Mất Ngủ Rụng Tóc: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Trần Hoa

Mất ngủ rụng tóc là nỗi ám ảnh của nhiều người vì khả năng gây ra những hệ lụy sức khỏe và thẩm mỹ nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và có những biện pháp nào để điều trị bệnh? Mời bạn đọc tham khảo thông tin cụ thể trong bài viết để được giải đáp các băn khoăn liên quan tới vấn đề này.

Mất ngủ có thực sự gây rụng tóc?

Như chúng ta đã biết, ngủ là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng sau một ngày dài hoạt động. Thiếu ngủ thường xuyên không chỉ phá hủy sức khỏe mà còn là kẻ thù của nhan sắc. Đây là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây sạm da, yếu móng và rụng tóc nhiều (tóc rụng trên 100 sợi mỗi ngày).

Vậy tại sao mất ngủ lại làm rụng tóc? Dưới đây là các nguyên nhân chính lý giải cho hiện tượng này:

  • Sự chuyển hóa năng lượng kém trong cơ thể: mất ngủ làm trì trệ quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, khiến cho tóc không nhận được các dưỡng chất hay năng lượng cần thiết để thực hiện quá trình phân chia tế bào. Từ đó dẫn tới tình trạng tóc tăng trưởng chậm và trở nên dễ gãy rụng.
  • Suy giảm hormone tăng trưởng: hormone tăng trưởng (được sản sinh nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 22h-24 mỗi ngày) là loại hormone có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tóc. Mất ngủ tất yếu làm suy giảm lượng hormone này, làm cho tóc yếu và rụng nhiều.
  • Căng thẳng thần kinh: mất ngủ ban đêm luôn đi kèm với căng thẳng thần kinh vào ngày hôm sau. Căng thẳng ở mức cao và kéo dài liên tục trong nhiều tháng sẽ gây ra hiện tượng rụng tóc (được gọi là tình trạng rụng tóc liên quan tới căng thẳng).
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch: buổi đêm là khoảng thời gian để tất cả các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng, một giấc ngủ sâu sẽ hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Nếu chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, cơ thể sẽ phải đối diện với hàng loạt hệ lụy về sức khỏe và thẩm mỹ, trong đó có vấn đề rụng tóc.
  • Sự hoạt động mạnh của các gốc tự do: mất ngủ làm sản sinh mạnh mẽ các gốc tự do gây tổn hại các tế bào, làm thay đổi kết cấu của tóc, từ đó dẫn tới hiện tượng bạc tóc, rụng tóc nhiều.
  • Vấn đề cân nặng: mất ngủ còn có khả năng gây thừa cân, béo phì. Đây là nguyên nhân tương đối phổ biến gây rụng tóc.
Tình trạng mất ngủ kéo dài làm ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tổng thể và hoàn toàn có thể gây ra rụng tóc
Tình trạng mất ngủ kéo dài làm ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tổng thể và hoàn toàn có thể gây ra rụng tóc.

Cần lưu ý rằng, mất ngủ diễn ra liên tục trong thời gian dài mới gây ra rụng tóc. Các trường hợp mất ngủ không thường xuyên và ít gây căng thẳng nên xem xét tới các nguyên nhân làm rụng tóc khác như sử dụng nhiều hóa chất trên tóc, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng của quá trình sinh nở…

Mất ngủ rụng tóc nhiều có nguy hiểm không?

Tình trạng mất ngủ rụng tóc tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều ảnh hưởng về mặt sức khỏe và thẩm mỹ. Cụ thể là:

  • Mất ngủ khiến mái tóc thưa mỏng dần, cùng với đó là làn da sạm màu, thiếu sức sống, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp, làm cản trở công việc và các mối quan hệ xã hội.
  • Mất ngủ khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, tinh thần không ổn định, hay cáu gắt; đồng thời có thể gây mất tập trung và suy giảm trí nhớ.
  • Không chỉ rụng tóc, bệnh nhân có thể bị ảo giác và gặp phải những vấn đề về thị lực nếu tình trạng mất ngủ nghiêm trọng diễn ra trong thời gian dài.
  • Nguy hiểm nhất, rụng tóc mất ngủ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, não bộ, ung thư vú, ung thư đại trực tràng…
Mất ngủ đi kèm với mệt mỏi và căng thẳng thần kinh khiến người bệnh tự ti, làm cản trở công việc và các mối quan hệ xã hội
Mất ngủ rụng tóc đi kèm với mệt mỏi và căng thẳng thần kinh khiến người bệnh tự ti, làm cản trở công việc và các mối quan hệ xã hội.

Những ảnh hưởng về sức khỏe và thẩm mỹ mà mất ngủ rụng tóc gây ra là không thể coi thường. Bởi vậy ngay khi phát hiện tình trạng này, người bệnh cần sớm áp dụng các biện pháp cải thiện phù hợp để kiểm soát tình hình. Trường hợp tóc ngày càng rụng nhiều đi kèm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn; hãy tới các cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị mất ngủ rụng tóc

Tình trạng mất ngủ rụng tóc nhiều chỉ có thể được cải thiện khi căn nguyên gây mất ngủ được khắc phục. Việc áp dụng đồng thời các biện pháp điều trị chuyên sâu kết hợp điều chỉnh lối sống và dinh dưỡng sẽ giúp các bệnh nhân sớm đẩy lùi bệnh tật và phục hồi sức khỏe.

Sử dụng Tây y

Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây mất ngủ, người bệnh có thể được kê đơn điều trị bằng một hoặc kết hợp các loại thuốc trị mất ngủ dưới đây:

  • Thuốc bình thần: như Clonazepam, Bromazepam, Diazepam… có tác dụng kích thích giấc ngủ diễn ra dễ dàng và nhanh chóng; phù hợp cho các trường hợp mất ngủ chưa trầm trọng.
  • Thuốc an thần: như Olanzapine, Mirtazapine… được sử dụng cho các trường hợp mất ngủ trầm trọng do căng thẳng, stress kéo dài.
  • Thuốc kháng histamin H1: như Clorpheniramin, Dimedrol… là thuốc chống dị ứng gây buồn ngủ mạnh, được sử dụng trong trường hợp mất ngủ do các bệnh da liễu như mẩn ngứa, tổ đỉa, hắc lào…
Người bệnh chỉ nên sử dụng các loại thuốc trị mất ngủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Người bệnh chỉ nên sử dụng các loại thuốc trị mất ngủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Để phòng tránh những ảnh hưởng sức khỏe không mong muốn, người bệnh chỉ nên sử dụng các loại thuốc trị mất ngủ này theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Dùng thuốc tùy tiện không đúng cách và kéo dài có thể dẫn tới phụ thuộc và khiến cho tình trạng rụng tóc mất ngủ trở nên trầm trọng hơn.

Bài thuốc Đông y an toàn, hiệu quả

Sử dụng thuốc Đông y là hướng điều trị rụng tóc mất ngủ ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi khả năng chữa bệnh dứt điểm mà rất ít gây ra các tác dụng phụ, thậm chí còn có tác dụng bồi bổ cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị mất ngủ tiêu biểu mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Bài thuốc 1: hoàng kỳ, đương quy, phục thần, long nhãn, đẳng sâm, dạ giao đằng mỗi loại 15g, bạch truật 10g, viễn chí 8g, táo nhân 3g. Mỗi ngày sắc 1 thang, dùng uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: ngọc trúc và hoàng tinh mỗi loại 30g, thạch quyết minh 10g, xuyên khung 5g. Mỗi ngày dùng một thang sắc lấy nước chia làm 2 lần uống, dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3: toan táo nhân và đơn sâm lấy tỷ lệ 1:1, tán thành bột và trộn đều, bảo quản trong hộp kín. Mỗi lần dùng 6g bột hỗn hợp thuốc pha với nước ấm để uống, ngày dùng 2 lần.
Thuốc Đông y là giải pháp điều trị mất ngủ rụng tóc an toàn và dứt điểm
Thuốc Đông y là giải pháp điều trị mất ngủ rụng tóc an toàn và dứt điểm.

Tùy thuộc vào mức độ và cơ địa của từng người, các bài thuốc sẽ được gia giảm thành phần và liều lượng cho phù hợp để đem lại hiệu quả cải thiện tốt nhất. Người bệnh vì vậy nên trực tiếp tới các cơ sở YHCT uy tín để được thăm khám và bốc thuốc phù hợp với bệnh tình và thể trạng.

Chữa mất ngủ rụng tóc bằng các bài thuốc dân gian

Các bệnh nhân thường xuyên mất ngủ khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, đầu óc căng thẳng, làm cho hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống suy giảm có thể tìm tới các mẹo dân gian trị mất ngủ bằng các loại thảo dược quen thuộc. Đây là cách cải thiện chứng rụng tóc mất ngủ cho hiệu quả tốt, lại rất an toàn và không tốn kém. Các vị thuốc dân gian trị mất ngủ tốt nhất có thể kể đến như:

  • Cây lạc tiên chữa mất ngủ: là vị thuốc dân gian nổi tiếng với tác dụng an thần, giải nhiệt, mát gan, giúp cải thiện tốt chứng mất ngủ, ngủ hay mơ. Lá, ngọn non và phần thân già của cây lạc tiên đều có thể sử dụng làm thuốc. Người bệnh có thể phơi khô sắc thuốc uống với liều 20-40g mỗi ngày hoặc sử dụng cây tươi để chế biến món ăn đều giúp ích cho việc điều trị mất ngủ rụng tóc.
  • Cây xạ đen: có tác dụng bình ổn huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu não, giải độc, an thần; phù hợp để điều trị mất ngủ thường xuyên do suy nhược hoặc thiếu máu. Cách dùng là lấy lá và thân cây xạ đen phơi khô, mỗi ngày dùng 60g sắc lấy nước uống để cải thiện bệnh.
  • Cây xấu hổ (cây trinh nữ): là vị thuốc có tính hàn, vị ngọt, phát huy tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Cách dùng đơn giản và tiện lợi nhất là lấy 20 lá trinh nữ tươi sắc với 100ml nước trong khoảng 5-10 phút, nước thuốc đem uống vào buổi tối để ngủ dễ và ngủ ngon hơn.
Cây lạc tiên là vị thuốc gian gian trị mất ngủ hiệu nghiệm, lành tính và dễ kiếm
Cây lạc tiên là vị thuốc gian gian trị mất ngủ hiệu nghiệm, lành tính và dễ kiếm.

Biện pháp hỗ trợ cải thiện rụng tóc mất ngủ

Việc sử dụng các loại thuốc và thảo được điều trị mất ngủ cần kết hợp với điều chỉnh dinh dưỡng và lối sống mới có thể đem lại hiệu quả cải thiện tốt nhất. Tích cực áp dụng các biện pháp vệ sinh giấc ngủ dưới đây sẽ giúp người bệnh sớm có thể ngủ ngon và ngủ sâu trở lại:

  • Hạn chế ngủ vào ban ngày, giới hạn giấc ngủ trưa trong vòng tối đa 30 phút đồng thời tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày để duy trì nhịp sinh học lành mạnh cho cơ thể.
  • Tạo môi trường phòng ngủ thoải mái với không gian yên tĩnh, mát mẻ và đủ tối để hỗ trợ cho giấc ngủ diễn ra dễ dàng và nhanh chóng nhất.
  • Trước khi đi ngủ nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh trên các thiết bị điện tử và tránh làm việc gây căng thẳng thần kinh.
  • Dành thời gian cho các hoạt động thư giãn yêu thích trước giờ đi ngủ, có thể ngâm chân với nước ấm để làm ấm cơ thể và thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông.
  • Ăn uống đủ chất, tăng cường sử dụng các thực phẩm tốt cho giấc ngủ như hạt sen, yến mạch, các loại hạt, trứng, sữa… Tích cực bổ sung rau xanh và hoa quả, đồng thời hạn chế sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích và tránh ăn no vào buổi tối.
  • Vận động thể chất vào ban ngày hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị mất ngủ. Các bài thể dục nhẹ nhàng hay yoga, thiền đều giúp ích. Người bị mất ngủ rụng tóc nên xây dựng thói quen luyện tập mỗi ngày để sớm cải thiện bệnh.

Mất ngủ rụng tóc không chỉ là kẻ thù của nhan sắc mà còn có thể gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng. Nếu đã tích cực áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà mà tình trạng mất ngủ liên tục trên 1 tháng vẫn không có xu hướng thuyên giảm, người bệnh nên sớm đi khám để xác định nguyên nhân và được can thiệp điều trị kịp thời bằng các biện pháp chuyên khoa cần thiết.

Xem thêm: 

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

18/04

hôm nay

19/04

Ngày mai

20/04

Ngày kìa

+

Khác