Phục Hồi Chức Năng Vỡ Xương Bánh Chè Như Thế Nào Hiệu Quả Cao?

Ngày đăng: 26/05/2023 Biên tập viên: Thu Hà

Vỡ xương bánh chè là chấn thương thường gặp do nhiều nguyên nhân, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nếu không được xử lý từ sớm. Khi bị tổn thương ở vị trí này, ngoài các biện pháp điều trị, bác sĩ còn khuyến khích bệnh nhân tập luyện khôi phục chức năng. Vậy phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè như thế nào, tuân thủ nguyên tắc gì? Để nắm rõ những thông tin về vấn đề này, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên tắc phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè

Gãy xương bánh chè có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, sưng viêm và không thể duỗi gối ra như bình thường. Trong trường hợp để bệnh lý này kéo dài dai dẳng mà không tìm biện pháp can thiệp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Gãy xương bánh chè có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
Gãy xương bánh chè có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Theo các chuyên gia, nguyên tắc phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè đó là:

  • Lên kế hoạch phục hồi chức năng cụ thể cho từng trường hợp bệnh.
  • Hướng dẫn người bệnh từng bước trong quá trình phục hồi chức năng, đồng thời khuyến khích bệnh nhân chủ động tập luyện.
  • Khôi phục khả năng vận động của các bộ phận bị tổn thương.
  • Để đạt kết quả tốt, người bệnh phải kiên trì hàng ngày, không được nóng vội hay bỏ giữa chừng.
  • Thăm khám thường xuyên để kiểm tra độ phục hồi tổn thương và điều chỉnh phương pháp tập luyện.

Các phương pháp phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè hiệu quả

Thông thường những trường hợp bị gãy xương bánh chè sẽ được bác sĩ thăm khám, chụp chiếu, chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng để nắm rõ tình hình, mức độ tổn thương, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh điều trị, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân áp dụng chương trình phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè để đẩy nhanh quá trình lành thương, khôi phục chức năng của cơ quan này, từ đó giúp người bệnh vận động linh hoạt, dễ dàng hơn.

Các phương pháp phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè có sự khác nhau tùy từng giai đoạn cụ thể.

Giai đoạn bó bột

Những trường hợp vỡ xương bánh chè nhưng mức độ chưa nghiêm trọng, các tổn thương có thể phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định bó bột. Lúc này, phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè khi bó bột và sau bó bột sẽ không giống nhau.

Giai đoạn bó bột, nẹp

Đây là giai đoạn khớp gối bị bất động nên bệnh nhân được hướng dẫn các bài tập co cơ tĩnh trong nẹp hoặc bột, đặc biệt là vị trí cơ tứ đầu đùi. Với bài tập này, người bệnh nên thực hiện mỗi lần 10 giây, tập từ 10 – 15 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hoạt động cơ các vị trí khớp tự do như khớp hông, khớp mắt cá chân để kích thích tuần hoàn máu lưu thông, giúp các khớp trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn. Khi bột đã khô và chuẩn bị tháo, bệnh nhân nên tập đi với nạng, cố gắng tập chịu một phần sức nặng của cơ thể ở chân bệnh.

Phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè ở giai đoạn bó bột cần thận trọng
Phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè ở giai đoạn bó bột cần thận trọng

Giai đoạn tháo bột, nẹp

Đây là giai đoạn các tổn thương dần hồi phục hoàn toàn, người bệnh được áp dụng nhiệt trị liệu, xung điện, điện phân thuốc đến khớp gối để giảm cảm giác đau nhức, hạn chế co cứng khớp. Bệnh nhân có thể:

  • Tăng cường vận động thông qua kỹ thuật giữ nghỉ, có thể nhờ sự trợ giúp của người xung quanh.
  • Di động xương bánh chè từ chiều dọc sang chiều ngang, kết hợp xoa bóp để tránh tình trạng dính khớp xung quanh, đặc biệt là đối tượng cần phẫu thuật.
  • Tập gập gối ở vị trí 90 độ sau 1 – 2 tuần trị liệu, sau đó 3 tháng, người bệnh có thể vận động khớp gối như bình thường.
  • Có thể sử dụng ghế chuyên dụng, tập tạ hoặc bao cát để tăng cường sức mạnh cho cơ đùi khi phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè.
  • Kết hợp thêm một số bài tập như đạp xe, bơi, xuống tấn, đi bộ lên, xuống cầu thang nếu tình hình sức khỏe ổn định.

Nếu bệnh nhân kiên trì tập luyện, thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên, xương bánh chè có thể phục hồi hoàn toàn sau khoảng 6 tháng điều trị.

Giai đoạn phẫu thuật

Những trường hợp vỡ xương bánh chè mức độ nghiêm trọng, tổn thương khó có thể tự phục hồi, người bệnh được chỉ định phẫu thuật để xử lý vết thương, thậm chí thay xương nhân tạo. Ở tình huống này, chương trình phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè được áp dụng sau khoảng 2 tuần phẫu thuật để tránh các khớp bị xơ cứng.

Bác sĩ khuyến khích người bệnh cố gắng gập, duỗi khớp gối đến 90 độ, đồng thời cách mỗi 2 giờ sẽ chườm lạnh trong khoảng 20 phút để giảm sưng đau, phù nề.

Bác sĩ khuyến khích người bệnh cố gắng gập, duỗi khớp gối sau phẫu thuật
Bác sĩ khuyến khích người bệnh cố gắng gập, duỗi khớp gối sau phẫu thuật

Bên cạnh đó, người bệnh được hướng dẫn tập các động tác co cơ hoàn toàn ở chân mới phẫu thuật, bao gồm vận động thụ động khớp gối và gập, duỗi từ 0 – 30 độ ở những ngày đầu sau mổ. Những ngày tiếp theo, độ co duỗi gối được tăng dần lên 90 độ, bệnh nhân kết hợp duỗi khớp gối, vận động khớp háng, cổ chân ở bên chân đã được can thiệp ngoại khoa.

Theo nguyên tắc, từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6 sau mổ, bệnh nhân cần liên tục vận động khớp gối để giảm đau, chống sưng viêm, phù nề, tăng cường sức mạnh các nhóm cơ đùi, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương và giúp khớp gối vận động linh hoạt.

Những trường hợp phẫu thuật, trong quá trình phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè vẫn cần áp dụng các bài tập hoặc bộ môn thể thao tương tự bệnh nhân bó bột. Bác sĩ thường hẹn lịch tái khám sau khi can thiệp ngoại khoa 2 tuần đầu và cách mỗi tháng trong vòng 6 tháng điều trị.

Bài tập phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè được chuyên gia khuyến khích

Thông thường, trong chương trình phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè, người bệnh được bác sĩ chỉ định áp dụng các bài tập vật lý trị liệu. Tùy từng mức độ bệnh, đối tượng mà các bài tập có thể không giống nhau, cụ thể:

Bài tập nâng cao chân khi nằm

Khi thực hiện bài tập nâng cao chân khi nằm, đầu gối của người bệnh sẽ được giữ thẳng và đưa lên cao, qua đó sẽ tăng cường sức mạnh của cơ bắp chân, cơ đùi trước, đùi sau, hỗ trợ ổn định đầu gối và phục hồi chức năng vận động hoàn toàn. Bên cạnh đó, bài tập nâng cao chân còn giúp cải thiện khả năng gấp, duỗi đầu gối đạt mức tối đa để bệnh nhân sớm lấy lại khả năng di chuyển, đi lại, sinh hoạt như bình thường.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn nằm trên sàn hoặc thảm, duỗi chân thẳng hoặc gập đầu gối và để bàn chân phẳng trên sàn.
  • Tiếp theo duỗi thẳng, nâng chân lên ở mức 45 độ và giữ nguyên tư thế này trong 10 giây.
  • Bạn hạ chân xuống và lặp lại tương tự với bên chân còn lại.
  • Thực hiện bài tập nâng cao chân khi nằm mỗi lần 10 lượt và 2 lần mỗi ngày.
Bài tập nâng cao chân khi nằm phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè
Bài tập nâng cao chân khi nằm phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè

Bài tập nâng cao chân khi ngồi phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè

Tương tự bài tập nâng cao chân khi nằm, nâng cao chân khi ngồi cũng giúp duy trì khối lượng cơ bắp, tăng sức mạnh cho các cơ, đồng thời giúp đầu gối di chuyển dễ dàng hơn. Bài tập này nằm trong chương trình phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè nhằm mục đích tăng mức độ mở rộng cho đầu gối sau chấn thương, hỗ trợ gối co duỗi linh hoạt, từ đó người bệnh nhanh chóng lấy lại khả năng vận động, di chuyển.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân bắt đầu với tư thế ngồi trên ghế, giữ lưng thẳng và chân buông lỏng ở mép ghế.
  • Nâng cao chân và duỗi thẳng một cách từ từ ở trước mặt, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây.
  • Tiếp đến bạn hạ chân xuống, lặp lại tương tự đối với chân còn lại.
  • Người bệnh thực hiện bài tập này từ 15 – 20 lần mỗi chân.

Bài tập căng cơ tĩnh tại cơ tứ đầu đơn giản

Những trường hợp cần phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè thường được bác sĩ chỉ định bài tập căng cơ tĩnh tại cơ tứ đầu. Bài tập này thích hợp cho đối tượng sau phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn, có tác dụng giảm đau, ổn định chức năng của đầu gối, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương sau khi gãy xương bánh chè.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên sẽ nằm trên giường hoặc thảm, duỗi thẳng chân đang bị tổn thương.
  • Tiếp đến bạn cuộn một chiếc khăn, đặt ngay bên dưới đầu gối.
  • Ấn đầu gối xuống dưới, kết hợp siết mặt cơ ở phía trước đùi, giữ nguyên tư thế này trong 10 giây, sau đó bạn lặp lại động tác này từ 5 – 7 lần.

Bài tập sử dụng dây kháng lực phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè

Người bệnh có mong muốn phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè có thể tập bài tập nâng chân có sự hỗ trợ của dây kháng lực. Khi thực hiện các động tác này thường xuyên, các cơ ở chân và hông sẽ được tăng cường sức mạnh, đồng thời chân được tăng sức bền và giảm tình trạng đau nhức, khó chịu. Bài tập nâng chân dùng dây kháng lực có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương của xương bánh chè, giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động, di chuyển.

Bài tập sử dụng dây kháng lực phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè
Bài tập sử dụng dây kháng lực phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm nghiêng trên sàn nhà hoặc thảm, cho hai chân vào trong dây kháng lực, giữ dây ở vị trí mắt cá chân.
  • Lúc này nâng một chân lên để chống lại lực cản của dây kháng lực, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 – 15 giây, kết hợp hít thở đều và siết cơ bụng, chân.
  • Sau đó bạn hạ chân xuống, đổi chân và thực hiện tương tự.
  • Bài tập nâng chân sử dụng dây kháng lực nên được thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 lượt.

Bài tập kéo giãn gân kheo

Bài tập kéo giãn gây kheo được đánh giá là hiệu quả, cho tác dụng tốt đối với các trường hợp bị chấn thương vỡ xương bánh chè. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, bài tập này sẽ hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ gân kheo, ổn định khớp gối, đồng thời tăng khả năng gập, duỗi gối và hông một cách linh hoạt.

Đặc biệt, kéo giãn gân kheo còn kích thích tuần hoàn máu lưu thông đến vị trí bị tổn thương, giúp xương bánh chè nhanh chóng phục hồi chức năng để người bệnh trở về với các hoạt động sinh hoạt bình thường.

Cách thực hiện:

  • Bạn bắt đầu với tư thế đứng thẳng, đặt một chân lên ghế.
  • Tiếp đến hãy nghiêng người về phía trước càng nhiều càng tốt, cố gắng để tay chạm vào các ngón chân cho đến khi cảm thấy căng tức phía sau của chân.
  • Lúc này giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác này 5 lượt mỗi lần và 3 lần mỗi ngày.
Bài tập kéo giãn gây kheo được đánh giá là hiệu quả
Bài tập kéo giãn gây kheo được đánh giá là hiệu quả

Bài tập trượt gót chân phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè

Thêm một bài tập phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè hiệu quả cho người bệnh đó là bài trượt gót chân. Bài tập này phù hợp với nhóm đối tượng cần phục hồi sau bó bột bất động hoặc sau phẫu thuật. Người bệnh sau một thời gian thực hiện sẽ thấy dây chằng trước được tăng cường sức mạnh, đồng thời khớp gối được ổn định và phục hồi chức năng nhanh hơn.

Khi tập luyện, chuyển động gót chân nhẹ nhàng sẽ giúp bệnh nhân giảm cảm giác đau nhức, hạn chế tình trạng cứng khớp, tăng tính linh hoạt cho đầu gối.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên ngồi thẳng lưng, đặt hai chân duỗi thẳng ở phía trước.
  • Người bệnh sử dụng thắt lưng hoặc khăn để vòng qua chân đang bị tổn thương, đặt giữa lòng bàn chân, dùng hai tay giữ chặt hai đầu khăn.
  • Cố gắng kéo gót chân về phía mông và dùng lực kéo khăn để tăng sức mạnh, giữ chân co trong 5 giây.
  • Chú ý thả lỏng các cơ trước khi trượt gót chân khỏi mông, giữ chân thẳng trong khoảng 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Người bệnh lặp lại bài tập trượt gót chân trong 5 phút, mỗi ngày thực hiện 3 lần.

Bài tập uốn cong đầu gối

Sau quá trình phẫu thuật hoặc bó bột, nếu xương bánh chè đang ở giai đoạn liền lại, người bệnh có thể áp dụng bài tập uốn cong gối thụ động. Đây là bài tập giúp tránh hiện tượng co cứng khớp gối, kích thích các cơ xung quanh và ổn định đầu gối. Ngoài ra, người bệnh khi tập luyện kiên trì còn giúp đầu gối linh hoạt, lấy lại chức năng vận động bình thường.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân ngồi trên ghế, giữ lưng thẳng.
  • Tiếp đến từ từ uốn cong đầu gối càng nhiều càng tốt.
  • Dùng chân lành để đẩy nhẹ phần gối ở chân còn lại để gối được uốn cong tối đa.
  • Người bệnh giữ nguyên tư thế này trong 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu, mỗi lần thực hiện 5 phút và tập luyện 3 lần trong ngày.
Bài tập uốn cong đầu gối hỗ trợ phục hồi chức năng rất tốt
Bài tập uốn cong đầu gối hỗ trợ phục hồi chức năng rất tốt

Lưu ý khi phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè

Phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè là quá trình dài mới đạt được hiệu quả như mong đợi và đảm bảo an toàn. Do đó khi thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng, người bệnh cần chú ý:

  • Người bệnh phải tuân thủ đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng nguy hiểm.
  • Cần kiên trì, chăm chỉ tập luyện hàng ngày, không có tâm lý chán nản, bỏ cuộc khi chưa đạt được kết quả cuối cùng.
  • Mới đầu, bệnh nhân nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, mức độ phù hợp, sau khi quen mới tăng mức độ, không nóng vội thực hiện động tác khó, gây sưng đau, chấn thương.
  • Nếu cảm thấy đau nhức, khó chịu khi tập luyện, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý ngay.
  • Có thể kết hợp nhiều bài tập để đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng.
  • Ngoài tập luyện, người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất để nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp tổn thương nhanh lành, tránh xa rượu bia, chất kích thích.
  • Nghỉ ngơi phù hợp, giữ tâm lý thoải mái, lạc quan, tích cực sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi.
  • Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra quá trình phục hồi tổn thương.

Phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè cần được chú trọng sau khi áp dụng các biện pháp điều trị. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần thăm khám, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và kiên trì trong thời gian dài, không nên bỏ cuộc.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    25/04

    hôm nay

    26/04

    Ngày mai

    27/04

    Ngày kìa

    +

    Khác