Huyệt Ty Trúc Không là gì? Chữa được bệnh gì khi châm cứu?

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: Hải Yến

Huyệt Ty trúc không là một trong những huyệt đạo quan trọng trong cơ thể của con người và nó có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý. Tìm hiểu cụ thể vị trí, tác dụng cũng như cách châm cứu, phối hợp huyệt trong bài viết dưới đây.

Huyệt Ty trúc không là gì?

huyệt ty trúc không
Giải đáp về huyệt vị Cư Liêu

Huyệt nằm ở chỗ lõm phía ngoài của lông mày nên có tên gọi là Ty trúc không với “Ty trúc” nghĩa là lông mày, “Không” nghĩa là lỗ hổng (Theo Trung Y Cương Mục)

Huyệt vị Ty trúc không còn có tên gọi khác là Cư Liêu, Mục Liêu, Mục Giao và My Sảo. Có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh với đặc tính là huyệt thứ 23 của kinh Tam Tiêu, huyệt có những mạch đạo phụ chạy đến huyệt Đồng Tử Liêu.

Tác dụng của huyệt là gì?

Huyệt này có xuất xứ Giáp Ất Kinh, là huyệt thứ 23 với nhiều mạch phụ, mỗi mạch có vai trò riêng kết nối thẳng đến Đồng Tử Liêu (Theo kinh Tam Tiêu).

Khi thực hiện bấm huyệt, châm cứu huyệt chính xác sẽ có tác dụng chữa các bệnh lý như tiết nhiệt, tán phong, chỉ thống, thanh hỏa,…
Bấm huyệt hoặc châm cứu huyệt Ty Trúc Không có công dụng điều hóa khó huyết, thông điều khí cơ Tam Tiêu, giảm áp lực lên não và giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó giúp người bệnh an giấc, cải thiện giấc ngủ, khắc phục tình trạng ngáy khi ngủ.

huyệt ty trúc không
Công dụng và hướng dẫn cách châm cứu

Tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh của bệnh nhân mà phương pháp bấm huyệt hoặc châm cứu sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất của nó. Người bệnh nên đến trực tiếp các cơ sở Đông Y uy tín để được thăm khám và tư vấn từ thuốc thầy thuốc chuyên môn. Tuyệt đối không được tự ý bấm huyệt, châm cứu vì sẽ khiến tình trạng càng thêm trầm trọng nếu tác động không đúng vị trí hoặc sai cách.

Hướng dẫn cách châm cứu huyệt Ty Trúc Không trị đau nửa đầu

Đau nửa đầu là tình trạng khá phổ biến ở mọi đối tượng. Mặc dù các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không tiến hành chữa trị sẽ gây hưởng rất nhiều đến công việc, sinh hoạt và việc học tập hằng ngày

Các cơn đau thường xảy ra ở nửa đầu bên phải, trái, trước trán và sau gáy. Đi kèm với đó là các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, sợ tiếng ồn,… Người bệnh có thể sẽ đau từ vài giờ đến vài ngày tùy vào cơ địa và tình trạng của mỗi người.

Bệnh khá dễ tái phát, nếu không chữa trị triệt để các cơn đau sẽ lại xuất hiện với những biến chứng khác chỉ sau khoảng một tháng. Tình hình lặp đi lặp lại như vậy sẽ gây giảm sút thị giác đáng kể.

Phương pháp châm cứu huyệt Ty Trúc Không có thể đem lại hiệu quả khi điề trị bệnh lý này. Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị dụng cụ để châm cứu đã khử khuẩn và vệ sinh sạch sẽ
  • Bệnh nhân nằm tư thế thoải mái trên giường hoặc ghế
  • Thả lòng toàn bộ cơ thể, không áp lực, căng thẳng
  • Châm kim thẳng đến huyệt Ty Trúc Không khoảng 0,5 – 1 thốn
  • Châm kim xiên huyệt Suất Cốc và giữ kim tại đó khoảng 30 phút
  • Sau 30 phút rút kim ra, tình trạng đau sẽ thuyên giảm rõ rệt
  • Lưu ý: Không run tay khi châm kim vì nếu lệch vị trí sẽ ảnh hưởng đến các huyệt vị khác
Huyệt Ty Trúc Không chữa được cận thị không?
Huyệt Ty Trúc Không chữa được cận thị không?

Bấm huyệt để chữa cận thị

Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên tình trạng cận thị xảy ra khá phổ biến. Có thể dùng thuốc, đeo kính, phẫu thuật và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày để chữa cận thị. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp với phương pháp bấm huyệt tận dụng huyệt Ty Trúc Không để cải thiện tình trạng. Bấm huyệt này sẽ giúp đả thông kinh lạc, giúp mắt thư giãn, tăng khả năng điều tiết

Thao tác bấm huyệt như sau:

  • Dùng hai ngón giữa và hai ngón trỏ xoa theo chiều từ đầu đến cuối chân mày. Vòng tay xuống gò má, qua gốc mũi rồi di chuyển người về phía cung lông mày
  • Xoa khu vực quanh hốc mắt nhỏ với ngón giữa và trỏ từ đầu đến cuối lông mày, vòng qua bờ mai qua cung lông máy đến gốc mũi. Thực hiện 10 lần rồi di chuyển ngược lại 10 lần
  • Miết từ đầu dưới của lông mày đến đuôi mắt bằng hai ngón cái, thực hiện 10 lần. Sau đó đặt hai ngón cái tại khóe mắt bắt đầu miết từ bờ mi đến đuôi mắt, thực hiện 10 lần
  • Xoa theo chuyển động tròn quanh mắt 10 lần rồi đảo ngược 10 lần để mắt thư giãn
  • Khuyến khích dùng đầu ngón cái hoặc trỏ để day bấm huyệt. Khi xác định được chính xác vị trí của huyệt, tang dần lực đến khi người bệnh cảm thấy hơi nhức và căng tức. Thực hiện khoảng 30 giẩy rồi đảo ngược lại 30 giây, tình trạng sẽ thuyên giảm
  • Thực hiện xoa, miết như lúc đầu để thử giãn hốc mắt. Mỗi động tác thực hiện 5 lần thay vì 10 lần.

Huyệt vị ty trúc không có thể phối hợp để chữa bệnh gì?

huyệt ty trúc không
Huyệt này có thể chữa những bệnh lý gì?

Phối hợp châm huyệt này với một số huyệt sau đây để cải thiện triệu chứng nhiều bệnh lý:

  • Huyệt Hợp cốc (Đtr.4) + huyệt Phong trì (Đ.20): chữa trị đầu đau, thiên chính đầu phong (Châm Cứu Đại Thành)
  • Huyệt Toàn trúc (Bp.2): chữa trị mắt bị sưng đỏ (Thắng Ngọc Ca)
  • Châm huyệt đến thấu Suất cốc (Đ.8): chữa trị chứng đau nửa đầu (Ngọc Long Ca)
  • Huyệt Toàn trúc (Bq.2) + huyệt Thái dương: chữa trị mắt đau, sưng đỏ (Thẩm Thị Dao Hàm)
  • Huyệt Trung chử (Ttu.3) + huyệt Phong trì (Đ.20): chữa trị chứng đau nửa đầu (Châm Cứu Học Thượng Hải)
  • Huyệt Toàn trúc (Bq.2) + huyệt Địa thương (Vi.4) + huyệt Tứ bạch (Vi.2): chữa trị liệt mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải)
  • Huyệt Hợp cốc (Đtr.4) + huyệt Bá hội (Đc.20) + huyệt Nhân trung (Đc.26): chữa trị động kinh (Châm Cứu Học Giản Biên)
  • Huyệt Phong trì (Đ.20) + huyệt Hợp cốc (Đtr.4) + huyệt Tinh minh (Bq.1) + huyệt Thái dương + huyệt Toàn trúc (Bq.2): chữa trị mắt đau và sưng đỏ (Châm Cứu Học Giản Biên)

Trên đây là những thông tin về huyệt Ty trúc không mà bạn đọc cần nắm trước khi tiến hành châm cứu để chữa bệnh. Để đạt kết quả cao trong trị liệu, bạn nên lựa chọn những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín với đội ngũ y bác sĩ và các chuyên gia có chuyên môn cao trong lĩnh vực châm cứu.

Đừng bỏ lỡ:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh