Huyệt Thính Cung Và Những Tác Dụng Trị Bệnh Không Ngờ

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Giang

Trên gương mặt con người tập trung nhiều huyệt đạo, trong đó có huyệt Thính cung. Đây là huyệt đạo quan trọng có tác dụng điều trị một số bệnh như liệt mặt, mũi, tai, họng…

Huyệt Thính cung nằm ở đâu?

Huyệt Thính cung còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Thính Hà, Hậu Hà, Nhĩ Môn… Tên gọi Thính cung xuất phát từ vị trí của huyệt đạo này là chỗ (cung) ảnh hưởng đến thính lực (nghe – thính). Theo Trung Y Cương Mục, Thính cung là nơi âm thanh hội tụ lại, đặc trị chữa các chứng bệnh về tai.

Đây là huyệt đạo thứ 2 của Đởm kinh trong hệ thống kinh lạc, xuất xứ từ Giáp Ất Kinh. Thính cung đồng thời là huyệt thứ 10 của đường kinh tiểu trường. Huyệt nằm ở phía trước của rãnh bình tai. Khi há miệng sờ thấy một chỗ lõm xuống của bờ sau tuyến tai, đó là vị trí huyệt Thính cung.

Huyệt Thính cung ở phía trước của rãnh bình tai
Huyệt Thính cung ở phía trước của rãnh bình tai

Những tác dụng trị bệnh của huyệt Thính cung

Mỗi huyệt đạo trên cơ thể con người đều chủ trị một số chứng bệnh liên quan đến vị trí huyệt. Theo đó, huyệt Thính cung được sử dụng trong điều trị một số bệnh sau:

  • Trị ù tai, điếc tai: Chứng ù tai hay điếc tai một phần nguyên nhân là do thận. Thông thường, thận hư, tinh thoát ra nhiều nên gây điếc tai, tân dịch bị tổn thương nghiêm trọng gây ù tai. Trong Đông y, để điều trị ù tai, điếc tai có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt Thính cung. Huyệt vị này vừa tác dụng lên các dây âm thanh ở tai, vừa kết nối lại đồng thời giảm tình trạng ù tai.
  • Trị liệt mặt: Theo Đông y, ngoài huyệt Địa thương, người ta có thể kết hợp với Thính cung để bấm huyệt trị chứng liệt mặt. Lý do là huyệt đạo này nằm trên đường dây thần kinh số 5, có tác dụng vận chuyển và lưu thông máu.
  • Trị viêm khớp thái dương hàm: Bên cạnh phương pháp Tây y, viêm khớp thái dương hàm có thể điều trị bằng hình thức bấm huyệt Thính cung theo y học cổ truyền.
Huyệt có tác dụng trị ù tai, điếc tai
Huyệt có tác dụng trị ù tai, điếc tai

Ngoài ra, huyệt đạo này còn có thể kết hợp cùng nhiều huyệt đạo khác trong điều trị lâm sàng:

  • Phối cùng huyệt Ế phong và huyệt Thính hội để điều trị tai điếc do khí bể.
  • Phối với huyệt Địa thương và huyệt Giáp xa trong điều trị méo miệng, mắt lệch.
  • Khi phối cùng huyệt Tỳ du có tác dụng trong điều trị đau dưới tâm hạ.
  • Phối với huyệt Phong long, huyệt Thận du và huyệt Trung quản giúp điều trị chứng tai ù.
  • Phối cùng huyệt Ế phong và huyệt Hợp cốc trong điều trị chứng viêm tai giữa.
  • Có thể kết hợp cùng huyệt Thính mẫn và huyệt Trì tiền để điều trị chứng điếc tai.

Hướng dẫn cách bấm huyệt Thính cung chữa bệnh

Do nằm trên đường dây thần kinh số 5 nên khi thực hiện bấm hay châm cứu huyệt Thính cung cần phải tiến hành đúng bước, tránh dẫn đến tình trạng liệt mặt.

Cách bấm huyệt Thính cung

Các bước thực hiện bấm huyệt gồm:

  • Người bệnh có thể ngồi hoặc nằm sao cho ở tư thế thoải mái nhất, thả lỏng cơ thể.
  • Người bấm huyệt phải xác định chính xác vị trí của huyệt đạo và đưa ngón tay vào đúng huyệt. Ấn một lực vừa đủ xuống và xoay nhẹ theo chiều kim đồng hồ.
  • Có thể thực hiện bấm từ 3 – 5 lần.
Day ấn huyệt Thính cung cần thực hiện chính xác
Day ấn huyệt Thính cung cần thực hiện chính xác

Cách châm cứu

Bên cạnh đó, có thể tiến hành châm cứu huyệt Thính cung bằng cách:

  • Sau khi xác định đúng vị trí huyệt đạo, châm thẳng kim, sâu khoảng 0,8 – 1,5 thốn.
  • Cứu từ 1 – 3 tráng, còn ôn cứu 5 – 10 phút.

Tác động huyệt vị cần đặc biệt chú ý điều gì?

Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp trị liệu được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Đây là một kích thích cơ học, trực tiếp tác động lên vùng da, thịt của bệnh nhân nên vẫn cần thực hiện cẩn thận tránh biến chứng nguy hiểm.

  • Trước khi tiến hành bấm huyệt cần xoa bóp để vùng huyệt mềm mại, tránh tình trạng cơ phản ứng đột ngột, gây co và tổn thương cơ.
  • Người có chấn thương ở xương khớp, cơ bao gồm cả vết thương hở và kín không được bấm huyệt hay châm cứu vì những tác động có thể gây chấn thương vùng xương đó.
  • Không xoa bóp bấm huyệt tại các vết thương sưng tấy đỏ hoặc lở loét vì có thể gây nhiễm trùng.
  • Người mắc các chứng bệnh ngoại khoa như viêm ruột thừa, viêm vòi trứng…cũng không được bấm huyệt.
  • Người bệnh không được tự ý xoa bóp bấm huyệt tại nhà, nên đi khám bác sĩ hoặc các chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể.
  • Trước khi thực hiện bấm huyệt và châm cứu, bệnh nhân tránh ăn quá no hoặc quá đói, cũng không sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê. Có thể ăn nhẹ trước khi xoa bóp.
  • Thông thường, một liệu trình điều trị kéo dài từ 10 – 15 lần, không nên thực hiện quá nhiều.
  • Với các bệnh cấp tính trong giai đoạn mới mắc, mỗi ngày nên xoa bóp bấm huyệt 1 lần.
  • Đối với bệnh mãn tính lâu ngày có thể thực hiện cách ngày hoặc 2 lần trong một tuần.
Người bệnh tuyệt đối không xoa bóp bấm huyệt tại nhà
Người bệnh tuyệt đối không xoa bóp bấm huyệt tại nhà

Hy vọng những thông tin chung nhất về huyệt Thính cung trên đây sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn cũng như biết cách để ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Lưu ý, không nên tự thực hiện tại nhà khi không có ý kiến của chuyên gia hay các bác sĩ.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh