Mất Ngủ Có Phải Sắp Sinh – Giải Đáp CHÍNH XÁC Từ Chuyên Gia

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: Trần Hoa

Vào những tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu ngày càng trở nên mệt mỏi, nặng nề, không thoải mái, do vậy mà tình trạng mất ngủ khi mang thai thường trở nên trầm trọng hơn. Nhiều người cho rằng, đây là dấu hiệu chuyển dạ mà bà bầu cần cảnh giác. Vậy thực tế mất ngủ có phải sắp sinh hay không? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin giải đáp trong bài viết.

Mất ngủ có phải sắp sinh? Các dấu hiệu chuyển dạ thật sự

Tình trạng trằn trọc khó ngủ, hay thức giấc giữa đêm là hiện tượng xảy ra rất phổ biến vào tháng thứ 9 thai kỳ. Mẹ bầu không nên quá lo lắng về vấn đề này bởi các chuyên gia cho rằng mất ngủ hoàn toàn không phải là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh.

Trên thực tế, do những thay đổi đột ngột của cơ thể khi mang thai mà rất nhiều bà bầu gặp phải tình trạng mất ngủ trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, vào những tháng cuối khi thời gian sinh nở tới gần, các triệu chứng mất ngủ có thể xuất hiện ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn bởi các lý do sau:

  • Tháng thứ 9 thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh cả về kích thước lẫn tăng trọng, cơ thể người mẹ ngày càng trở nên nặng nề, cử động khó khăn và thường xuyên đau mỏi, tê bì. Tư thế nằm không còn được thoải mái và linh hoạt như thông thường làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.
  • Kích thước thai nhi ngày càng lớn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa và gây chèn ép lên bàng quang, khiến mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón… , tần suất đi tiểu cũng ngày càng dày đặc hơn làm gián đoạn giấc ngủ đêm.
  • Ngoài ra, mẹ bầu còn phải đối mặt với nhiều phiền toái khác như thai nhi chuyển động, đạp vào ban đêm khiến mẹ tỉnh giấc, hay tình trạng chuột rút và tâm trạng lo lắng, bất an khi sắp tới ngày sinh.
Mất ngủ là tình trạng xảy ra phổ biến trong suốt thai kỳ, không phải là dấu hiệu chính xác để xác định thời điểm chuyển dạ
Mất ngủ là tình trạng xảy ra phổ biến trong suốt thai kỳ, không phải là dấu hiệu chính xác để xác định thời điểm chuyển dạ.

Như vậy, có thể thấy rằng tình trạng mất ngủ vào những tháng cuối thai kỳ là hết sức bình thường, xảy ra do những biến đổi lớn cả về thể chất lẫn tinh thần ở bà bầu khi cuộc vượt cạn sắp tới gần. Không thể đưa ra đánh giá về thời điểm chuyển dạ của thai phụ dựa trên dấu hiệu này.

Thay vì lo lắng mất ngủ có phải sắp sinh không, các mẹ bầu nên chú ý tới những dấu hiệu chuyển dạ thực sự dưới đây:

  • Các cơn co tử cung: xuất hiện theo chu kỳ, đều đặn và mạnh dần. Thời gian của các cơn co ngày càng kéo dài, có khoảng 2 cơn co trong vòng 10 phút. Mẹ bầu cảm thấy bụng co cứng và đau tăng dần trong mỗi cơn co.
  • Dịch âm đạo có máu: dịch âm đạo có màu hồng, nâu hoặc hơi có máu chính là dấu hiệu xóa mở cổ tử cung. Lúc này mẹ bầu nên nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra để được các bác sĩ theo dõi và hỗ trợ sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
  • Vỡ ối: là hiện tượng màng ối bị vỡ và xuất hiện lượng nước lỏng màu đục rỉ ra từ vùng kín. Nếu đã vỡ ối, ngay cả khi chưa đau bụng mẹ bầu cũng cần di chuyển ngay tới bệnh viện. Thông thường quá trình chuyển dạ sinh con thường diễn ra trong vòng 6-24 giờ sau khi vỡ ối.
  • Các dấu hiệu khác: trước khi sinh vài ngày, mẹ bầu có thể gặp phải một số triệu chứng như đau âm ỉ ở thắt lưng, bị chuột rút ở vùng chậu hoặc trực tràng; đi ngoài phân lỏng hoặc nôn không rõ lý do.
Bà bầu cần lưu ý tới các dấu hiệu chuyển dạ thực sự bao gồm các cơn co tử cung, màu sắc khác thường của dịch âm đạo và hiện tượng vỡ ối
Các dấu hiệu chuyển dạ thực sự bao gồm các cơn co tử cung, màu sắc khác thường của dịch âm đạo và hiện tượng vỡ ối.

Mất ngủ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của mẹ và thai nhi?

Mất ngủ trong thai kỳ là hiện tượng phổ biến và thường không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ nghiêm trọng kéo dài sẽ cản trở hoạt động trao đổi chất và các quá trình sinh hóa diễn ra bên trong cơ thể, khiến mẹ bầu và thai nhi phải đối diện với một số nguy cơ đe dọa tiềm ẩn. Cụ thể như:

  • Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức: mất ngủ kéo dài dễ khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng mất sức, thường xuyên căng thẳng, khó chịu, dễ cáu gắt, đồng thời làm gia tăng nguy cơ té ngã khi đi lại và tham gia giao thông.
  • Khó sinh: các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thai phụ ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày có thể làm gia tăng nguy cơ khó sinh do các cơ đau xuất hiện dày đặc khiến mẹ bầu mất sức.
  • Làm tăng nguy cơ thiếu máu ở thai nhi: cơ thể tái tạo máu hiệu quả nhất vào khoảng thời gian từ 23h-3h sáng. Do vậy mẹ bầu mất ngủ về đêm rất dễ rất tới tình trạng thiếu máu ở thai nhi.
  • Trẻ sinh ra nhẹ cân và kém thông minh: đồng hồ sinh học của bà bầu bị đảo lộn sẽ làm tăng tiết hormone thùy trước tuyến yên. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi, khiến cho em bé sinh ra thường nhẹ cân và có xu hướng chậm phát triển trí tuệ.
  • Bé sơ sinh thường xuyên quấy khóc: tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi trong bụng. Nếu mẹ thường xuyên bị mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, cáu gắt; em bé sinh ra sẽ thường hay quấy khóc và khó dỗ.
Mất ngủ kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi
Mất ngủ kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.

Cách cải thiện mất ngủ an toàn cho bà bầu

Thay vì băn khoăn vấn đề mất ngủ có phải sắp sinh hay không, các mẹ bầu nên tập trung nghỉ ngơi và áp dụng các phương pháp cải thiện giấc ngủ để đảm bảo sức khỏe thai kỳ và chuẩn bị cho cuộc vượt cạn thành công. Dưới đây là một số mẹo giúp các mẹ ngủ dễ và ngủ ngon hơn mỗi tối mà không cần dùng thuốc:

  • Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên tăng cường nghỉ ngơi nhưng tránh việc ngủ ngày quá nhiều. Tốt nhất chỉ nên chợp mắt khoảng 30 phút vào buổi trưa để tránh làm ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm.
  • Xây dựng thói quen tập thể dục nhẹ nhàng để loại bỏ bớt mệt mỏi và căng thẳng trong quá trình mang thai. Các bộ môn luyện tập như thiền hay yoga đều rất có ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ bầu.
  • Nên tập thói quen ăn ngủ điều độ, đúng giờ để duy trì nhịp sinh học lành mạnh cho cơ thể. Điều này sẽ giúp hạn chế đáng kể tình trạng khó ngủ và uể oải, mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thời gian mang thai để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa mất ngủ. Bà bầu mất ngủ nên ăn gì? Mẹ bầu nên tăng cường sử dụng các thực phẩm tốt cho giấc ngủ như trứng, sữa, ngũ cốc, hạt sen… đồng thời hạn chế các món chiên xào, cay nóng.
  • Vào buổi tối, bà bầu nên hạn chế uống nước hay sử dụng các thực phẩm lợi tiểu để tránh bị mất ngủ do tiểu đêm quấy rầy.
  • Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ kích thích sự tỉnh táo. Do vậy trước khi đi ngủ mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với điện thoại, tivi và màn hình máy tính.
  • Nên dành thời gian cho các hoạt động thư giãn yêu thích trước giờ đi ngủ. Có thể ngâm chân nước ấm với muối và gừng trước khi ngủ khoảng 30 phút để hỗ trợ lưu thông máu và làm dịu thần kinh.
  • Nên nằm ngủ nghiêng bên trái và gác chân lên cao để tránh tình trạng khó thở, hạn chế chuột rút và hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn đến thai nhi.

Trên đây là các thông tin tổng hợp giúp độc giả giải đáp băn khoăn mất ngủ có phải sắp sinh không? Các mẹ bầu có thể yên tâm rằng đây chỉ là một dấu hiệu bình thường trong những tháng cuối thai kỳ, không phải là căn cứ chính xác để đánh giá thời điểm chuyển dạ. Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ khi mang thai cần được theo dõi và kiểm soát bằng các biện pháp phù hợp để phòng tránh những hệ lụy sức khỏe cho cả mẹ và con.

Xem thêm:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

28/03

hôm nay

29/03

Ngày mai

30/03

Ngày kìa

+

Khác