Liệt Mặt Trung Ương

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Thu Hà

Liệt mặt trung ương là bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Mặc dù có thể điều trị nhưng nếu không được phát hiện sớm sẽ để lại nhiều di chứng nặng, ảnh hưởng đến ngoại hình và sức khỏe trong tương lai. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Điều trị bằng cách nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về liệt dây thần kinh số 7 trung ương!

Liệt mặt trung ương là gì? 

Liệt mặt trung ương là tình trạng liệt 1/4 dưới của mặt do vùng bán cầu đại não bị tổn thương, có thể đi kèm liệt nửa người cùng bên. Bệnh lý này có thể khỏi hoặc để lại di chứng nếu không được điều trị kịp thời nhưng không tiến triển thành co cứng các cơ ở nửa mặt bên liệt. 

Liệt mặt trung ương là gì?
Liệt mặt trung ương là gì?

Triệu chứng của liệt mặt trung ương

Bệnh nhân bị liệt mặt trung ương có những biểu hiện dưới đây: 

  • Nhìn mắt thường: Hai bên mặt không cân, các cơ mặt và nhân trung bị kéo về bên lành. Trên mặt không thấy nếp nhăn ở trán và khóe mắt, lông mày hơi sụp, má và góc miệng có xu hướng bị xệ. Liệt 1/4 duới mặt, không có các dấu hiệu Charles hay Bell.
  • Dấu hiệu Charles – Bell dương tính: Khi người bệnh chủ động nhắm ắt nhưng bên liệt không kín, nhãn cầu vận động lên trên và ra ngoài.
  • Dấu hiệu Negro: Thể hiện rõ rệt nhất khi người bệnh ngước mắt nhìn lên, đồng tử bên tổn thương sẽ cao hơn bên lành.
  • Dấu hiệu Souques: Khi người bệnh nhắm 2 mắt lại thì mắt bên bị liệt không chặt, lông mi thò ra ngoài dài hơn bên còn lại. 
  • Dấu hiệu Pierre Marie – Foix: Khi rơi vào hôn mê, bác sĩ sẽ ấn mạnh vào hai góc hàm hoặc giật tóc mai, người bệnh sẽ nhăn mặt. Lúc này, nửa mặt bên bị liệt không phản ứng gì còn bên lành sẽ co. 
  • Ngoài ra, liệt mặt trung ương còn đi kèm theo liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diệ. 
Bằng mắt thường cũng có thể nhận biết liệt mặt trung ương
Bằng mắt thường cũng có thể nhận biết liệt mặt trung ương

Nguyên nhân liệt mặt trung ương

Theo phân tích của các chuyên gia, nhân vận động dây thần kinh số 7 gồm 2 phần:

  • Phần trên: Có nhiệm vụ vận động cho 1/4 khu vực trên của mặt cùng phía, được chi phối bởi cả 2 bên bán cầu. 
  • Phần dưới: Thực hiện vận động cho khu vực 1/4 khu vực dưới của mặt cùng phía, được chi phối bởi một bán cầu ở bên đối diện.

Chính vì thế, khi một bán cầu não bị tổn thương thì khu vực nửa dưới nhân vận động dây thần kinh số 7 bên đối diện sẽ bị mất khả năng phân bố thần kinh, dẫn đến tình trạng liệt 1/4 dưới của mặt bên phía đối diện. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng liệt mặt trung ương

Cách điều trị liệt mặt trung ương 

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị liệt mặt trung ương, bao gồm: Điều trị nội khoa, ngoại khoa và dùng mẹo dân gian. Cụ thể: 

Điều trị nội khoa 

Đối với các trường hợp bị liệt mặt trung ương nhẹ có thể hồi phục trong khoảng 3-6 tuần. Còn trường hợp nặng sẽ mất thời gian điều trị và ổn định lâu hơn, thậm chí có thể để lại di chứng. Vài bệnh nhân bị chuyển sang co cứng các cơ bên mặt dẫn đến liệt làm mặt bệnh nhân bị co kéo lệch về bên liệt, nếp nhăn mũi – má sâu. Biểu hiện này dễ gây lầm tưởng bên bị liệt là bên lành.

Để đạt hiệu quả tối đa trong điều trị và phục hồi chức năng liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi, người bệnh cần phối hợp các nhóm thuốc. Đồng thời, kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc. Các loại thuốc có thể dùng gồm: 

  • Tiêm hoặc uống trực tiếp Corticoide, giúp chống phù nề vì dây thần kinh số 7 đi trong ống xương hẹp, phù nề gây chèn ép và thiếu nuôi dưỡng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa dây thần kinh, khiến bệnh tình hồi phục khó hơn. 
  • Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ khi xuất hiện nhiễm khuẩn hoặc kháng virus khi bị zona.
  • Dùng Piracetam để hỗ trợ tăng biến dạng hồng cầu. 
  • Dùng sinh tố nhóm B liều cao B1-B6-B12 để bảo vệ dây thần kinh. 
  • Sử dụng thuốc tăng dẫn truyền thần kinh Nivalin. 
  • Người bệnh có thể sử dụng nucléo – CMP forte để kích thích tái tạo bao myelin.
Dùng Piracetam để hỗ trợ điều trị liệt dây 7 trung ương
Dùng Piracetam để hỗ trợ điều trị liệt dây 7 trung ương

Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh có thể điều trị liệt dây 7 trung ương bằng các biện pháp Y học cổ truyền như: 

  • Điện châm các huyệt Ế phong, Dương bạch, Toản trúc, Tình minh, Ty trúc không, Đồng tử liêu, Thừa khớp, Nghinh hương, Giáp xa, Địa thương, Nhân trung, Thừa tương cùng bên liệt,… 
  • Toàn thân châm huyệt Hợp cốc, Phong chì bên đối diện. 

Trong quá trình điều trị bằng Y học cổ truyền, nếu xuất hiện co cứng hoặc tình trạng cải thiện tốt thì phải dùng ngay lại. Đồng thời phải tránh kích thích quá mức có thể gây co cứng cơ mặt.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng biện pháp vật lý trị liệu: Điện di nivalin, hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung dòng xung kích thích, xoa bóp. Trong trường hợp, bệnh nhân phát hiện bệnh muộn khiến liệt mặt co cứng dai dẳng, điều trị không có kết quả thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm cồn hủy dây thần kinh. 

Ngoài thuốc, châm cứu cũng hỗ trợ chữa liệt mặt
Ngoài thuốc, châm cứu cũng hỗ trợ chữa liệt mặt

Điều trị ngoại khoa 

Tùy vào những nguyên nhân khác nhau mà bác sĩ chỉ định cách điều trị phù hợp. Ví dụ, với bệnh nhân dây thần kinh bị chèn ép trong ống dây thần kinh ở xương đá như viêm tai xương chũm, các y bác sĩ sẽ tiến hành xác định nguyên nhân và mổ. Tác nhân gây ra sự chèn ép có thể do u não, áp-xe não, khối máu tụ,…. 

Liệt mặt trung ương do viêm tai cấp hoặc mạn tính, sau điều trị bảo tồn 4-5 tuần không hồi phục sẽ được chỉ định phẫu thuật. 

Với những trường hợp liệt dây 7 sau mổ tai phải kiểm tra ống Fallop, nếu có thay đổi hình thái cần phải mổ lại, còn không sẽ tiến hành điều trị nội khoa, sau 4 tuần không hồi phục thì được chỉ định mổ. 

Phân biệt liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên

Nhiều người hay lầm tưởng liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên là một. Thực tế, 2 bệnh lý này hoàn toàn khác nhau. Tham khảo bảng phân biệt chi tiết dưới đây để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên. 

Liệt mặt trung ương khác liệt mặt ngoại biên
Liệt mặt trung ương khác liệt mặt ngoại biên

Dưới đây là bảng so sánh cụ thể về đặc điểm, nguyên nhân, vị trí tổn thương, dấu hiệu nhận biết về 2 tình trạng trên. Chi tiết như sau:

Đặc điểmLiệt mặt trung ươngLiệt mặt ngoại biên
Nguyên nhânTai biến mạch máu não, bán cầu đại não bị tổn thương, u não,….Cảm lạnh, nhiệt độ thay đổi thất thường, viêm nhiễm, bệnh của tai, chấn thương vỡ xương đá, khối u chèn ép…
Vị trí não tổn thươngTrên nhânTừ nhân trở xuống
Vị trí bị liệtLiệt 1/4 dưới của mặtLiệt nửa mặt
Dấu hiệu SouqueÂm tínhDương tính
Dấu hiệu Charles BellÂm tínhDương tính
Triệu chứng đi kèmLiệt nửa người cùng bên.Liệt nửa người phía đối diện.
Định khu tổn thương1/4 khu vực dưới mặt bên phía đối diện với ổ tổn thương.
  • Dây  thần kinh số 7 ở cầu não.
  • Dây  thần kinh số 7 ở góc cầu tiểu não.
  • Dây  thần kinh số 7 đoạn trong màng não.
  • Dây  thần kinh số 7 đoạn trong xương đá.
Tiến triểnCó khả năng khỏi hoặc để lại di chứng, các cơ ở nửa mặt bên liệt không bị co cứng.Có thể khỏi hoặc để lại di chứng. Với bệnh nhân bị nặng có thể co cứng ở khu vực mặt bị liệt, dần dần kéo sang bên lành.

Một vài cơ sở điều trị liệt mặt trung ương uy tín

Để điều trị liệt mặt trung ương hiệu quả, người bệnh nên lựa chọn những cơ sở khám chữa bệnh uy tín, tránh “tiền mất tật mang”. Một vài bệnh viện lớn bạn đọc có thể tham khảo: 

Bệnh viện Bạch Mai

Nằm tại số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị điều trị bệnh chất lượng cao và được rất nhiều người dân tin tưởng. Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai có đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia chuyên môn và kỹ năng cao và trang thiết bị tối tân. 

Tùy vào từng tình trạng nặng nhẹ mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Với các trường hợp bệnh nặng sẽ được điều trị bằng 1 trong 3 phương pháp gồm: Nội khoa, Ngoại khoa và Y học cổ truyền (châm cứu, laser châm, xoa bóp, bấm huyệt,…).

Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở uy tín điều trị liệt mặt
Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở uy tín điều trị liệt mặt.

Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Địa chỉ tại số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Được biết đến là bệnh viện chuyên khoa tuyến Trung ương, đầu ngành trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam. Tuy nhiên, bệnh viện không chỉ dành cho người già mà còn tiếp nhận và điều trị cho người từ 16 tuổi trở lên. 

Về cơ sở vật chất, bệnh viện được trang bị hệ thống xét nghiệm hiện đại, các kỹ thuật thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, hỗ trợ quá trình thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý thần kinh: X- quang kỹ thuật số, cộng hưởng từ hạt nhân, cắt lớp vi tính (CT Scan),…

Bệnh viện sử dụng các phương pháp điều trị: Ngoại khoa, nội khoa và phục hồi chức năng, vật lý trị liệu. 

Ngoài bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Lão khoa TW cũng uy tín
Ngoài bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Lão khoa TW cũng uy tín

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 

Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 không chỉ điều trị liệt dây thần kinh số 7 trung ương mà còn nhiều bệnh lý khác như loạn thần kinh chức năng, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, động kinh,…. Tùy vào mức độ bị bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa, ngoại khoa hoặc phục hồi chức năng,…

Trên đây là tất cả những thông tin về liệt mặt trung ương, hi vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Mặc dù có thể khỏi nhưng bệnh lý này gây ra triệu chứng méo miệng và liệt mặt ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và khả năng giao tiếp. Chính vì thế, người bệnh cần điều trị triệt để, luôn chú trọng sức khỏe bản thân nếu thấy có dấu hiệu bất thường phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và được hỗ trợ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh