Huyệt Thừa Khấp: Hướng dẫn xác định vị trí và cách phối huyệt

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: Hải Yến

Huyệt Thừa Khấp là một trong những huyệt nằm trên cơ thể người, khi bấm huyệt hay châm cứu huyệt này, nó có thể chữa một số bệnh lý liên quan đến mắt giúp mắt khỏe và sáng hơn. Chúng ta có thể phối hợp một số huyệt đạo khác với huyệt Thừa Khấp để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình điều trị.

Vị trí huyệt và tác dụng của huyệt Thừa Khấp với cơ thể

Đầu là nơi hoạt động chính của não, nơi chứa một hệ thống các dây thần kinh đa dạng với nhiều loại huyệt đạo. Huyệt Thừa Khấp cũng thuộc hệ thống đó và nằm ngay dưới mắt.

Vị trí và công dụng của huyệt Thừa Khấp
Vị trí và công dụng của huyệt Thừa Khấp

Ý nghĩa tên gọi: “Thừa” biểu thị cho nước mắt, “Khấp” với ý nghĩa chảy xuống, vậy thừa và khấp khi ghép lại có ý nghĩa chỉ về những giọt nước mắt chảy nước. Ý này ám chỉ vị trí của huyệt nằm ngay dưới mắt, ngay vị trí chảy xuống của nước mắt khi khóc.

Ngoài ra, huyệt Thừa Khấp còn được gọi là Hề Huyệt, Diêm Liêu và Khê Huyệt. Đây là huyệt có nguồn gốc từ Giáp Ất Kinh, là huyệt đầu tiên trong Kinh Vị giao với huyệt Mạch Dương Kiều và huyệt Mạch Nhâm. Huyệt là nơi giao giữa đường nối hai mắt và vớ dưới của xương ổ mắt.

Tác dụng của huyệt Hề Huyệt

Huyệt vị này nằm ở gần mắt nên có công dụng liên quan đến mắt. Châm cứu hay day bấm đúng cách đều có tác dụng đẩy lùi bệnh nhanh chóng, liệu trình phụ thuộc vào tình trạng của từng loại bệnh và thể trạng của người bệnh

Nhìn chung huyệt Thừa Khấp có công dụng chữa các loại bệnh lý sau:

  • Sưng mắt: Triệu chứng mắt bị sưng nguyên nhân do tiếp xúc nhiều với khói bụi ở môi trường bên ngoài, chưa vệ sinh mắt sạch sẽ. Với một số trường hợp, triệu chứng này hình thành do tác động từ ngoại lực
  • Đau mắt đỏ: Đây là bệnh khá phổ biến, còn được gọi là viêm giác mạc. Người bệnh mắc phải thường cảm thấy khó chịu và đau rát ở mắt do lúc này lòng trắng và kết mạc mi bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng dễ lay lan.
  • Liệt mặt: Liệt là triệu chứng các dây thần kinh ở mặt bị tổn thương khiến các cơ mặt bị mất vận động hoàn toàn hoặc một phần. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng như co thắt nửa mặt, viêm loét giác mạc, hội chứng nước mắt cá sấu,….
  • Quáng gà: Đây là tình trạng thoái hóa sắc tố ở vùng võng mạc mắt. Người bệnh sẽ bị giảm thị lực, khó nhìn rõ vật phía trước, tầm nhìn bị hẹp lại khi trời tối hoặc không đủ ánh sáng
Thao tác châm cứu, bấm huyệt
Thao tác châm cứu, bấm huyệt

Hướng dẫn cách châm cứu, bấm huyệt huyệt Thừa Khấp để chữa bệnh

Để tận dụng hết tác dụng của huyệt Thừa Khấp, trong Đông y có các biện pháp vật lý trị liệu sau đây:

Châm cứu vào huyệt Thừa Khấp để điều trị bệnh

Tương tự như cách châm cứu các huyệt đạo khác, tuy nhiên đối với huyệt đạo này cần sự cẩn thận và tỉ mỉ vì vị trí rất gần với mắt. Cần phải lưu ý châm sao cho chuẩn, cho đúng vị trí.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, thoải mái thả lỏng và thư giãn. Không suy nghĩ tiêu cực khiến đầu óc căng thẳng
  • Bước 2: Ngước mắt lên trên, dùng ngón trỏ giữ phần mi dưới
  • Bước 3: Dùng ngón tay khác đẩy nhẹ nhãn cầu lên trên
  • Bước 4: Chuẩn bị kim và châm theo hướng thẳng xuống, chếch dần dựa theo ổ mắt. Độ sâu khoảng 0.1 đến 1 thốn (không vê kim). Thời gian châm cứu từ 30 phút
  • Bước 5: Châm xong rút kim ra nhẹ nhàng. Bệnh nhân tránh vận động liền, nằm nghỉ ngơi trên giường. Dùng ngón trỏ xoa nhẹ ngành vùng xung quanh mắt để dễ chịu hơn

Hướng dẫn cách bấm huyệt Thừa Khấp để trị bệnh

Bên cạnh châm cứu, bạn có thể áp dụng cách bấm huyệt tại nhà để điều trị bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện bằng tay, không cần chuẩn bị vật liệu như kim. Đồng thời cũng không xâm lấn vào các cơ quan bên trong.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm nhưng phải để cơ thể được thả lỏng và thoải mái nhất có thể. Đầu óc thư thả, không suy nghĩ quá nhiều
  • Bước 2: Xác định vị trí của huyệt (nằm dưới mắt theo đường nước mắt chảy). Dùng ngón trỏ để bấm huyệt Thừa Khấp
  • Bước 3: Mắt hướng về trước, di chuyển tròng đen nhìn phía dưới. Cố gắng không cử động mắt quá nhiều, giữ mắt trong trạng thái tĩnh
  • Bước 4: Dùng ngón trỏ bấm nhẹ huyệt dần dần tăng lực mạnh hơn, day day nhẹ để điều chỉnh đường bấm. Thực hiện trong khoảng 30 giây đến 1 phút
  • Bước 5: Xoa nhẹ vùng quanh mắt 30 lần theo chiều kim đồng hồ, ngược lại 30 lần
Cách phối hợp huyệt Thừa Khấp trị bệnh
Cách phối hợp huyệt Thừa Khấp trị bệnh

Phối hợp huyệt Thừa Khấp như thế nào mới đem lại hiệu quả?

Phối huyệt là quá trình đòi hỏi tính chuẩn xác và tính cẩn thận cao. Phối không chuẩn không những chữa bệnh không khỏi mà nguy cơ dẫn đến các căn bệnh khác rất cao, thậm chí dẫn đến tử vong.

Theo Thiên Kim Phương (Sách Y Học Cổ Truyền)

Khi kết hợp các huyệt này với nhau có thể chữa triệu chứng miệng méo, không nói được: huyệt Đại Nghê + huyệt Hạ Quan + huyệt Cự Liêu + huyệt Nghênh Hướng + huyệt Cường Gian + huyệt Hòa Liêu + huyệt Tứ Bạch + huyệt Phong Trì + huyệt Thủy Câu. Thực hiện nhiều lần để bệnh nhanh chóng thuyên giảm

Theo Châm Cứu Học Thượng Hải

  • Phối huyệt Khúc Trì + huyệt Tình Minh + huyệt Phong Trì + huyệt Thái Xung: Có tác dụng trị đục nhân mắt, thanh quang nhãn. Thực hiện 3 đến 5 lần để thấy hiệu quả
  • Phối huyệt Can Du + huyệt Đồng Tử Liêu: Hai huyệt này có tác dụng chữa chóng mặt, hoa mắt. Để phát huy hiệu quả, tuyệt đối không bỏ qua liệu trình. Đồng thời, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe
  • Phối huyệt Tình Minh + huyệt Thừa Khấp (kiểu châm ngang): Đây là cách tốt để cải thiện thị lực, chữa cận thị. Châm cứu hoặc bấm huyệt này cần kết hợp với thuốc, điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi khoa học, tránh thức khuya
  • Phối huyệt Tình Minh + huyệt Hợp Cốc + huyệt Thận Du + huyệt Can Du + huyệt Túc Tam Lý + huyệt Phong Trì: Các huyệt này hỗ trợ rất tốt chứng teo dây thần kinh ở thị giác. Bệnh này nguyên nhân do dây thần kinh bị phá hủy, các thông tin truyền từ mắt về não bị hạn chế. Khi mắc bệnh này, thị lực bệnh nhân sẽ thuyên giảm, mắt bị đau khi vận động, khả năng nhìn sự vật sẽ kém dần nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời
  • Phối huyệt Can Du + huyệt Phong Trí + huyệt Kiện Minh + huyệt Kiện Minh 5 + Huyệt Phong Trì + huyệt Thận Du + huyệt Tỳ Du: Các huyệt này có công dụng chữa chứng võng mạc bị biến tính. Trường hợp này có thể gây đục thủy tinh thể, mờ mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa

Theo Châm Cứu Học Giản Biên

Chữa thần kinh thị giác bị suy yếu, mắt mỏi nhức lâu ngày với cách phối hợp: huyệt Can Du + huyệt Hợp Cốc + huyệt Phong Trí + huyệt Tình Minh + huyệt Thận Du + huyệt Thái Xung.

Cần lưu ý gì khi thực hiện?
Cần lưu ý gì khi thực hiện?

Các lưu ý khi bấm huyệt, châm cứu huyệt Thừa Khấp

Khi bấm huyệt hay châm cứu bất kỳ huyệt nào cũng phải cẩn cẩn thận, nhất là khi có sử dụng kim. Châm sai một bước sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Bạn cần lưu tâm những điều sau đây:

  • Không châm cứu vào vùng nhãn cầu hay vùng dưới mi
  • Sau khi rút kim sẽ để lại máu, dùng bông chấm vào vị trí đó, giữ tầm 1 đến 2 phút để cầm mút
  • Khi vùng huyệt chảy máu, vùng dưới mắt sẽ có vệt tím xanh. Vệt này sẽ tồn tại 5 đến 7 ngày nên bạn không quá lo lắng
  • Vài trường hợp châm cứu huyệt Diêm Liêu sẽ có tình trạng mắt mờ, ngộ trâm, hơi choáng. Chỉ cần châm thêm huyệt Nội Đình 0,2 đến 0,3 thốn sẽ khỏi. Huyệt Nội Đình có công dụng giải cứu, chấm dứt ngay lập tức chứng chóng mặt, mờ mắt
  • Khi châm huyệt Thừa Khấp, nếu mắt không cử động được có thể dùng mồi ngải nhỏ châm huyệt Thính Cung

Nếu bạn đang tìm các loại huyệt đạo có thể chữa bệnh lý liên quan đến mắt thì không thể bỏ quan huyệt Thừa Khấp. Huyệt này ở ngay dưới mắt, rất dễ xác định. Tuy nhiên, vì vị trí khá gần mắt nên khi bấm huyệt hay châm cứu cần phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ để tránh những tổn thương không mong muốn.

Tin liên quan:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh