Những Tai Biến Khí Thở Oxy Thường Thấy Và Lưu Ý Cần Nhớ

Ngày đăng: 24/10/2022 Biên tập viên: An Nguyệt

Liệu pháp oxy hiện được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh suy hô hấp. Tuy nhiên, cũng có không ít những tai biến khí thở oxy xảy ra. Đó là những tai biến nào và bệnh nhân thở oxy tại nhà cần lưu ý gì? 

Liệu pháp oxy là như thế nào? Được sử dụng khi nào?

Liệu pháp oxy (còn được gọi bổ sung khí oxy) là một phương pháp được sử dụng trong y học nhằm cung cấp khí thở cho người bị mắc bệnh lý về hô hấp, nhất là suy hô hấp. Trong đó, người bệnh được thở với nồng độ oxy lớn hơn 21%.

Liệu pháp oxy được sử dụng phổ biến trong y học
Liệu pháp oxy được sử dụng phổ biến trong y học

Liệu pháp oxy có cơ chế ra sao?

Trong điều kiện bình thường, không khí bao gồm oxy (20.95%), carbonic (0.03%) và nitơ (79.02%). Với tỷ lệ này, con người có thể hít thở và sinh sống bình thường. Tuy nhiên, một số bệnh nhân gặp phải tình trạng thiếu oxy cần được chỉ định liệu pháp thở oxy để duy trì hoạt sống bình thường.

Các phương pháp điều trị cơ bản của liệu pháp oxy bao gồm dùng ống thông mũi, hầu (catheter, cannula), mặt nạ (mask) và lều oxy. Trong đó, dùng lều oxy ít phổ biến hơn cả.

Những trường hợp bệnh nhân được chỉ định liệu pháp thở oxy

Các nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu oxy bao gồm nuốt phải dị vật, khối u ở đường hô hấp, họng bị sưng phù hay một số bệnh lý như hen suyễn, bạch hầu, viêm phổi… Ngoài ra, một số bệnh cũng làm giảm oxy máu như thiếu máu, bệnh tim bẩm sinh hay suy tim…

Những trường hợp được chỉ định liệu pháp oxy bao gồm:

  • Bệnh nhân bị nghi ngờ thiếu oxy trong máu hoặc bị giảm oxy máu kèm một số biểu hiện như khó thở, thở dốc, bồn chồn, tim đập nhanh huyết áp tăng… Trường hợp bệnh nhân bị thiếu oxy máu mức độ nặng có thể kèm biểu hiện tím tái, thở chậm, tụt huyết áp hay rối loạn ý thức.
  • Bệnh nhân bị suy tim hoặc nhồi máu cơ tim cấp cũng được chỉ được liệu pháp thở oxy.
  • Bệnh nhân bị thương hay phẫu thuật có dấu hiệu nghi ngờ bị thiếu oxy.
  • Người mắc các bệnh lý về máu như rối loạn tạo máu, tan máu, thiếu máu…
XEM THÊM: Hướng Dẫn Các Cách Bấm Huyệt Cho Người Bị Tai Biến An Toàn
Liệu pháp oxy được chỉ định cho bệnh nhân suy tim, thiếu oxy trong máu
Liệu pháp oxy được chỉ định cho bệnh nhân suy tim, thiếu oxy trong máu

Một số sự cố và những tai biến khí thở oxy thường gặp

Là liệu pháp hiệu quả trong điều trị suy hô hấp song quá trình thực hiện thủ thuật này vẫn có thể xảy ra những tai biến khí thở oxy như sau:

  • Xẹp phổi: Trường hợp thở oxy liều cao kéo dài sẽ dần loại bỏ khí nitơ ra khỏi phổi. Trong khi đó, nitơ nằm tại chủ yếu tại phế nang, giúp phế nang không bị xẹp vào cuối thì thở ra. Khi khí nitơ bị loại khỏi phổi đồng thời thay bằng khí oxy. Lâu dần, oxy bị hấp thu và thể tích của các phế nang giảm dẫn tới hiện tượng xẹp phổi.
  • Giảm thông khí: Với những bệnh nhân mắc tăng CO2 mạn tính hoặc bệnh nhân COPD, việc thở oxy liều cao có thể gây ra hiện tượng giảm thông khí bởi ức chế trung tâm hô hấp gây đáp ứng với oxy thấp. Do đó, bệnh nhân COPD chỉ cho thở oxy không quá 3 lít/phút bằng oxy kính hoặc xông.
  • Ngộ độc oxy: Thở oxy liều cao kéo dài còn có nguy cơ gây ra xơ phổi, phù phổi, nhức đầu… Tình trạng ngộ độc oxy còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân.
  • Các biến chứng khác: Ngoài ra, thở oxy liều cao còn có thể gây ra một số biến chứng khác như bong võng mạc ở trẻ sinh non, giảm chức năng của bạch cầu, giảm hoạt động của các vi nhung mao ở đường dẫn khí.
ĐỌC THÊM: Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Tại Nhà
Những tai biến khí thở oxy thường gặp là giảm thông khí, ngộ độc oxy
Những tai biến khí thở oxy thường gặp là giảm thông khí, ngộ độc oxy

Lưu ý sử dụng máy thở tại nhà phòng chống những tai biến khí thở oxy

Để liệu pháp oxy mang lại hiệu quả cao, tránh những tai biến khí thở oxy, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ dẫn về kỹ thuật cũng như liều lượng. Bên cạnh đó, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Cần tạo không gian để bình oxy gọn gàng, thông thoáng, tránh va chạm trong quá trình sử dụng. Bình oxy nên đặt cách xa nguồn nhiệt, điện ít nhất 5 mét.
  • Tuyệt đối không sử dụng dao cạo điện phòng trường hợp dao phóng tia lửa điện gây cháy, nổ.
  • Để phòng hiện tượng cháy nổ, tuyệt đối không hút thuốc gần nơi để máy thở oxy.
  • Nên chuẩn bị sẵn các thiết bị chữa cháy phòng tình huống khẩn cấp.
  • Khi lắp ráp bình oxy, hãy đảm bảo chân tay, quần áo không dính dầu mỡ hay dung dịch chứa cồn như nước tay khô…
  • Nếu van hở gây tiếng xì, tuyệt đối không được tự ý sửa.
  • Người thân không được tùy tiện nạp khí lạ hay tự chiết khí.
  • Khi không sử dụng cần đóng tất cả các van và núm vặn, cố định bình chắc chắn và vận chuyển nhẹ nhàng.
  • Đừng quên lưu số điện thoại của nhà cung cấp để gọi khi có bất kỳ thắc mắc nào.
  • Lưu lại các số liệu trong quá trình sử dụng vào sổ cẩn thận, định kỳ hỏi bác sĩ chuyên môn tư vấn điều chỉnh lưu lượng thở phù hợp.
 Thở oxy tại nhà cần tuân thủ các kỹ thuật và liều lượng
Thở oxy tại nhà cần tuân thủ các kỹ thuật và liều lượng

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin hữu ích về những tai biến khí thở oxy. Để liệu pháp oxy đạt hiệu quả và tránh những biến chứng không mong muốn, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ lời dặn của bác sĩ, đảm bảo không gian để bình oxy thông thoáng, tránh xa nguồn nguồn lửa, điện…

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

24/04

hôm nay

25/04

Ngày mai

26/04

Ngày kìa

+

Khác