cái miết chặt vào vùng da quanh huyệt đạo theo hướng thẳng.
  • Kỹ thuật bấm huyệt: Dùng ngón tay cái, gốc của bàn tay và phần mô ngón tay út bấm vào vị trí huyệt đạo với lực vừa phải.

Trên đây là những thông tin chi tiết về huyệt Thân Mạch cũng như cách tác động vào huyệt đạo này để trị bệnh. Lưu ý bạn nên tìm đến người có chuyên môn và kỹ thuật bài bản để thực hiện trị bệnh bằng xoa bóp, bấm huyệt nhằm đảm bảo an toàn.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh