Phục Hồi Chức Năng Là Gì? Mục Đích Và Phương Pháp Phổ Biến

Ngày đăng: 19/05/2023 Biên tập viên: Thu Hà

Phục hồi chức năng bao gồm nhiều phương pháp với ưu nhược điểm riêng, ứng dụng trong các trường hợp khác nhau. Các biện pháp này có thể hỗ trợ điều trị, khôi phục khả năng vận động, di chuyển cho người bệnh bị các vấn đề về xương khớp hoặc cải thiện tâm lý cho một số trường hợp. Đây được biết đến là một lĩnh vực quan trọng của Y học. Tham khảo nội dung được chia sẻ trong bài viết dưới đây để nắm rõ khái niệm, mục đích, nguyên tắc và một số hình thức của chương trình tập luyện này. 

Phục hồi chức năng là gì? Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả

Phục hồi chức năng chính là chương trình tập luyện nằm trong phác đồ điều trị bệnh được bác sĩ chỉ định. Đây cũng là một trong 3 thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong y khoa và là một chuyên ngành của y học, có chức năng nghiên cứu, ứng dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để cải thiện tình trạng bệnh hoặc khôi phục chức năng của một số cơ quan trong cơ thể sau quá trình chữa bệnh.

Phục hồi chức năng chính là chương trình tập luyện nằm trong phác đồ điều trị bệnh
Phục hồi chức năng chính là chương trình tập luyện nằm trong phác đồ điều trị bệnh

Đa số những trường hợp bị chấn thương thường lựa chọn biện pháp điều trị nhanh chóng nhưng ít chú ý đến việc duy trì sức khỏe ổn định, lâu dài, lấy lại khả năng di chuyển, vận động, dễ dàng sinh hoạt, làm việc. Lúc này, áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng được khuyến khích để cải thiện, khôi phục chức năng của các bộ phận, cơ quan đang gặp vấn đề, ngăn ngừa bệnh tái phát, tránh nguy cơ liệt hay tàn phế.

Hiệu quả của quá trình phục hồi chức năng ở mức độ cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Hiện trạng sức khỏe của từng đối tượng bệnh nhân.
  • Sự hỗ trợ bởi những người xung quanh.
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, những chấn thương hoặc rối loạn trong cơ thể.
  • Khả năng đáp ứng với các biện pháp được áp dụng.
  • Nguy cơ tàn phế của từng trường hợp.
  • Loại hay mức độ nghiêm trọng của dạng khiếm khuyết bệnh nhân đang gặp phải.

Nguyên tắc điều trị

Khi tìm hiểu về phục hồi chức năng, bạn nên hiểu rõ những nguyên tắc điều trị để dễ dàng thực hành, áp dụng:

  • Có thái độ tôn trọng người khuyết tật, gia đình người khuyết tật và cộng đồng trong suốt quá trình điều trị cho bệnh nhân.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng thể ban đầu để đánh giá đúng tình trạng, mức độ khuyết tật cũng như khả năng hồi phục của bệnh nhân.
  • Lựa chọn phương pháp áp dụng phù hợp, tập luyện đúng lúc, đúng thời gian, đúng hình thức, đúng kỹ thuật để rút ngắn thời gian phục hồi, nâng cao hiệu quả điều trị, phòng ngừa tổn thương thứ cấp.
  • Tạo cho người bệnh tâm lý thoải mái khi điều trị, bên cạnh đó, cần đảm bảo bệnh nhân duy trì việc vận động, tập luyện bài tập thể chất để nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện chức năng của các cơ quan, tránh tình trạng không vận động trong thời gian dài.
  • Với trường hợp đang có khả năng tự vận động, kỹ thuật viên không nên giúp đỡ, ưu tiên để người bệnh tự vận động để tránh phụ thuộc, mất sự tự tin và tính vận động. Khi tự thân vận động và có sự cố gắng hàng ngày, khả năng hồi phục sẽ được nâng cao.
  • Cần kết hợp đồng thời các biện pháp phục hồi chức năng, phòng bệnh, chữa bệnh để bệnh tình được cải thiện nhanh chóng, đạt kết quả tích cực.
  • Có thể thực hiện cùng lúc nhiều kỹ thuật như tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu.
Cần lựa chọn phương pháp áp dụng phù hợp, tập luyện đúng lúc
Cần lựa chọn phương pháp áp dụng phù hợp, tập luyện đúng lúc

Mục đích chính của phương pháp phục hồi chức năng

Các chuyên gia cho biết, phục hồi chức năng cần được thực hiện song song với quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, có thể kết hợp nhiều phương pháp để rút ngắn thời gian điều trị, nâng cao hiệu quả như vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu, sử dụng dụng cụ hỗ trợ,…. Theo đó, mục đích của phục hồi chức năng đó là:

  • Khôi phục chức năng cho các cơ quan, bộ phận đang bị tổn thương, rối loạn hoặc mất đi.
  • Ngăn ngừa nguy cơ tàn phế, bại liệt, tránh biến chứng nguy hiểm do bệnh lý gây ra.
  • Hỗ trợ hồi phục các giác quan bị rối loạn do bệnh lý.
  • Phục hồi chức năng có thể nâng cao hiệu quả điều trị do các bệnh lý khác gây ra.
  • Giúp bệnh nhân khôi phục khả năng vận động, di chuyển, sinh hoạt dễ dàng, không phụ thuộc vào những người xung quanh.
  • Các phương pháp được đưa ra giúp giúp bệnh nhân có thể tự lập, hòa nhập và thích nghi được với môi trường sống hiện tại, ổn định công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng, tránh nguy cơ bệnh tái phát trở lại sau khi áp dụng các biện pháp điều trị.
  • Giúp bệnh nhân phát triển tối đa khả năng còn lại về tinh thần, thể chất, kinh tế, xã hội, qua đó những người tàn tật có thể trở thành người có ích cho xã hội.

Các bệnh lý nào cần phục hồi chức năng?

Các biện pháp hồi phục chức năng có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt là những người khuyết tật, bị chấn thương ở hệ xương khớp, có vấn đề về mặt tâm lý hoặc có nguy cơ bị liệt. Theo các chuyên gia, những bệnh lý cần phục hồi chức năng đó là:

  • Viêm khớp, đau khớp, căng cơ, trật khớp, hội chứng cổ vai cánh tay do chấn thương, chơi thể thao gắng sức, lao động nặng nhọc thường xuyên có thể kết hợp điều trị phục hồi chức năng với các phương pháp khác. Những biện pháp thường được áp dụng trong trường hợp này là chiếu tia hồng ngoại IR, dùng sóng xung kích, chiếu tia laser, điện xung,…
  • Thoát vị đĩa đệm, đau lưng, sai khớp, vẹo cột sống hoặc viêm cột sống chưa dính khớp được điều trị, phục hồi chức năng thông qua máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS.
Phục hồi chức năng với qua máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS
Phục hồi chức năng với qua máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS
  • Thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp được chỉ định điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa bệnh tiến triển mức độ nặng, nâng cao sức khỏe xương khớp, cải thiện độ linh hoạt.
  • Sau phẫu thuật thay khớp, thay dây chằng gối, thần kinh cột sống hoặc phẫu thuật chấn thương sọ não, người bệnh thường được áp dụng bài tập để phục hồi chức năng vận động, tăng khả năng di chuyển cũng như độ linh hoạt của các chi.
  • Trường hợp rối loạn tâm lý, trầm cảm, tự kỷ hoặc stress do làm việc thường được điều trị tâm lý để thư giãn tinh thần, khôi phục tâm trạng, ngăn ngừa trầm cảm ở mức độ nghiêm trọng.
  • Trẻ em chậm nói, nói ngọng, bàn chân bẹt, chậm phát triển trí não cần phục hồi chức năng bằng các bài tập vật lý trị liệu hoặc ngôn ngữ trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Người có vấn đề về thần kinh, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, đau nửa đầu sẽ được chỉ định liệu pháp tâm lý để cải thiện bệnh.
  • Những trường hợp mắc bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tăng đường huyết cũng có thể áp dụng phương pháp phục hồi chức năng, cụ thể là quang trị liệu.

Ưu nhược điểm của các hình thức phục hồi chức năng

Hiện nay có 3 hình thức phục hồi chức năng chủ yếu đó là phục hồi chức năng tại viện – trung tâm, ngoài viện – ngoài trung tâm và dựa vào cộng đồng. Cụ thể:

Khôi phục chức năng tại viện – tại trung tâm

Đây là hình thức được nhiều người lựa chọn nhất vì khi thực hiện tại viện hoặc trung tâm, người bệnh sẽ được hướng dẫn, kiểm tra bởi các kỹ thuật viên, chuyên viên y tế.

Ưu điểm:

  • Có sự hướng dẫn chi tiết, bài bản bởi người có trình độ chuyên môn cao.
  • Hiệu quả phục hồi nhanh hơn tự tập luyện tại nhà.
  • Thời gian điều trị nhanh chóng, cho kết quả tích cực với những trường hợp bị bệnh ở mức độ nghiêm trọng, khó điều trị.
  • Bệnh nhân được tập luyện với nhiều trang thiết bị tối tân, hiện đại.

Nhược điểm:

  • Chi phí khá cao.
  • Phục hồi chức năng tại viện hoặc trung tâm sẽ gây bất tiện và làm mất thời gian của những người ở xa.
  • Hình thức này thường chỉ phục hồi được về mặt y học, không giúp đạt mục tiêu hòa nhập cộng đồng.
Khôi phục chức năng tại viện - tại trung tâm
Khôi phục chức năng tại viện – tại trung tâm

Khôi phục chức năng ngoài viện – ngoài trung tâm

Khi áp dụng hình thức này, những chuyên gia, bác sĩ của các viện, trung tâm sẽ đến địa phương để kiểm tra tình hình sức khỏe, hướng dẫn tập luyện để người bệnh phục hồi nhanh hơn.

Ưu điểm:

  • Người bị bệnh, tàn tật không phải di chuyển xa, vô cùng tiện lợi.
  • Mỗi lần hướng dẫn được số lượng người tàn tật nhiều hơn.
  • Bệnh nhân được phục hồi chức năng ngay tại môi trường họ sinh sống.
  • Giá thành phải chăng.

Nhược điểm:

  • Tốn kém chi phí cho các bác sĩ, chuyên gia khi thường xuyên phải di chuyển xa.
  • Không có đủ chuyên viên, kỹ thuật viên để đáp ứng nhu cầu.
  • Không được sử dụng trang thiết bị, máy móc hiện đại nên không thể phục hồi chức năng ở trình độ cao.

Khôi phục chức năng dựa vào cộng đồng

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được hiểu là cán bộ y tế, gia đình của người tàn tật được chuyển giao kỹ thuật thực hiện. Đồng thời bệnh nhân được phát hiện, phục hồi chức năng tại cộng đồng theo kỹ thuật thích nghi.

Ưu điểm:

  • Có tính xã hội hóa cao, bao gồm bệnh nhân, gia đình bệnh nhân, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đều có thể tham gia.
  • Khả năng thích nghi cao.
  • Chi phí phải chăng.
  • Hiệu quả phục hồi chức năng cao vì đạt được mục tiêu đáp ứng nhu cầu hội nhập của người tàn tật.
  • Số lượng bệnh nhân tham gia được nhiều nhất.
  • Phương pháp này mang ý nghĩa về khoa học, kinh tế và nhân văn.
  • Đây được xem là thành tố của chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Nhược điểm:

  • Không thể giải quyết được những trường hợp khó.
  • Không thể cá nhân hóa phương pháp điều trị cho người bệnh.
  • Hiệu quả chậm hơn những hình thức kể trên.
Khôi phục chức năng dựa vào cộng đồng
Khôi phục chức năng dựa vào cộng đồng

Những phương pháp phục hồi chức năng phổ biến hiện nay

Phục hồi chức năng gồm những gì là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế tùy thuộc từng đối tượng, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định một biện pháp riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều biện pháp cùng lúc. Hiện nay có các phương pháp hỗ trợ người bệnh cải thiện chức năng của các cơ quan phổ biến như sau:

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thường áp dụng với đối tượng gặp vấn đề về xương khớp như đau nhức, thoái hóa, thoát vị, gãy xương và sau quá trình phẫu thuật.

Tùy từng tình trạng, mức độ bệnh khác nhau, bác sĩ chỉ định bài tập vật lý trị liệu không giống nhau. Các phương pháp này có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm, khôi phục chức năng của bộ phận, cơ quan bị tổn thương, qua đó sức khỏe, tinh thần của bệnh nhân được cải thiện, có thể vận động linh hoạt, dễ dàng hơn.

Phục hồi chức năng tâm lý – thần kinh

Phục hồi chức năng tâm lý – thần kinh chính là tâm trị liệu, có tác dụng khôi phục khả năng nhận thức thần kinh cho người bệnh. Phương pháp này thích hợp với đối tượng bị giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng nhận thức do chấn thương hoặc một số lý do khác.

Đặc biệt, tâm trị liệu sẽ hỗ trợ bệnh nhân đạt được tâm lý thư giãn, thoải mái, loại bỏ căng thẳng, áp lực, stress và tránh tâm lý tiêu cực trong công việc, cuộc sống. Khi trí não tỉnh táo, người bệnh làm việc năng suất, hiệu quả hơn.

Phục hồi khả năng vận động

Phục hồi chức năng vận động còn được biết đến là vận động trị liệu, thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị chấn thương ở hệ xương khớp, cụ thể là chấn thương xương khớp, gãy xương, chèn ép tủy sống, chèn ép rễ thần kinh khiến khả năng vận động bị suy giảm, không thể sinh hoạt như bình thường.

Phục hồi khả năng vận động được áp dụng sau khi phẫu thuật hoặc kết hợp cùng lúc với các biện pháp điều trị nội khoa. Việc thực hiện riêng lẻ hoặc đồng thời sẽ được bác sĩ chỉ định dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình hình sức khỏe của bệnh nhân.

Vận động trị liệu để phục hồi khả năng vận động cho người bệnh sẽ bao gồm các bài tập nắn chỉnh xương khớp bằng tay hoặc máy móc chuyên dụng, bài tập kích thích khả năng vận động và độ linh hoạt của hệ xương khớp. Qua đó người bệnh được hồi phục chức năng, ngăn ngừa nguy cơ bại liệt, tàn phế.

Phục hồi chức năng vận động còn được biết đến là vận động trị liệu
Phục hồi chức năng vận động còn được biết đến là vận động trị liệu

Ngôn ngữ trị liệu

Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị tai biến hoặc những trẻ đang gặp vấn đề về giao tiếp. Ngôn ngữ trị liệu khắc phục tình trạng chậm nói, nói ngọng, khôi phục khả năng giao tiếp cho người bệnh, nhờ vậy bệnh nhân có thể nói chuyện rõ ràng, rành mạch như bình thường.

Những đối tượng trẻ bị khuyết tật câm điếc, khiếm thị hoặc người gặp biến chứng sau tai biến, bác sĩ hướng dẫn người bệnh sử dụng tay để thực hiện thủ ngữ hay tập viết nhằm mục đích hình thành khả năng nhận dạng chữ nổi cho người khiếm thị.

Hoạt động trị liệu

Hoạt động trị liệu là phương pháp giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, có thể tự làm việc, chăm sóc bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, hoạt động trị liệu còn giúp khôi phục khả năng vận động, nâng cao thể chất, tăng cường sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phương pháp này thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên, bác sĩ chuyên khoa và bệnh nhân cần đến viện, trung tâm trong thời gian đầu. Khi đã quen với các phương pháp, kỹ thuật, người bệnh được hướng dẫn thực hiện tại nhà hoặc ngoài cộng đồng.

Hoạt động trị liệu cũng là một phương pháp của phục hồi chức năng
Hoạt động trị liệu cũng là một phương pháp của phục hồi chức năng

Phương pháp khác

Ngoài 5 phương pháp chính được kể trên, phục hồi chức năng còn có:

  • Phục hồi thị lực: Giúp người bệnh cải thiện thị lực hoặc khắc phục tình trạng thị lực kém.
  • Phục hồi chức năng nghề nghiệp: Phương pháp này thường được áp dụng cho những đối tượng bị khuyết tật, không thể làm việc như bình thường. Quá trình phục hồi chức năng nghề nghiệp sẽ giúp duy trì khả năng hoạt động, làm việc tốt hơn.
  • Cai nghiện ma túy: Thông thường đối tượng bị nghiện rượu, nghiện ma túy sẽ được chỉ định trị liệu tâm lý, điều trị y tế để trở về trạng thái bình thường, từ đó chất lượng cuộc sống được cải thiện.

Phục hồi chức năng rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc, phương pháp áp dụng, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín và tham khảo ý kiến chuyên gia.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    29/03

    hôm nay

    30/03

    Ngày mai

    31/03

    Ngày kìa

    +

    Khác