Lucid Dream Là Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Cách Thực Hành

Ngày đăng: 03/03/2024 Biên tập viên: Lê Dung

Lucid dream là gì? Còn được gọi là giấc mơ sáng suốt, đây là một thuật ngữ chỉ những giấc mơ mà bạn có thể nhận thức được, kiểm soát theo hướng mình mong muốn. Để hiểu rõ hơn về giấc mơ thú vị này, có gì nguy hiểm không và cách thực hành, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. 

Giấc mơ Lucid dream là gì?

Lucid dream dịch nguyên gốc từ tiếng Anh sang nghĩa là “giấc mơ sáng suốt”. Hiện tượng này xảy ra khi bạn đang mơ, tuy nhiên khi tỉnh giấc vẫn sẽ nhớ rõ từng chi tiết, hành động, cảm xúc. Tức có nghĩa là giấc mơ đó xảy ra khi chúng ta vẫn nhận thức rõ là mình đang mơ. Thậm chí, bạn còn có thể điều khiển giấc mơ này bằng cách thay đổi cốt truyện, nhân vật, môi trường theo ý muốn.

Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 55% người đã từng có ít nhất một lần trải qua giấc mơ này, có thể lặp đi lặp lại hoặc thay đổi. Trong đó có khoảng 22% người gặp Lucid dream ít nhất một lần trong mỗi tháng.

Lucid dream là gì - Giấc mơ sáng suốt xảy ra trong giấc ngủ REM
Lucid dream là gì – Giấc mơ sáng suốt xảy ra trong giấc ngủ REM

Vậy Lucid dreams là gì? Theo khoa học thì giấc ngủ bình thường có 2 giai đoạn là REM (cử động mắt nhanh) và NREM (cử động mắt không nhanh). Trong đó, giấc ngủ NREM gồm 3 giai đoạn riêng biệt. Thời điểm đó, nhịp tim, sóng não, chuyển động mắt dần chậm lại để chúng ta có giấc ngủ sâu hơn.

Ngược lại, trong giấc ngủ REM thì bộ não cực kỳ linh hoạt, nhịp tim, chuyển động mắt tăng đáng kể. Đây là lúc giấc mơ sáng suốt sẽ xảy ra.

Nguồn gốc của hiện tượng

Hiện tượng Lucid dream bắt nguồn từ văn hóa tôn giáo cũng như văn hóa phương Đông. Các phật tử Tây Tạng đã luyện tập dream yoga nhằm duy trì nhận thức khi đang mơ, đây cũng là khởi nguồn của hiện tượng này.

Năm 1913, Frederik Willem van Eeden – bác sĩ tâm thần người Hà Lan, đã đưa ra thuật ngữ “Lucid dream” trên tờ báo “A study of dream”. Tuy nhiên, thuật ngữ này gây ra nhiều hiểu lầm vì cách sử dụng của nó.

Đến cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, nhà tâm sinh lý học Stephen Laberge đã tiên phong nghiên cứu và tìm hiểu sâu về hiện tượng này. Ông cũng là người phát minh ra những kỹ thuật để có giấc mơ sáng suốt.

Đặc biệt, khái niệm này được biết đến rộng rãi hơn khi bộ phim “Inception” của Christopher Nolan ra mắt năm 2010. Cùng với tên tuổi của bộ phim thì hiện tượng này càng được chú ý và tìm kiếm nhiều hơn.

Lucid dream có tác dụng gì?

Không chỉ hấp dẫn, thú vị mà ngày nay Lucid dream cũng được ứng dụng nhiều trong y học, với nhiều lợi ích.

Giấc mơ sáng suốt có nhiều ý nghĩa trong y học
Giấc mơ sáng suốt có nhiều ý nghĩa trong y học

Dưới đây là những tác dụng của nó với người thực hành:

  • Giảm ác mộng: Giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn, giảm tải gặp các cơn ác mộng, đặc biệt với bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, lạm dụng chất kích thích. Bởi khi gặp giấc mơ sáng suốt, bạn sẽ nhận thức được, có thể điều chỉnh để thay đổi sang các hình ảnh vui vẻ hơn.
  • Giảm căng thẳng, lo âu: Giảm thiểu ác mộng, kiểm soát giấc mơ sẽ khiến bạn thấy vui vẻ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi. Nhiều bằng chứng cho thấy, Lucid dream có thể giúp người bệnh rối loạn lo âu vượt qua được nguồn gốc của sự lo lắng.
  • Kích thích khả năng sáng tạo: Những giấc mơ thú vị này có thể thúc đẩy khả năng sáng tạo của con người. Khi vào giấc mơ này, bạn sẽ cảm thấy trí tưởng tượng, khả năng gợi hình phong phú hơn. Nói cách khác, người càng sáng tạo thì càng có nhiều khả năng đi vào giấc mơ Lucid.
  • Tăng cường khả năng vận động: Khi não được kích thích hoạt động liên tục sẽ giúp cho khả năng hoạt động tốt hơn. Do đó, Lucid dreams đem lại lợi ích lớn cho những người khuyết tật, giúp cải thiện hiệu suất thể thao, xua tan tình trạng tê bì chân tay khi ngủ.

Những nguy hiểm khi lạm dụng Lucid dream

Nhìn chung, Lucid dream khá an toàn vì nó chỉ đem lại cảm giác thỏa mãn. Thậm chí nếu biết cách vận dụng thì có thể tốt cho sức khỏe, hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, nếu lạm dụng bạn có thể gặp phải các nguy hiểm. Đặc biệt khi khả năng kiểm soát giấc mơ còn phụ thuộc vào sức mạnh nhận thức và việc tập luyện của mỗi người.

  • Rối loạn giấc ngủ: Việc thực hành quá đà giấc mơ sáng suốt sẽ khiến bạn bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc. Nghiêm trọng hơn, về lâu dài bạn có thể gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng hệ thần kinh, căng thẳng quá mức, trầm cảm.
  • Tri giác sai tại: Việc kết hợp giữa thực tại và giấc mơ khiến việc phân biệt ngày càng trở nên khó khăn. Đặc biệt những người bị tâm thần phân liệt điều này càng trở nên trầm trọng hơn, dễ rơi vào trạng thái ảo giác kéo dài.
  • Mất kết nối: Hiện thực và giấc mơ chồng chéo nhau lâu dài sẽ khiến bạn bị mất kết nối với chính bản thân mình và môi trường xung quanh.

Do đó, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà tâm lý học khi bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát giấc mơ sáng suốt.

5 cách thực hành đi vào giấc ngủ sáng suốt đơn giản nhất

Bạn hoàn toàn có thể tự thực hành và tập luyện để có Lucid dream mà không cần chờ đợi nó xảy ra tự nhiên. Dưới đây là 5 cách làm mà bạn có thể tự tập luyện tại nhà.

Phương pháp MILD – Cảm ứng ghi nhớ

MILD (Mnemonic Induction of Lucid dreams) là phương pháp cảm ứng ghi nhớ của giấc mơ sáng suốt. Đây là một trong những cách để có giấc mơ được nghiên cứu khoa học bởi LaBerge vào năm 1980.

Kỹ thuật này dựa trên hành vi của bộ nhớ tiềm năng, bao gồm thiết lập ý định để làm điều gì đó sau này. Các bước ứng dụng kỹ thuật này như sau:

  • Khi ngủ thiếp đi, hãy liên tục nghĩ đến một giấc mơ gần đây.
  • Sau khi xác định dấu hiệu của giấc mơ, hãy tìm ra những chi tiết khác thường, kỳ lạ trong đó.
  • Suy nghĩ về việc mơ trở lại giấc mơ đó và hiểu rõ những chi tiết này chỉ diễn ra trong giấc mơ. Sau đó tự nói với bản thân rằng, nếu lần sau mơ, tôi muốn nhớ rằng mình đang mơ nhiều lần.

Phương pháp WBTB

WBTB là phương pháp wake (thức dậy) – up (lên) – back (trở lại) – to (đến) – bed (giường ngủ). Đúng như tên gọi, phương pháp này có ý nghĩa là thức giấc và quay lại giường ngủ.

Thực hành đi vào Lucid dream với phương pháp WBTB
Thực hành đi vào Lucid dream với phương pháp WBTB

Các bước thực hiện như sau:

  • Đi ngủ: Bạn đi ngủ và hãy đặt chuông báo thức để đánh thức bản thân dậy sau khoảng 6 giờ ngủ.
  • Thức dậy: Sau khi báo thức kêu hãy nhanh chóng ra khỏi chỗ ngủ, giữ cho bản thân tỉnh táo từ 20 – 60 phút. Để làm được bạn có thể đọc sách, nghe nhạc, làm công việc mình yêu thích.
  • Ngủ lại: Sau khi tập trung bạn hãy lên giường và đi ngủ tiếp. Trước khi đi vào giấc ngủ hãy tự phác thảo ra khung cảnh, những điều mà bạn muốn thấy khi đi vào giấc mơ.

Cần lưu ý bạn nên chuẩn bị không gian ngủ sạch sẽ, thoải mái, tắt các thiết bị chiếu ánh sáng xanh trước khi ngủ. Theo nghiên cứu, khả năng thành công đi vào Lucid dream phụ thuộc vào mức độ tỉnh táo ở thời gian nghỉ ngơi giữa hai giấc ngủ.

Kỹ thuật kiểm tra thực tế

Kiểm tra thực tế thường xuyên là một hình thức để rèn luyện ý thức của bản thân. Cơ chế này dựa trên giả thuyết rằng, những thói quen khi bạn tỉnh táo sẽ được thực hiện lại trong giấc mơ.

Do đó, khi kiểm tra thực tế suốt cả ngày thì những nhận thức về thói quen đó có thể đi vào giấc mơ, đóng vai trò yếu tố kích hoạt Lucid dream.

Để nâng cao khả năng nhận thức, bạn có thể thực hiện các bài tập sau:

  • Bạn hãy cố gắng tự hỏi nhiều lần rằng “mình có đang mơ hay không?”
  • Nhìn thật kỹ khung cảnh xung quanh xem liệu đây có phải thực tế hay không. Hoặc tìm các vật dụng quen thuộc xem nó có đúng ở chỗ bạn ghi nhớ hay không.
  • Véo nhẹ vào người, nếu có cảm giác đau thì đây là thực tế, không phải mơ.
  • Các chi tiết kỳ ảo như tay xuyên qua tường, tay chân méo mó, thời gian ở đồng hồ thay đổi liên tục, hình ảnh phản chiếu trong gương không như bình thường, các văn bản bị mờ, vô nghĩa mỗi khi bạn nhìn,…

Bạn có thể đặt báo thức để nhắc nhở bản thân kiểm tra thực tế mỗi 2 – 3 tiếng.

Ghi nhật ký giấc mơ

Việc xây dựng thói quen ghi nhật ký sẽ giúp bạn gợi nhớ đến những chi tiết trong giấc mơ của mình. Đây cũng là cơ sở để phán đoán liệu rằng bạn có đang trải qua giấc mơ sáng suốt hay không.

Để có thể thực hành tốt nhất, bạn hãy chuẩn bị sổ nhật ký cạnh giường ngủ và viết lại tất cả những chi tiết mà bạn nhớ được khi tỉnh dậy.

Thiền là cách tạo Lucid dream

Mỗi ngày bạn hãy dành thời gian để tập thiền và chánh niệm để có tâm trí thoải mái, sảng khoái. Bởi bản chất của chánh niệm là giúp chính mình nhận thức rõ ràng về môi trường, bản thân.

Tập thiền chánh niệm là cách vào Lucid dream đơn giản
Tập thiền chánh niệm là cách vào Lucid dream đơn giản

Do đó, đây là cách giúp bạn đặt chân vào Lucid dream một cách dễ dàng.

Cách để thoát khỏi Lucid dream hiệu quả

Trong nhiều trường hợp, việc thường xuyên đi vào Lucid dreams khiến bạn mệt mỏi, lo âu và muốn thoát khỏi nó. Tuy nhiên, rất khó để bạn thoát khỏi giấc mơ này theo cách bình thường mà cần phải thực hiện một số kỹ thuật.

  • Liên tục nháy mắt để nhắc tâm trí rằng bạn muốn tỉnh giấc.
  • Nói to, la hét để phát tín hiệu cho não bộ đã đến lúc phải thức dậy.
  • Hãy đọc mọi thứ có thể đọc được trong giấc mơ, đây là cách để chuyển sang giấc ngủ REM, tức giấc ngủ ngon.
  • Ngủ trong khi mơ là cách có thể giúp bạn tỉnh giấc bình thường.

Những yếu tố ảnh hưởng đến đặt chân vào Lucid dream là gì?

Bên cạnh các kỹ thuật có thể tập luyện thì cũng có nhiều yếu tố quyết định đến việc có thể đi vào Lucid dream thành công.

  • Tình trạng sức khỏe: Sức khỏe là yếu tố quan trọng, bởi trước khi mơ bạn phải có giấc ngủ chất lượng. Nếu cơ thể mệt mỏi bạn sẽ chìm vào giấc ngủ li bì. Do đó bạn hãy ăn uống khoa học, tập luyện thể dục, các động tác yoga chữa mất ngủ để có sức khỏe tốt nhất.
  • Những hoạt động ban ngày: Các nghiên cứu cho thấy, hoạt động ăn, ngủ, sinh hoạt quyết định đến 80% giấc ngủ của bạn. Nếu buổi ngày bạn hay ngủ chập chờn, bộ máy sinh học không kịp đáp ứng thì Lucid dream sẽ không xuất hiện.
  • Môi trường ngủ: Chọn phòng ngủ có không gian thoáng đãng, cách âm yên tĩnh, ánh sáng vừa phải để có giấc ngủ dễ dàng và chất lượng.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi Lucid dream là gì cũng như các kỹ thuật thực hành. Mặc dù những giấc mơ này rất thú vị tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng. Việc áp dụng hợp lý sẽ là cách để bạn khai phá tâm trí, giải tỏa áp lực, thăng hoa trí tưởng tượng hữu hiệu.

 

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

18/04

hôm nay

19/04

Ngày mai

20/04

Ngày kìa

+

Khác