Huyệt Thiếu Hải: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Châm Cứu An Toàn

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Theo y học cổ truyền, huyệt Thiếu Hải có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan đến khớp khuỷu, cánh tay hay suy nhược thần kinh. Nắm chắc các kiến thức về huyệt đạo này giúp đạt được hiệu quả cao trong trị liệu. 

Huyệt Thiếu Hải là gì? Vị trí ở đâu?

Huyệt Thiếu Hải là huyệt đạo trên cơ thể được nhiều người biết đến và áp dụng. Cái tên huyệt Thiếu Hải được cắt nghĩa như sau: “Thiếu” có nghĩa là hẹp, ít; còn “Hải” mang nghĩa chỉ tập trung một lượng nước, là nơi hội của các nhánh sông.

Huyệt Thiếu Hải nằm ở phía trong của cánh tay
Huyệt Thiếu Hải nằm ở phía trong của cánh tay

Theo Đông y, thông qua các vị trí huyệt đạo, năng lượng sẽ được chuyển đến đúng vị trí tác động để tăng sức sống cho hệ tuần hoàn. Huyệt Thiếu Hải có mối liên hệ chặt chẽ với các chức năng trong cơ thể. Vì thế, nếu tác động đúng, huyệt sẽ cho hiệu quả điều trị với một số bệnh mãn tính.

Huyệt Thiếu Hải thuộc huyệt thứ 3 trong kinh Tâm, nằm ở phía bên trong của khuỷu tay. Khi gập cánh tay lại, ở phía bên trong khuỷu tay sẽ xuất hiện một nếp nhăn khá lớn, cuối nếp nhăn hướng về phía ngón tay út chính là vị trí huyệt đạo.

Với người có 2 nếp nhăn, huyệt sẽ nằm ở vị trí nếp nhăn phía bên dưới gần cổ tay hơn. Nếu chạm lên phần cuối nếp nhăn ở trên ngón tay áp út, phần gồ lên của xương cánh tay sẽ được lấy làm chuẩn. Từ vị trí đó hướng về ngón cái sẽ là vị trị của huyệt Thiếu Hải (nằm giữa đường nối đầu nếp khuỷu và đầu lồi cầu xương trụ).

Những công dụng của huyệt Thiếu Hải

Là huyệt đạo quan trọng, huyệt Thiếu Hải có nhiều tác dụng đối với cơ thể như sơ tâm khí, hóa đờm, định thần chí. Ngoài ra, huyệt đạo này còn chủ trị chứng tê bàn tay, cánh tay, các triệu chứng khớp khuỷu và các tổ chức mềm xung quanh của khớp khuỷu bị đau.

Huyệt Thiếu Hải chủ trị chứng tê bàn tay, cánh tay…
Huyệt Thiếu Hải chủ trị chứng tê bàn tay, cánh tay…

Huyệt Thiếu Hải còn được sử dụng linh hoạt trong điều trị chứng đau nhức ở vai của người cao tuổi, bệnh đau sau cổ hay vẹo đốt sống cổ. Bên cạnh đó, huyệt còn có công dụng trong điều trị chứng thiếu máu não, buồn nôn, chóng mặt…

Ngoài ra, huyệt Thiếu Hải còn có thể kết hợp cùng các huyệt đạo khác với công dụng chữa bệnh như:

  • Phối cùng huyệt Chi Chánh, huyệt Hợp Cốc, huyệt Khúc Trì, huyệt Ngư Tế, huyệt Uyển Cốt giúp trị cuồng, nói bậy.
  • Kết hợp với huyệt Âm Thị trị đau tim, tay run.
  • Phối cùng huyệt Thiên Tỉnh trị lao hạch.
  • Phối với huyệt Thủ Tam Lý trị tay tê dại.
  • Phối huyệt Hành Gian, huyệt Lâm Khấp, huyệt Thái Xung, huyệt Thông Lý trị ung nhọt, phát bối.
  • Kết hợp cùng huyệt Âm Khích, huyệt Thanh Linh, huyệt Thần Môn giúp trị dây thần kinh trụ đau.
  • Phối cùng huyệt An Miênhuyệt Tâm Âm Giao có tác dụng trị thần kinh suy nhược.

Cách châm cứu huyệt Thiếu Hải trị bệnh

Để huyệt Thiếu Hải phát huy tác dụng chữa bệnh, y học cổ truyền sử dụng phương pháp châm cứu. Cách thực hiện như sau:

  • Thầy thuốc sẽ châm cứu vào vị trí huyệt đạo này bằng kim châm thẳng, châm vào huyệt với độ sâu từ 0.5 đến 1 thốn. Ôn cứu trong thời gian từ 5 – 10 phút, cứu từ 3 – 5 tráng.
  • Khi châm cứu có thể châm xuyên đến huyệt Khúc Trì. Lúc đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác tê như dòng điện chạy xuống cẳng tay.
 Châm cứu huyệt có tác dụng trị một số bệnh
Châm cứu huyệt có tác dụng trị một số bệnh

Những điều cần chú ý khi thực hiện châm cứu

Châm cứu là phương pháp trị liệu đã có từ lâu đời bằng cách đâm những cây kim qua da tại các điểm trên cơ thể. Tuy nhiên, châm cứu không phải là phương pháp an toàn cho tất cả mọi người. Vì vậy, khi châm cứu cần chú ý những vấn đề sau:

  • Người bệnh không tự ý châm cứu huyệt Thiếu Hải cũng như các huyệt khác tại nhà khi chưa rõ về cách thực hiện.
  • Nếu muốn điều trị bằng phương pháp châm cứu cần phải có ý kiến của bác sĩ. Khi tiến hành châm cứu cần tìm chuyên gia trị liệu có tay nghề và được cấp phép hoạt động.
  • Chú ý xác định chính xác vị trí huyệt đạo, bởi nếu sai huyệt sẽ dẫn đến nguy hiểm nhất định.
  • Kim châm phải được khử trừng để tránh nhiễm khuẩn.
  • Khi tiến hành châm cứu, bệnh nhân cần chọn tư thế thoải mái nhất. Nếu không ngồi thoải mái, bệnh nhân sẽ phải thay đổi tư thế, có thể làm cong kim hoặc gãy kim.
  • Một số trường hợp không được châm cứu bao gồm: bệnh nhân cấp cứu và đau bụng ngoại khoa; người bị tiểu đường; người bị thiếu máu, mắc bệnh tim; phụ nữ mang thai…
  • Trước khi bắt đầu điều trị cần tìm hiểu thông tin liên quan. Hãy hỏi bác sĩ về số lần điều trị cần thiết. Chi phí của phương pháp điều trị cũng cần được lưu tâm.
  • Bệnh nhân trước khi châm cứu cần giữ tinh thần thoải mái, thả lỏng cơ thể, tránh lo lắng gây căng cơ ảnh hưởng đến quá trình trị liệu.
  • Trước khi châm cứu, không để bụng quá đói hoặc ăn quá no, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Sau châm cứu, bệnh nhân nên ở lại cơ sở y tế khoảng 15 – 30 phút để theo dõi phản ứng.
  • Bệnh nhân châm cứu cần bổ sung các loại thực phẩm chứa chất chống viêm cao như dứa, nho, hành tây…
Người bệnh tuyệt đối không tự ý châm cứu tại nhà
Người bệnh tuyệt đối không tự ý châm cứu tại nhà

Hy vọng, những thông tin trong bài viết sẽ giúp độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về huyệt Thiếu Hải. Tuy nhiên, người bệnh không tự ý châm cứu, day bấm huyệt tại nhà khi chưa rõ về vị trí cũng như cách thực hiện.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh