Phương Pháp Phục Hồi Chức Năng Gãy Mâm Chày Hiệu Quả Nhất
Xương mâm chày là một trong những phần quan trọng của đầu gối, có tác dụng hỗ trợ việc đi lại, gập gối giữ thăng bằng. Khi chúng ta đi lại, cầu xương đùi lồi ra và đè lên mâm chày cùng trọng lượng cơ thể dồn xuống cẳng chân. Như vậy gần như xương mâm chày phải chịu sức lực của toàn bộ cơ thể. Vì vậy khi gặp chấn thương, sau khi điều trị phải thực hiện phục hồi chức năng gãy mâm chày, đảm bảo việc đi lại, vận động được diễn ra bình thường nhất.
Nguyên nhân gây gãy mâm chày là gì? Bệnh có thể phục hồi được không?
Xương chày hay xương bánh chè là một bộ phận đặc biệt quan trọng của xương đầu gối làm nhiệm vụ chính trong việc co, gập, duỗi gối, tải trọng cơ thể cũng như giúp cử động khớp gối trở nên nhẹ nhàng hơn.
Gãy mâm chày là phần xương này bị gãy hoặc tổn thương, ảnh hưởng cả đến những khớp còn lại. Nguyên nhân gây tình trạng vỡ xương bánh chè chủ yếu là do tác động mạnh, đột ngột, vào vị trí này. Thường xảy ra nhất là do tai nạn giao thông xe máy, chấn thương trong các hoạt động thể dục thể thao. Mâm chày trực tiếp tác động xuống mặt đường, vật cứng, hoặc các cú ngã trong tư thế đầu gối bị vặn xoắn, ngã đè lên xương mâm chày.
Bị gãy xương bánh chè ảnh hưởng trực tiếp đến cẳng chân và đầu gối. Người bệnh khi gặp tình trạng này cần sớm được điều trị và thực hiện phục hồi chức năng gãy mâm chày để tránh những biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Vậy gãy mâm chày có thể hồi phục trở lại như người bình thường được hay không?
Câu hỏi này được khá nhiều người bệnh quan tâm, tìm hiểu. Trên thực tế, người bị gãy xương mâm chày có thể hồi phục trở lại như người bình thường được không còn phụ thuộc vào mức độ gãy xương, tính nghiêm trọng chấn thương như thế nào. Trong y học hiện đại, gãy xương mâm chày được chia thành 5 kiểu, từ loại I đến loại V với mức độ nghiêm trọng.
Tình trạng nhẹ, chỉ cần bó bột, dùng thuốc kháng viêm, giảm đau và thực hiện vật lý trị liệu, tình trạng sức khỏe sẽ khá lên rất nhanh và chân có thể hoạt động trở lại như bình thường. Nhưng với đối tượng gặp chấn thương nghiêm trọng, việc điều trị phải kết hợp phẫu thuật kết xương, dùng nẹp nâng đỡ, cố định ổ gãy bằng khung bất động ngoài,… Thời gian kéo dài, điều trị bảo tồn, kết hợp vật lý trị liệu, tình trạng sức khỏe mới có những chuyển biến tốt.
Trong quá trình điều trị, phục hồi chức năng gãy mâm chày rất quan trọng và cần thiết. Mục đích tránh tình trạng khô cứng ổ khớp, teo cơ, tập cho chân quen dần với trọng lực cơ thể, vận động trở lại như người bình thường.
Nguyên tắc phục hồi chức năng gãy mâm chày
Bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật bắt nẹp vít để cố định mâm chày cần thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng từ sớm, để có thể nhanh chóng trở lại tình trạng vận động như ban đầu. Để càng lâu, việc phục hồi càng khó khăn và có thể để lại những hệ quả không muốn, khớp gối có thể bị dị tật suốt đời, teo cơ đầu đùi, hoặc teo cơ toàn bộ phần bị gãy dẫn đến liệt nửa thân dưới.
Trong nhiều trường hợp nặng hơn không lấy lại khả năng vận động, khớp gối dễ bị thoái hóa, tuần hoàn máu không cung cấp đủ canxi và khoáng chất khiến vị trí mâm chày bị hoại tử. Do đó, tập vật lý trị liệu từ sớm là một trong những nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất, người bệnh cần áp dụng khi phục hồi chức năng vỡ mâm chày.
Thứ hai trong nguyên tắc phục hồi chức năng chính là cố định tốt điểm gãy trong giai đoạn bất động. Bên cạnh tập luyện cần giảm đau, chống phù nề ở khớp đầu gối, chống huyết khối tĩnh mạch.
Thứ ba, khi tập luyện, các bài tập cần kết hợp từ cẳng chân, đầu gối lên bắp đùi để khôi phục chức năng vận động hoàn toàn, gia tăng sức mạnh dẻo dai nhóm cơ vùng đùi và cẳng chân. Lấy lại hoạt động bình thường cho người bệnh, khôi phục dáng di như ban đầu.
Hướng dẫn phục hồi chức năng vận động của xương chày
Từ nguyên tắc phục hồi chức năng được chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng gãy xương chày như sau:
- Từ ngày 1 đến ngày 3 sau khi phẫu thuật, bệnh nhân thực hiện tập luyện thụ động tại giường, dạng khép chân. Dưới sự hỗ trợ của người thân, tập ngồi dậy và xoa bóp vùng khớp gối, xương bánh chè di động nhẹ nhàng, tập duỗi các ngón chân và cổ chân. Đồng thời thường xuyên theo dõi khớp gối và bàn chân có bị sưng phù hay không.
- Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, bệnh nhân tự tập ngồi dậy và xoa bóp vùng cơ đùi, xương bánh chè, khớp gối thả lỏng, tập di động, bắt đầu cho hai chân xương giường thả lòng và làm quen dần với nạng để bắt đầu những tập đi trở lại.
- Từ 10 ngày đến 15 ngày, bệnh nhân có thể tập đứng và tập đi, làm quen dần với việc đi lại có sự hỗ trợ của nạng, xoa bóp khớp gối thường xuyên tránh làm teo cơ ở vị trí này. Tập sức mạnh của dùi, xoa bóp các nhóm cơ ở mặt sau của cẳng chân, tăng dần tốc độ. Bệnh nhân nên tập luyện tại nhà thường xuyên hoặc đến các cơ sở trung tâm vật lý trị liệu có sự hỗ trợ của kỹ thuật viên để giảm không co cứng cơ, cứng khớp và giảm sưng, phù nề.
- Từ 15 ngày đến một tháng sau, thời điểm này, đầu gối đã có thể gập từ 60 đến 90 độ, người bệnh bắt đầu dồn trọng lực sang cho chân bị gãy mâm chày. Tập đi lại nhiều hơn để máu có thể lưu thông dễ dàng và chịu lực lên mâm chày cùng các nhóm cơ đùi.
- Từ 4 tuần đến 8 tuần, lúc này tình trạng chân bị gãy mâm chày của người bệnh đã tốt hơn rất nhiều, chân không còn bị sưng, phù nề. Bệnh nhân có thể tập đi cùng đeo tạ chân để các nhóm cơ cẳng chân, cơ tứ đầu gối chịu được trai trọng của cơ thể. Vận động khớp gối tối đa, tập duỗi thả chân xuống giường để lấy lại khả năng vận động tốt nhất.
Sau khoảng 2 tháng tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng gãy mâm chày, tình trạng sức khỏe bệnh nhân sẽ được cải thiện, lấy lại chức năng gấp duỗi từ 90 đến 120 độ. Bệnh nhân tập luyện chuyên sâu cùng kỹ thuật viên theo phác đồ phù hợp với tình trạng bản thân, nhanh chóng lấy lại khả năng vận động và khôi phục trở lại như bình thường sau 3 – 5 tháng.
Lưu ý trong quá trình thực hiện phục hồi chức năng gãy mâm chày
Quá trình thực hiện phục hồi chức năng gãy mâm chày, người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ đã đưa ra đồng thời ghi nhớ những lưu ý sau đây:
- Tập luyện phục hồi chức năng gãy mâm chày cần sự kiên trì, cố gắng và nỗ lực. Thời gian đầu việc đi lại rất khó khăn và cần sự hỗ trợ của gia đình trong việc tập luyện cũng như sinh hoạt hằng ngày. Gia đình người bệnh cần tác động tâm lý thật tốt, tập luyện chăm chỉ mỗi ngày mới có kết quả tốt nhất.
- Trong quá trình tập luyện, để đảm bảo tốt nhất, người bệnh nên đến các trung tâm hỗ trợ có kỹ thuật viên, bác sĩ giám sát, nhất là thời gian đầu không nên tự tập tại nhà. Không may sự cố xảy ra sẽ ảnh hưởng đến chức vận động của chân.
- Tái khám định kỳ hoặc khi gặp tình trạng chân đau, việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả, ổ xương bị gãy, sưng nề, lệch, biến dạng.
- Quá trình tập phục hồi chức năng gãy mâm chày, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và ăn uống khoa học. Tăng cường những thực phẩm tốt cho xương khớp nói riêng và sức khỏe nói chung.
- Nghỉ ngơi điều độ, không nên tập luyện quá gắng sức mà kết hợp tập – nghỉ – tập – nghỉ mỗi ngày. Vừa tập luyện vừa duy trì thể trạng tốt nhất.
Phục hồi chức năng gãy mâm chày là một quá trình kéo dài từ 3 – 6 tháng, tùy tình trạng và khả năng tập luyện của mỗi người mà thời gian nhanh hay chậm là khác nhau. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn và nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi, Đông Phương Y Pháp sẽ hỗ trợ giải đáp chi tiết nhất.
Click xem ngay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!