Chương Trình Phục Hồi Chức Năng Thoái Hóa Khớp Gối Và Lưu Ý

Ngày đăng: 21/05/2023 Biên tập viên: Thu Hà

Trong quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp, vật lý trị liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa biến chứng, đồng thời người bệnh có thể nhanh chóng lấy lại khả năng vận động. Theo các chuyên gia, chương trình phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối được thực hiện ngay khi áp dụng biện pháp chữa bệnh, tuy nhiên kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự cố gắng, nỗ lực tập luyện, tình hình sức khỏe và mức độ đáp ứng của người bệnh. 

Mục đích của phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối là gì?

Phục hồi chức năng là chương trình được áp dụng phổ biến với các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối. Thoái hóa là vấn đề về xương khớp thường gặp ở cả người lớn tuổi và thanh niên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, làm hạn chế khả năng vận động. Khi điều trị, bên cạnh việc dùng thuốc và một số biện pháp can thiệp ngoại khoa, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân áp dụng vật lý trị liệu hoặc bài tập phục hồi chức năng.

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối được chỉ định phương pháp phục hồi chức năng
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối được chỉ định phương pháp phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối dù không thể chữa khỏi những tổn thương do thoái hóa nhưng giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt, cải thiện phạm vi hoạt động của các khớp.

Thông thường, chương trình phục hồi chức năng được xây dựng mang tính cá nhân hóa, phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng người. Các chuyên gia cho biết, mục đích của chương trình phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối đó là:

  • Hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối, ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
  • Khắc phục các tổn thương, khuyết tật và cải thiện chức năng của khớp gối.
  • Giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, ngăn ngừa tình trạng rối loạn và chấn thương.
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng cho người bệnh.
  • Hạn chế tình trạng suy yếu, khuyết tật, loại bỏ nguy cơ mất chức năng khớp vĩnh viễn.
  • Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới.
  • Xây dựng kế hoạch cụ thể để người bệnh tự tập luyện tại nhà.

Chương trình phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối cụ thể

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối như bài tập vật lý trị liệu, sử dụng đèn hồng ngoại, tác động nhiệt,… Sau khi thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe để xây dựng kế hoạch trị liệu phù hợp, có thể chỉ định bệnh nhân kết hợp nhiều biện pháp để đẩy nhanh quá trình điều trị và đạt được hiệu quả cao nhất.

Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối cơ bản

Ở giai đoạn thoái hóa khớp mới khởi phát, các triệu chứng chưa nghiêm trọng, người bệnh được yêu cầu dùng thuốc và một số biện pháp điều trị khác thay cho phẫu thuật. Lúc này, để cải thiện tình trạng bệnh, tránh thoái hóa tiến triển ở mức độ nặng hơn và duy trì khả năng vận động, người bệnh nên áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối. Cụ thể:

Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối gồm nhiều bài tập khác nhau
Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối gồm nhiều bài tập khác nhau

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cải thiện chức năng, đồng thời tăng cường cơ bắp, tính linh hoạt của khớp gối. Một số biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng đó là:

  • Dùng xung điện: Xung điện có thể kích thích các dây thần kinh ở quanh khớp gối, cải thiện tình trạng đau nhức rất tốt.
  • Chiếu laser: Đây là phương pháp phổ biến giúp các khớp gối được tái tạo nhanh hơn, ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm lan rộng, đặc biệt giúp giảm đau, thư giãn các cơ quanh khớp.
  • Sử dụng dòng điện Faradic và Galvanic: Hai dòng điện này được sử dụng rất nhiều nhằm mục đích đưa thuốc giảm đau vào trong khớp gối, khắc phục các cơn đau nhanh chóng, hiệu quả.
  • Chiếu tia hồng ngoại: Áp dụng cho trường hợp bị thoái hóa khớp gối nặng, có biểu hiện co thắt hoặc cứng khớp. Tia hồng ngoại có thể làm nóng vùng khớp bị tổn thương, khắc phục tình trạng đau nhức, ngăn ngừa khớp bị co cứng.
  • Chiếu sóng ngắn: Phương pháp này thích hợp với người bị thoái hóa khớp gối mãn tính, đi kèm triệu chứng đau cứng, co thắt khớp gối thường xuyên. Nhiệt sóng tác động sẽ ức chế các sợi dẫn truyền thần kinh báo tín hiệu đau, giảm căng thẳng thần kinh, chống viêm, ngăn ngừa sưng, phù nề hiệu quả.

Vận động trị liệu

Trong các phương pháp phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối, vận động trị liệu được áp dụng phổ biến và cho hiệu quả cao nhất vì có thể khôi phục khả năng di chuyển, vận động cho người bệnh. Lúc này, bạn nhân được hướng dẫn các bài tập một cách chi tiết, có thể có sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng hoặc không.

1. Sử dụng ghế tựa lưng

Bài tập này có thể giúp kéo giãn hệ thống gân cơ ở bắp chân, nâng cao sức khỏe cho bắp chân, khớp gối, cải thiện tình trạng đau nhức, cứng khớp. Cách thực hiện:

  • Người bệnh cần đứng thẳng người, cho chân phải ra sau và giữ chân thẳng sao cho gót chân phải và chân trái cùng nằm trên một đường thẳng.
  • Tiếp đến khuỵu chân trái xuống, giữ đầu gối không vượt qua ngón chân cái.
  • Cúi người về phía trước, dùng 2 tay giữ thành ghế để tạo điểm tựa chắc chắn, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 15 giây rồi trở về trạng thái ban đầu, thực hiện tương tự với bên còn lại.
  • Người bệnh có thể áp dụng 3 lần cho một bên, thực hiện hàng ngày.
Người bệnh nên tập luyện thường xuyên để tránh biến chứng
Người bệnh nên tập luyện thường xuyên để tránh biến chứng

2. Bài tập với dây vải

Đây là bài tập có thể tăng mức độ dẻo dai cho hệ thống gân bao quanh khớp gối, qua đó tăng cường sự linh hoạt và khả năng vận động của khớp. Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn khởi động trong khoảng 3 – 5 phút để làm nóng cơ thể.
  • Lúc này nằm ngửa trên sàn, đưa chân phải lên cao, sử dụng dây vải để vòng qua bàn chân.
  • Tiếp đến dùng 2 tay kéo 2 đầu dây vải thật căng, giữ chân thẳng.
  • Để nguyên tư thế này trong khoảng 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu, thực hiện tương tự với chân còn lại.
  • Bài tập với dây vải này nên thực hiện mỗi bên 3 – 5 lần.

3. Tập tăng cường sức mạnh cho khối cơ bắp

Các bài tập tăng cường sức mạnh cho khối cơ bắp có thể giảm bớt áp lực lên khớp gối, giảm đau nhức nhanh chóng, đặc biệt hồi phục khả năng vận động của khớp. Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa trên sàn, duỗi thẳng 2 chân.
  • Tiếp đến bạn chống 2 khuỷu tay xuống sàn, gập đầu gối bên phải.
  • Lúc này đưa chân trái lên, giữ chân trái cách mặt sàn khoảng 50cm.
  • Bạn giữ thẳng chân trái khoảng 3 giây, để các ngón chân hướng lên trên, sau đó hạ chân trái xuống và thực hiện tương tự với bên còn lại.
  • Chú ý lặp lại động tác này khoảng 7 – 10 lần mỗi chân.

4. Bài tập tăng cơ đùi, cơ hông

Theo các chuyên gia, bài tập tăng cường cơ đùi, cơ hông giúp hạn chế áp lực lên khớp gối, ngăn ngừa cơn đau lan tỏa trên diện rộng, phục hồi chức năng cho các chi dưới. Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng trên ghế tựa, đẩy chân phải sát vào ghế.
  • Bạn nhón gót chân phải lên, dồn áp lực về phía các ngón chân.
  • Tiếp đến nhấc chân trái ra khỏi sàn và co đầu gối lên, giữ trong khoảng 5 giây.
  • Sau đó hạ chân xuống, thực hiện tương tự đối với bên chân còn lại.
  • Với bài tập tăng cơ đùi, cơ hông, cần lặp lại mỗi bên 10 lần.
Sử dụng ghế để phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
Sử dụng ghế để phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối

5. Bài tập đứng thẳng và vịn vào thành ghế

Người bệnh sẽ sử dụng ghế tựa lưng để hỗ trợ đứng thẳng và vịn vào thành ghế. Cách thực hiện vô cùng đơn giản nhưng giúp thư giãn toàn bộ chi dưới, giải phóng áp lực chèn ép dây thần kinh ở bắp chân. Cách thực hiện:

  • Đầu tiên đứng thẳng, 2 tay vịn vào thành ghế, đảm bảo chắc chắn.
  • Người bệnh nhón gót chân lên để dồn áp lực vào mũi chân.
  • Giữ nguyên tư thế này trong 3 – 5 giây rồi hạ thấp gót chân xuống.
  • Nên lặp lặp lại động tác này khoảng 10 lần và duy trì thực hiện hàng ngày.

Nhiệt trị liệu

Không chỉ vận động trị liệu mà nhiệt trị liệu cũng được áp dụng trong chương trình phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối. Có 2 cách phổ biến là chườm nóng hoặc chườm lạnh, tùy từng tình trạng cụ thể, người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.

  • Chườm nóng: Khi chườm nóng, nhiệt độ cao giúp mạch máu giãn nở và dễ dàng lưu thông, từ đó giảm nhanh cơn đau khớp gối, thúc đẩy quá trình chuyển hóa dưỡng chất. Người bệnh có thể chườm muối nóng, chườm đắp thảo dược
  • Chườm lạnh:

Chương trình phục hồi chức năng sau khi thay khớp gối

Những trường hợp bị thoái hóa khớp gối ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa các tổn thương, giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động, tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt. Tùy từng trường hợp mà người bệnh được thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp gối. Sau khi phẫu thuật, áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối là việc làm cần thiết.

Giai đoạn 1 – Khoảng 1 tuần đầu sau phẫu thuật:

  • Người bệnh chườm lạnh để giảm đau, chống sưng viêm.
  • Tập nâng cao đầu gối hơn so với cơ thể sau 3 – 5 ngày phẫu thuật.
  • Tiến hành các bài tập chủ động và thụ động để vận động khớp, tăng khả năng vận động.
  • Tập những hoạt động cho khớp mới, nâng cao khả năng kết hợp giữa xương bánh chè và các khớp.
  • Vận động cơ tứ đầu đì, chú trọng đến việc làm rộng các cơ bên trong.
  • Tập mở rộng chuyển động chân, đi lại với nạng hoặc gậy hỗ trợ.
Tập đi lại bằng nạng để giúp khớp gối vận động tốt hơn
Tập đi lại bằng nạng để giúp khớp gối vận động tốt hơn

Giai đoạn 2 – Sau phẫu thuật 1 – 6 tuần:

  • Người bệnh vẫn cần áp dụng các biện pháp giảm đau, kháng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Tập di chuyển nhiều hơn với gậy chống và đeo nẹp hỗ trợ khớp gối di chuyển.
  • Thực hiện các bài tập nhằm mục đích kéo giãn chi dưới.
  • Bắt đầu tập đi xe đạp, một số bài tập dưới nước.
  • Tập luyện để hỗ trợ cải thiện dây thần kinh chi dưới.
  • Người bệnh cần tập vận động các khớp cổ chân.

Giai đoạn 3 – Sau phẫu thuật từ 6 – 10 tuần:

  • Nếu vẫn còn cảm giác đau nhức và hiện tượng sưng viêm, người bệnh có thể áp dụng biện pháp giảm đau, chống viêm tương tự 2 giai đoạn trước.
  • Thực hiện những bài tập được chỉ định giống ở giai đoạn 2.
  • Người bệnh tập di chuyển bằng nạng có tì, khoảng 25% trọng lượng cơ thể, sau mỗi 3 ngày sẽ tăng lên 25% hoặc tập luyện bằng nạng trong 2 tuần nếu chịu được trọng lượng.
  • Chú trọng đến các bài tập trên cao như nâng xe đạp, đi bộ không cần dụng cụ hỗ trợ.

Giai đoạn 4 – Sau phẫu thuật từ 10 – 20 tuần:

  • Tiếp tục thực hành các bài tập tăng cường sức mạnh ở cả 2 chân.
  • Tập bài tập cải thiện chức năng khớp gối với dụng cụ chuyên dụng, có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu sức khỏe ổn định, người bệnh có thể chạy bộ nhẹ.

Giai đoạn 5 – Sau phẫu thuật 20 – 24 tuần:

  • Bệnh nhân được yêu cầu thăm khám để kiểm tra lại mức độ tổn thương.
  • Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối đặc thù.
  • Thực hiện bài tập tăng cường sức mạnh chi dưới tương tự giai đoạn 4, kết hợp bài tập để tăng độ dẻo dai của khớp.
  • Cần kiểm tra lại kết quả phục hồi chức năng thoái hóa khớp để đánh giá kết quả sau điều trị.
Sau khoảng 24 tuần, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để kiểm tra quá trình phục hồi
Sau khoảng 24 tuần, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để kiểm tra quá trình phục hồi

Lưu ý khi phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối

Áp dụng biện pháp phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối được chuyên gia khuyến khích nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương và khôi phục chức năng vận động. Trong quá trình phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối, cần chú ý những vấn đề sau:

  • Các bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ, chuyên gia vì nếu tự ý tập luyện có thể sai kỹ thuật, ảnh hưởng xấu đến các khớp và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh nên lựa chọn các bài tập mức độ vừa sức, sau đó mới tăng dần mức độ, không nên gắng quá sức sẽ gây nhiều áp lực cho khớp gối.
  • Cần tập luyện từ từ, liên tục mỗi ngày và kiên trì trong thời gian dài để hỗ trợ khớp gối phục hồi chức năng tốt nhất.
  • Nên kết hợp nhiều bài tập, biện pháp phục hồi chức năng sẽ rút ngắn thời gian điều trị và cho kết quả như mong đợi.
  • Tốt nhất sau khi thức dậy vào buổi sáng, nên dành 3 – 5 phút để co giãn đầu gối sẽ giúp ngăn ngừa hiện tượng co cứng khớp.
  • Người thoái hóa khớp gối không nên nằm, đứng, ngồi lâu trong một tư thế, nhất là ngồi xổm và cũng tránh vận động khớp gối quá nhiều.
  • Trong quá trình tập luyện, nếu cơn đau diễn ra nhiều hơn, có hiện tượng sưng khớp, tấy đỏ, phù nề hoặc chảy dịch tại vị trí phẫu thuật, cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám.
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi, khoáng chất, tránh xa đồ ăn có hại cho sức khỏe tổng thể.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, không làm việc quá sức, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, đặc biệt phải kiểm soát tốt căng thẳng, stress vì đây là yếu tố khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu những trường hợp không thể tự tập luyện tại nhà, có thể tìm đến các trung tâm phục hồi chức năng uy tín để được hướng dẫn, hỗ trợ, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị, ngăn ngừa bệnh tiến triển ở mức độ nghiêm trọng hơn. Mặc dù khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết thực hiện đúng cách, đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao. Do vậy người bệnh cần chú ý lắng nghe sự hướng dẫn, chỉ định từ các chuyên gia, bác sĩ để áp dụng. Nếu xuất hiện những bất thường trong quá trình điều trị, bạn cần nhanh chóng liên hệ chuyên gia để được kiểm tra, xử lý, tránh biến chứng nguy hiểm.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    29/03

    hôm nay

    30/03

    Ngày mai

    31/03

    Ngày kìa

    +

    Khác