Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Thu Hà

Căn bệnh Liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ em gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và nếu không điều trị kịp thời thì rất dễ gây nguy hiểm tính mạng. Trong bài viết này, hãy cùng Đông Phương Y Pháp tìm hiểu chi tiết hơn về trường hợp liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ em.

Trẻ em có bị liệt dây thần kinh số 7 không?

Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng tổn thương dây thần kinh mặt, khiến cho người bệnh bị mất vận động một phần hoặc hoàn toàn cơ của nửa mặt. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không ngoại trừ ở trẻ nhỏ. Biểu hiện thường thấy nhất của bệnh lý đó là méo miệng và liệt nửa mặt.

Liệt dây thần kinh số 7 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em
Liệt dây thần kinh số 7 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em

Trên thực tế, căn bệnh liệt dây thần kinh số 7 không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu để lâu dài sẽ xuất hiện những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và khiến trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc ăn uống.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ nhỏ, trong số đó phổ biến nhất là những nguyên nhân như sau:

  • Do nhiễm lạnh (phong hàn): Theo các cuộc khảo sát, nguyên nhân chiếm tới 75% trường hợp mắc bệnh ở trẻ nhỏ là nhiễm lạnh. Đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng, cha mẹ thường xuyên có thói quen sử dụng điều hòa hay quạt hơi nước,… thổi gió thẳng trực tiếp vào trẻ nhỏ. Cơ thể của trẻ nhiễm lạnh sẽ gây nên tình trạng tắc nghẽn dây thần kinh mặt và sinh ra liệt.
  • Zona tai: Đây là một bệnh lý cấp tính, xuất hiện do virus hướng thần kinh phạm vào hạch gối, gây ra liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ. Đặc điểm sớm và thường thấy nhất khi khởi phát bệnh là phát ban đỏ, mụn nước mọc xung quanh vành tai, thậm chí là lan cả vào mặt.
  • Do di truyền: Cũng có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cha mẹ, ông bà đã có tiền sử mắc bệnh, thì khả năng trẻ gặp trường hợp liệt dây thần kinh số 7 là hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Ảnh hưởng của viêm tai giữa: Viêm tai giữa là căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, có 2 loại chính là viêm tai có mủ và không mủ. Bệnh lý này nếu không điều trị kịp thời thì sẽ gây biến chứng ảnh hưởng đến chức năng của tai và nặng hơn là liệt dây thần kinh số 7.
Viêm tai giữa là nguyên nhân chính dẫn đến liệt dây thần kinh số 7
Viêm tai giữa là nguyên nhân chính dẫn đến liệt dây thần kinh số 7

Dấu hiệu nhận biết liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ em

Khi bị liệt dây thần kinh số 7 ở mức độ nhẹ sẽ rất khó để phát hiện ra nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Các dấu hiệu bệnh sẽ thường xuất hiện một cách rất đột ngột, trong vài ngày hoặc thậm chí là vài giờ trước khi phát bệnh. Thông thường, những triệu chứng này sẽ chỉ xuất hiện ở 1 bên mặt:

  • Co giật mắt, mắt nhắm không kín hoặc thậm chí là không nhắm được, kể cả khi ngủ.
  • Mặt xệ xuống và hơi cứng, phần miệng bị lệch sang 1 bên.
  • Khó nói và khó ăn uống.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Đau tai, đau quai hàm.
  • Một bên tai khó nghe và nặng hơn là không thể nghe.
  • Miệng bị khô, nước mắt tiết ra nhiều hơn.
  • Vị giác bị mất,…

Khi nhận thấy trẻ nhỏ xuất hiện một trong những dấu hiệu bên trên, cha mẹ hãy ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám sớm nhất. Cách để chẩn đoán chính xác căn bệnh này đó là phải tiến hành kiểm tra dây thần kinh mặt của trẻ bằng một số xét nghiệm, ví dụ như chụp CT, chụp MRI hoặc đo điện cơ.

Những cách điều trị liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ em hiệu quả

Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ em mà bác sĩ sẽ đề nghị những cách điều trị hợp lý nhất. Tuy nhiên, một số cách chữa liệt dây thần kinh số 7 phổ biến nhất sẽ là:

Sử dụng vật lý trị liệu là cách đơn giản để chữa liệt dây thần kinh số 7
Sử dụng vật lý trị liệu là cách đơn giản để chữa liệt dây thần kinh số 7
  • Sử dụng thuốc: Một số thuốc được ứng dụng để điều trị liệt dây thần kinh số 7 là thuốc kháng virus, thuốc steroid giúp giảm viêm cho mặt, một số loại thuốc nhỏ mắt để giữ mắt không bị khô,…
  • Vật lý trị liệu: Sử dụng vật lý trị liệu giúp kích thích các dây thần kinh mặt và cơ, như châm cứu, kích thích điện chức năng, giúp cơ thư giãn.
  • Phản hồi sinh học: sử dụng suy nghĩ để kiểm soát và điều chỉnh cơ mặt.
  • Liệu pháp vitamin: Bổ sung vào cơ thể các loại vitamin có ích, giúp cơ thể nâng cao được đề kháng và hệ miễn dịch, ngăn ngừa virus tấn công. Các loại vitamin cần bổ sung nhất khi bị liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ em là vitamin B12, B6 và kẽm.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này sẽ rất ít được sử dụng khi điều trị liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ em bởi tiềm tàng nhiều rủi ro như gây tổn thương dây thần kinh mặt và mất thính giác vĩnh viễn.

Thông thường, các triệu chứng bệnh ở trẻ sẽ thuyên giảm sau một vài tuần điều trị và khoảng từ 2-6 tháng sẽ phục hồi lại được hoàn toàn.

Biện pháp phòng tránh liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ

Phòng chống bệnh từ sớm là cách giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và giảm cho trẻ sự khó chịu về thể chất, cũng như tránh những ảnh hưởng về tinh thần. Một vài cách cha mẹ cần lưu ý để phòng tránh bệnh cho trẻ:

Giữ ấm cơ thể cho trẻ là cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Giữ ấm cơ thể cho trẻ là cách phòng tránh bệnh hiệu quả
  • Giữ ấm cho cơ thể, tránh cho trẻ tiếp xúc đột ngột với khí lạnh: Việc giữ ấm cho cơ thể sẽ giúp hệ thống thần kinh được duy trì ở trạng thái ổn định nhất, tránh cho khí lạnh xâm nhập làm co thắt mạch máu – nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép và liệt dây thần kinh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất cho trẻ: Việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ và toàn diện qua đường ăn uống hàng ngày sẽ giúp trẻ có một cơ thể mạnh khỏe, đề kháng tốt để chống lại các bệnh tật. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại trái cây, rau xanh, nước ép cam, nước chanh,…
  • Khuyến khích, động viên trẻ tập luyện các bài thể dục nhẹ: Rèn luyện thân thể là cách giúp ngăn ngừa liệt dây thần kinh số 7 hiệu quả nhất. Cha mẹ có thể động viên trẻ nhỏ tập luyện những bài tập vừa sức và duy trì tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe nói chung.

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến bệnh lý liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ em mà cha mẹ cần phải biết. Đông Phương Y Pháp mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ.

Xem Thêm: Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Bao Lâu Thì Khỏi? Điều Trị Thế Nào?

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

25/04

hôm nay

26/04

Ngày mai

27/04

Ngày kìa

+

Khác