Liệt Dây Thần Kinh Số 7

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Liệt dây thần kinh số 7 (Liệt Bell) gồm Liệt dây thần kinh số 7 trung ương và ngoại biên, biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh là liệt mặt và méo miệng. Bệnh làm giảm khả năng giao tiếp và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tham khảo ngay bài viết để có cái nhìn đúng về bệnh và biết cách chữa sớm phục hồi.

Liệt dây thần kinh số 7 là gì?

Dây thần kinh số 7 (trung ương, ngoại biên) là một dây thần kinh hỗn hợp, có các chức năng chính liên quan đến vị giác, cảm giác và vận động (các cơ bám da mặt và cổ). 

Liệt dây thần kinh 7 là bệnh phổ biến
Liệt dây thần kinh 7 là bệnh phổ biến

Khi viêm dây thần kinh số 7 hoặc bị chèn ép sẽ gây ra tình trạng liệt dây thần kinh số 7. 

  • Bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên: một nửa mặt cùng bên sẽ bị liệt một hoặc toàn phần, tùy mức độ nặng nhẹ của mỗi bệnh nhân. Đồng thời, chức năng bài tiết của tuyến lệ, các tuyến nước bọt, tuyến nhầy niêm mạc miệng, vị giác 2/3 trước lưỡi… sẽ bị ảnh hưởng.
  • Bị liệt dây thần kinh số 7 trung ương: Có triệu chứng khá tương đồng với ngoại biên, tuy nhiên bệnh nhân nhóm này có thể bị méo mồm, liệt chân tay, thậm chí là đột quỵ/ tai biến nên di chứng nặng nề hơn.

Nguyên nhân gây liệt dây 7 nhiều bệnh nhân mắc phải

Thực tế, liệt dây thần kinh số 7 là bệnh lý phổ biến, có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu và cuộc khảo sát chỉ ra rằng, có đến 3/4 bệnh nhân bị Liệt dây thần kinh số 7 là do cơ thể bị NHIỄM LẠNH ĐỘT NGỘT. Đặc biệt là thời điểm ban đêm, mùa đông cũng tăng nguy cơ bị bệnh. 

Nguyên nhân chính dẫn đến liệt 7
Nguyên nhân chính dẫn đến liệt 7

Với 1/4 trường hợp bệnh nhân còn lại, bị liệt mặt trung ương, liệt mặt ngoại biên là do:

  • Di chứng sau khi bị chấn thương sọ não ở khu vực xung quanh thái dương và xương chũm…
  • Bị bệnh viêm tai mũi họng kéo dài nhưng không được chữa trị đúng cách. 
  • Biến chứng từ các bệnh lý ở nền sọ như u vòm họng, u dây thần kinh số 7, tụ máu nền sọ…

Ngoài ra, theo thống kê có không ít trường hợp bệnh nhân bị Liệt dây thần kinh số 7 có bệnh lý nền là đái tháo đường, viêm quanh động mạch và bệnh huyết áp hay xơ vữa động mạch… Đây cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh liệt dây thần kinh số VII.

Đối tượng có nguy cơ bị Liệt dây thần kinh số 7 cao

So với người bình thường, một số đối tượng dưới đây sẽ dễ bị liệt mặt ngoại biên (liệt Bell) và liệt mặt trung ương nhiều hơn, đó là:

  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc yếu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, hoặc dễ mắc các chứng bệnh gây biến chứng Liệt dây thần kinh số 7.
  • Phụ nữ đang trong thai kỳ, cơ thể có nhiều thay đổi, đặc biệt là về nội tiết tố, hoocmon nên cũng dễ bị bệnh.
  • Người lười vận động, cơ thể không có đề kháng tốt, yếu ớt và dễ bị bệnh.
  • Người thức khuya, đi sớm về khuya thường xuyên, dễ bị nhiễm lạnh, trúng gió độc.
  • Thường xuyên sử dụng các thực phẩm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm suy yếu sức đề kháng, đặc biệt là các thực phẩm chứa chất kích thích, uống rượu bia.

Vậy nên, ngoài việc luôn giữ ấm cho cơ thể, mọi người cũng nên xây dựng lối sống cũng như thói quen sinh hoạt lành mạnh và chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng.

Triệu chứng liệt dây thần kinh số 7 – 90% bệnh nhân gặp phải

Tùy từng nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ mà mỗi bệnh nhân sẽ gặp phải những biểu hiện khác nhau, điển hình là các vấn đề như:

Triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7
Triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7
  • Mặt xệ hoặc cứng (tê liệt) bất thường, miệng bị méo sang một bên.
  • Một bên mắt (bên liệt) không nhắm kín được ( hay còn gọi là dấu hiệu charles bell).
  • Khó nuốt kể cả nước, khi uống có thể sẽ bị trào ra ngoài và thức ăn bị đọng lại.
  • Mặt tê và cơ mặt (bên bị liệt) yếu hẳn đi.
  • Đau nhức đầu, trong tai cũng có cảm giác khó chịu
  • Vị giác bị kém, thậm chí có bệnh nhân bị mất vị giác 2/3 trước lưỡi.
  • Khó cười nói, khó huýt sáo, khó thổi lửa.
  • Nước mắt, nước miếng (dãi) tiết ra nhiều hơn bình thường.

Nếu cơ thể bạn hoặc người quen biết đang gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng kể trên thì rất có thể đó chính là dấu hiệu của bệnh bệnh liệt dây thần kinh số 7. Hãy nhanh chóng liên hệ bác sĩ và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý cũng như điều trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán bệnh thường được bác sĩ chỉ định thực hiện

Để có hướng điều trị đúng và đủ, bác sĩ cân chẩn đoán bệnh, xác định nguyên nhân gây bệnh một cách chuẩn xác nhất. Vậy nên, ngoài khám kiểm tra lâm sàng, bác sẽ chỉ định thực hiện một số biện pháp chẩn đoán như:

  • Kiểm tra mức độ nước mắt, nước miếng tiết ra có bất thường không.
  • Nghiên cứu phản xạ xương bàn đạp để loại trừ nguyên nhân gây bệnh.
  • Test điện: Giúp bác sĩ dễ dàng phân biệt các loại tổn thương do bệnh gây ra.
  • Thực hiện một số xét nghiệm (tùy chỉ định): Công thức máu, chỉ số đường máu, mức độ máu lắng….
  • Chẩn đoán hình ảnh (tùy vào bác sĩ chỉ định): Chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ… 

Ngoài ra, nếu kết quả test dương tính (thương tổn tại chỗ thoát ra của dây thừng nhĩ), bệnh nhân sẽ test cả điện vị giác và tình trạng tiết nước bọt).

Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không? Chữa khỏi không?

Đây là bệnh lý không trực tiếp gây nguy hiểm tính mạng bệnh nhân, tuy nhiên lại có đặc điểm là sẽ tái phát nhiều lần nếu bệnh nhân không điều trị bệnh dứt điểm.

Không chỉ vậy, khi bệnh nhân bỏ qua dấu hiệu khởi phát của bệnh, để tình trạng đó kéo dài và không xử lý, thì rất có thể người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh trở nặng, gây ra các di chứng, biến chứng nặng nề:

  • Các bệnh về mắt: viêm giác/ kết mạc, loét giác mạc, lộn mí,…
  • Mép bị kéo khi nhắm mắt…. hoặc các chứng động vận khác
  • Nửa mặt sau liệt mặt bị co thắt
  • Hội chứng nước mắt cá sấu (là tình trạng chảy nước mắt khi ăn).

Cách điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7

Vốn là bệnh lý phổ biến, liệt dây thần kinh số 7 cũng thuộc nhóm có nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau, bệnh nhân sẽ lựa chọn cách phù hợp với chứng trạng của mình. Hiện nay, có một số biện pháp phổ biến bạn có thể tham khảo như:

Điều trị theo Tây y

Trong Tây y, bệnh nhân sẽ được điều trị theo hai phương pháp, đó là:

Sử dụng thuốc Tây chữa Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, trung ương

Trước khi lựa chọn thuốc để sử dụng, bệnh nhân nên tham vấn ý kiến chuyên gia để dùng loại phù hợp với chứng trạng của mình. Đồng thời tuân thủ theo đúng chỉ định bác sĩ để không gặp phải những tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Sử dụng thuốc Tây trị liệt 7
Sử dụng thuốc Tây trị Liệt dây thần kinh số 7

Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được sử dụng hiện nay:

  • Thuốc chống viêm: Thuốc Acetyl salicylic (aspirin), thuốc betamethason và thuốc dexamethason…
  • Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh: thuốc galatamin, thuốc Galatamin…
  • Thuốc có tác dụng giãn mạch: thuốc vinpocetine…

Trường hợp bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 kèm chứng đau vùng sau tai, rối loạn cảm giác vùng mặt… hoặc nhiễm virus thì nên sử dụng thêm sẽ được chỉ định sử dụng thêm thuốc chống virus.

Phẫu thuật để trị chứng đau dây thần kinh số 7

Đối với bệnh nhân điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc đã bị biến chứng ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. 

Cụ thể hơn, có thể nối viễn đoạn dây thần kinh số 7 bên thương tổn bằng một số phương pháp:

  • Nối ghép vào dây thần kinh 11: tách đôi dây thần kinh 11, bỏ đi một nửa, rồi tiến hành nối ghép với phần đầu ngoại vi của dây 7 bị liệt. Hoặc phẫu thuật nối ghép dây 9 với dây 7 bằng cách làm tương tự.
  • Nối ghép phần đầu ngoại vi của dây 7 bị liệt với đầu trung tâm của phần dây 7 ở bên lành. 

Quá trình thực hiện phẫu thuật có thể gây ra những sai sót, tai nạn và cần nhiều thời gian phục hồi nên cách này chỉ phù hợp với bệnh nhân bị liệt dây thần kinh 7 ở giai đoạn nặng.

Chữa bằng bài thuốc Đông y

Mỗi nguyên nhân sẽ có hướng điều trị khác nhau, dưới đây sẽ là một số bài thuốc tốt cho bệnh nhân bị Liệt dây thần kinh số 7 tương ứng với từng tác nhân gây bệnh.

Do trúng phong hàn

  • Triệu chứng thường thấy: tình trạng miệng méo, ăn uống khó khăn, uống nước không nuốt vào được và nhai cơm đọng lại ở má bên liệt, rãnh mũi má mất…
  • Bài thuốc: Khương hoạt – Bạch truật – Phòng phong – Bạch linh – Độc hoạt – Bạch chỉ – Xuyên khung – Tần giao – Đương quy – Bạch thược mỗi vị 8g, Thục địa: 12g và Cam thảo: 6g
  • Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang thuốc

Do trúng phong nhiệt ở kinh lạc

  • Triệu chứng thường thấy: Sốt, đại tiện táo, sợ gió, chất lưỡi đỏ, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng và mạch phù sác.
  • Bài thuốc: Kim ngân hoa – Bồ công anh mỗi vị 16g, Thổ phục linh – Xuyên khung – Ké đầu ngựa – Ngưu tất – Đan sâm mỗi vị 12g
  • Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang thuốc

Do ứ huyết

  • Triệu chứng thường thấy: Tương tự do trúng phong hàn.
  • Bài thuốc: 
  • Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang thuốc

Do can hỏa

  • Triệu chứng thường thấy: Tương tự do trúng phong hàn.
  • Bài thuốc: Đam sâm – Xuyên khung – Ngưu tất mỗi vị 12g, Tô mộ: 8g, Chỉ xác – Trần bì mỗi vị 6g rồi, Hương phụ – Uất kim: 8g
  • Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang thuốc

Bài thuốc tổng hợp:

  • Bài thuốc: Câu đằng – Bạch thược – Mẫu lệ – Cúc hoa – Hà thủ ô – Long cốt – 15g, Thuyền thoái – Nam tinh – Cương tàm mỗi vi 14g, Toàn yết: 8g, Trân châu – Kê huyết đằng mỗi vị 20g, Tang ký sinh – Hạ khô thảo 12g, Thiên trúc hoàng: 5g
  • Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang thuốc

Lưu ý trước khi sử dụng cần tham vấn ý kiến chuyên gia và nên đi sửa đèn để đảm bảo an toàn khi lái xe, tránh tự ý mua về sử dụng, vi rất dễ mua phải hàng kém chất lượng..

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng vật lý trị liệu

Thay vì lựa chọn thuốc Tây bệnh nhân hiện nay đang có xu hướng tìm đến các liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc, an toàn và lành tính hơn, phù hợp với nhiều bệnh nhân. Đến nay, các liệu pháp đã phần nào được cải tiến kỹ thuật, giúp nâng cao hiệu quả lên nhiều lần so với trước kia.

Châm cứu chữa mặt lệch mang lại hiệu quả điều trị cao
Châm cứu chữa mặt lệch, méo miệng do Liệt dây thần kinh số 7

Tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Hồng ngoại, điện phân: Tăng cường lưu thông máu, tuần hoàn dinh dưỡng đồng thời cải thiện triệu chứng co cứng cơ mặt.
  • Xoa bóp – điện xung: Tăng trương vận động các cơ khớp, từ đó phục hồi cho cơ mặt bị liệt/ teo.
  • Châm cứu – bấm huyệt: Cải thiện triệu chứng liệt mặt, méo miệng do Liệt dây thần kinh số 7 gây ra.
  • … Và một số liệu pháp kết hợp chữa bệnh không dùng thuốc khác như: Điếu ngải, thủy châm và điện châm

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết hợp một số liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc như: các bài vận động chuyên biệt (Nhắm mở mắt, súc miệng hơi,cười nhếch miệng, mỉm môi, tập huýt sáo thổi lửa, tập phát âm B, P, U, I, A…); cải thiện chế độ ăn uống để bổ sung các dưỡng chất còn thiếu…

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần phải có phác đồ điều trị phù hợp với chứng trạng từ chuyên gia. Bởi chỉ khi tác động đúng, đủ và kịp thời mới mang lại hiệu quả cao nhất. Hiện nay, không phải đơn vị nào cũng có thể đáp ứng được những điều đó.

Nếu bạn có biểu hiện bị liệt dây thần kinh số 7 hay bất cứ vấn đề nào về sức khỏe có thể liên hệ trực tiếp đến Trung tâm theo số điện thoại Hotline để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất.

Xem Thêm: Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Bao Lâu Thì Khỏi? Điều Trị Thế Nào?

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận