Huyệt Tử Cung: Vị Trí, Công Dụng Và Lưu Ý Khi Day Bấm

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Giang

Huyệt Tử cung thuộc vào hệ thống huyệt đạo của cơ thể, trong Y học cổ truyền có tác dụng giúp điều trị một số triệu chứng như suyễn, đau tức ngực, nôn mửa. Tuy nhiên, khá nhiều người nhầm lẫn huyệt vị này dùng để điều trị bệnh lý ở tử cung nữ giới. Vậy vị trí và công dụng thực tế của huyệt đạo này là như thế nào?

Huyệt Tử cung là gì? Vị trí và tác dụng ra sao?

Tên gọi huyệt Tử cung được giải thích trong các sách y học cổ truyền như sau: “Tử cung” nghĩa là “tử cấm cung”, tức là nơi ngồi của Thiên đế. Huyệt đạo này có vị trí tương ứng với tạng Tâm, mà tạng Tâm là quân chủ, ý chỉ nơi Tâm thần cư cụ.

Tử cung là huyệt đạo thuộc Giáp Ất kinh. Đây là huyệt đạo thứ 19 của mạch Nhâm. Vị trí huyệt tử cung được xác định nằm ở điểm giao nhau giữa đường dọc theo xương ức và đường đi ngang qua giữa 2 khớp ức sườn thứ 4. Còn theo giải phẫu học thì huyệt đạo này nằm dưới da ở vùng tiết đoạn thần kinh D2.

Huyệt Tử cung có công dụng lý khí, khoan hung, lợi hầu, chỉ khái. Bấm huyệt vị này giúp điều trị các chứng đau tức ngực, suyễn, nôn mửa. Ngoài ra có thể châm cứu tại huyệt Tử cung bằng cách châm luồn phần kim dưới da sâu khoảng 0.3 đến 1 thốn. Cứu từ 5 – 15 phút.

Huyệt Tử cung thuộc giáp Ất Kinh trên cơ thể
Huyệt Tử cung thuộc giáp Ất Kinh trên cơ thể

Bên cạnh đó, có thể phối hợp bấm huyệt Tử cung với một số huyệt đạo khác để điều trị như:

  • Kết hợp với huyệt Đại khê, huyệt Ngọc đường để trị ho suyễn, stress, tâm phiền.
  • Kết hợp với huyệt Dũng tuyền và huyệt Trung đình để trị chứng biếng ăn.
  • Kết hợp với huyệt Đởm du với huyệt Trung đình để trị chứng ăn nuốt không trôi.

Lưu ý: Huyệt đạo này nằm ở vị trí xương ức, cần thận trọng nếu điều trị cho trẻ em. Vì trẻ nhỏ có phần xương ức rất mềm.

Huyệt Tử cung có dùng để trị bệnh liên quan đến tử cung không?

Do tên gọi nên khá nhiều người nhầm tưởng rằng huyệt Tử cung dùng để chữa các bệnh về tử cung của phụ nữ. Tuy nhiên, trên thực tế, huyệt đạo này không có tác dụng điều trị bệnh về đường sinh sản. Huyệt đạo Tử cung được xác định giúp chủ trị các chứng bệnh đau tức ngực, suyễn và nôn mửa.

Với các bệnh về sinh sản của phụ nữ cần điều trị vào các huyệt vị khác có tác dụng tốt cho tử cung như:

  • Huyệt Hạ phúc, huyệt Thận điểm: Là huyệt đạo nằm ở vị trí vùng giữa và nằm phía trên phần xương nối liền với ngón tay trỏ. Hai huyệt đạo này tác động trực diện lên thận và cơ quan sinh dục nữ.
  • Huyệt Tiểu ngư tế và huyệt Ngư thế: Có vị trí nằm ở phần cuối của đường chỉ tay giữa và nối đến gần rìa lòng bàn tay.
  • Huyệt Thiếu xung: Có vị trí ở dưới móng tay của ngón út. Huyệt đạo này giúp hỗ trợ điều trị chứng vô sinh ở phụ nữ.
  • Huyệt Tiểu cốt không: Nằm bên dưới của huyệt thiếu xung có tác động tới cơ quan sinh sản của chị em.
  • Huyệt Dương trì, Thái duyên, huyệt Thần môn, Đại lăng, huyệt Thương dương, Hậu khê, huyệt Trung tuyền: Là những huyệt đạo sẽ giúp tăng khoái cảm tình dục, nhờ đó tăng khả năng thụ thai.
  • Huyệt Hội âm: Huyệt vị này ở phụ nữ giúp trị chứng rối loạn kinh nguyệt và viêm nhiễm âm đạo.
Tác động vào các huyệt tốt cho tử cung để điều trị các bệnh về sinh sản
Tác động vào các huyệt tốt cho tử cung để điều trị các bệnh về sinh sản

Những lưu ý khi bấm huyệt Tử cung

Với bất cứ huyệt đạo nào, khi áp dụng phương pháp bấm huyệt để chữa bệnh cũng cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Bệnh nhân cần tới thăm khám với bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ y học cổ truyền để xác định rõ ràng tình trạng bệnh, các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Tại đây các bác sĩ cũng sẽ đưa ra chẩn đoán và tư vấn có nên áp dụng phương pháp bấm huyệt để chữa bệnh hay không.
  • Trước khi tới bấm huyệt, người bệnh không nên ăn uống quá nhiều, ăn quá no bụng hoặc để bụng quá đói. Không nên sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê trước thời gian bấm huyệt 6 – 8 tiếng. Chỉ nên ăn nhẹ trước khi bắt đầu khoảng 30 phút.
  • Bệnh nhân không nên tự mình bấm huyệt hoặc nhờ người thân bấm huyệt tại nhà. Bởi nếu không có kỹ thuật đúng và hiểu biết sâu sắc về hệ thống huyệt đạo, có thể dẫn tới bấm sai vị trí hoặc động tác, dẫn đến chấn thương, biến chứng nguy hiểm. 
  • Nên chọn cơ sở bấm huyệt có kinh nghiệm và uy tín. Bác sĩ bấm huyệt là người được đào tạo sâu về chuyên môn.
  • Người bệnh khi mới tới cơ sở bấm huyệt không nên thực hiện điều trị ngay. Cần nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút để ổn định hơi thở, khí huyết rồi mới tiến hành.
  • Một liệu trình bấm huyệt thông thường kéo dài 10 – 15 buổi. Nếu thực hiện ít hơn số buổi được chỉ định sẽ không đảm bảo hiệu quả tối đa. Ngược lại quá lạm dụng và bấm huyệt liên tục cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Giữa các lần bấm huyệt cần có quãng thời gian nghỉ phù hợp.

Huyệt Tử cung có công dụng điều trị các chứng bệnh thường gặp. Nếu được bấm huyệt hoặc châm cứu đúng kỹ thuật sẽ giúp hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên lạm dụng hoặc tự ý điều trị trên huyệt đạo để tránh các nguy cơ biến chứng.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh