Gợi Ý Bài Tập Phục Hồi Giọng Nói Sau Tai Biến Hiệu Quả Tại Nhà

Ngày đăng: 27/05/2023 Biên tập viên: Phương Hoa

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) chính là tình trạng bệnh nguy hiểm nhất xảy đến với mọi người, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Nếu kịp thời được bác sĩ can thiệp cũng ít nhiều để lại những di chứng về sau. Và rối loạn ngôn ngữ chính là hệ quả nặng nề nhất mà người bệnh có thể gặp phải. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể khắc phục được nếu kiên trì và dành nhiều thời gian tập luyện. Dưới đây, Đông Phương Y Pháp sẽ hướng dẫn bạn cách phục hồi giọng nói sau tai biến hiệu quả, có thể thực hiện tại nhà.

Rối loạn ngôn ngữ sau tai biến có mấy thể

Tai biến mạch máu não hay còn được biết đến là đột quỵ một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có diễn biến phức tạp và trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Rất nhiều người mắc đã phải đối mặt với nhiều biến chứng xấu và một trong số đó chính là chứng rối loạn ngôn ngữ. Một thống kê cho biết, 40% người bệnh bị tai biến mạch máu não bị chứng rối loạn ngôn ngữ.

Rối loạn ngôn ngữ là tình trạng rất phổ biến ở người sau tai biến mạch máu não
Rối loạn ngôn ngữ là tình trạng rất phổ biến ở người sau tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu làm tổn thương não bộ, khiến giọng nói bị méo tiếng. Khi người bệnh phát âm, bị mất nguyên âm cuối từ, nói lắp, bập bẹ không rõ tiếng. Bệnh nhân còn bị chuyển giọng, nhịp điệu tiếng nói và âm điệu của ngôn ngữ cũng thay đổi. Theo đó, dựa vào vị trí tổn thương não, di chứng rối loạn ngôn ngữ sau tai biến cũng được chia thành những trường hợp sau:

  • Tổn thương vùng sinh ngôn ngữ: Tình trạng này là trường hợp phổ biến nhất, bệnh nhân, hiểu được những gì mình muốn nói và những gì người đối diện đang nói chuyện nhưng lại không thể phát âm được. Hoặc nhiều nhất cũng chỉ nói được vài từ cơ bản. Những bệnh nhân bị tổn thương ở mức độ nhẹ, khả năng nói kém, dễ bị mệt, khó thở hơn, khó lặp lại câu nói của mình. Còn những người bị tổn thương gần như không nói được gì.
  • Tổn thương vùng hiểu ngôn ngữ: Bệnh nhân có thể nói được câu dài nhưng lại không hiểu hoặc một phần nhỏ những gì người khác nói. Câu nói của người bệnh cũng thường không rõ nghĩa, khó để lặp lại.
  • Đường dẫn truyền vùng sinh và hiểu ngôn ngữ bị tổn thương: Những bệnh nhân nhân này có khả năng nói và hiểu ý của người khác khá tốt nhưng không thể lặp lại câu nói của người khác và chính mình được.
  • Tổn thương toàn thể: Đây là trường hợp di chứng rối loạn ngôn ngữ, giọng nói nặng nề nhất. Bệnh nhân không nói được hoặc nói rất kém, hiểu ý của người đối diện cũng không rõ ràng.

Di chứng rối loạn ngôn ngữ do tai biến mạch máu não gây ra khiến người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp và truyền tải mong muốn, cảm xúc với người khác nhất là bác sĩ, người thân. Từ đó, bác sĩ sẽ khó khăn hơn trong việc tìm hiểu thể trạng của người bệnh mà chỉ có thể kiểm tra thông qua các chỉ số và thăm khám sức khỏe bên ngoài.

Việc không thể giao tiếp với người thân, không hiểu được lời động viên của người thân, khiến người bệnh ngày càng sống khép kín, mặc cảm và tự ti hơn, thậm chí là trầm cảm, sức khỏe suy yếu. Điều này khiến việc hồi phục sức khỏe trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy ngay sau khi tai biến và sức khỏe dần ổn định, người bệnh cần được tìm các biện pháp để phục hồi giọng nói sau tai biến, góp phần ổn định cuộc sống.

Có thể phục hồi giọng nói sau tai biến được không?

Vậy câu hỏi được đặt ra có thể phục hồi giọng nói sau tai biến mạch máu não được không? Theo các bác sĩ chuyên gia trong ngành cho biết, rối loạn ngôn ngữ sau tai biến có thể hồi phục được. Tuy nhiên quá trình lấy lại giọng nói sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương của người bệnh. Người thân có thể gợi nhớ giúp người bệnh nói ra những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày để có thể bắt đầu khôi phục lại giọng nói như trước đây.

Phục hồi giọng nói sau tai biến trở nên rất cần thiết
Phục hồi giọng nói sau tai biến trở nên rất cần thiết

Người bệnh cũng phải được bác sĩ chẩn đoán và đánh giá kỹ lưỡng mức độ rối loạn ngôn ngữ, phát âm để có được những bài tập phục hồi tốt nhất. Gia đình nên khuyến khích người bệnh phục hồi giọng nói sau tai biến từ từ, bằng việc nói những con số, bảng chữ cái đơn giản, mô tả đồ vật xung quanh để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt được tốt nhất trước.

Người bệnh tập từ dễ đến khó, không ép buộc và tạp không khí vui vẻ, hạnh phúc người tập có hứng thú hơn. Đặc biệt, việc phục hồi giọng nói sau tai biến phải được thực hiện càng sớm, càng tốt, khả năng hiệu quả sẽ cao hơn song song với đó cũng là dựa vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Cách phục hồi chức năng nói sau tai biến hiệu quả nhất

Các bài tập phục hồi giọng nói sau tai biến dưới đây góp phần hỗ trợ người bệnh sửa chữa những khiếm khuyết do di chứng rối loạn ngôn ngữ gây ra, giúp người bệnh có thể nói trở lại bình thường. Cùng tham khảo những bài tập đơn giản và có thể thực hiện tại nhà ngay dưới đây:

Bệnh nhân hiểu ý nhưng chưa nói được

Những bệnh nhân có thể hiểu ý nhưng chưa nói được nhiều từ sẽ dễ dàng hơn trong quá trình phục hồi giọng nói sau tai biến, cách tập nói như sau:

  • Người thân sử dụng tranh ảnh hoặc những hình vẽ về đồ vật xung quanh, nói lại với người bệnh, sau đó, yêu cầu nhắc lại để nhớ dần.
  • Người thân mô tả đồ vật để người bệnh tìm tên cho thích hợp, như: cái gì dùng để ăn cơm là bát, đũa, cái gì dùng để đánh răng là bàn chải,…
  • Nếu người bệnh chưa thể ngay lập tức nói tên đồ vật thì có thể dùng cử chỉ, hình thể để biểu đạt.
  • Để người bệnh vừa nói vừa ra dấu hiệu để giao tiếp sẽ tốt hơn.
  • Thời gian đầu nên bắt đầu nói với về những đồ vật gần gũi xung quanh, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Hãy bắt đầu tập luyện bằng những từ đơn giản nhất
Hãy bắt đầu tập luyện bằng những từ đơn giản nhất

Phục hồi giọng nói sau tai biến vưới người nói được vài từ đơn

Với những bệnh nhân đã nói được vài từ đơn nhưng chưa thể ghép thành những câu hoàn chỉnh có thể tập phục hồi như sau:

  • Người thân hỗ trợ người bệnh ghép những từ đơn thành những câu đơn giản, rồi bắt đầu nói, lâu dần thì tăng từ lên thành câu dài.
  • Quá trình tập giúp người bệnh cách lấy hơi để nói được câu dài.
  • Nên bắt đầu với những câu đơn giản để biểu đạt tình trạng bản thân như: Ăn cơm, đói bụng, đau, mất cảm giác,… vừa thuận tiện hơn trong quá trình sinh hoạt, hay khi thăm khám, bác sĩ cũng dễ năm srox được tình trạng sức khỏe hơn.
  • Gia đình và người bệnh cần thường xuyên tương tác, nói chuyện mỗi ngày để người bệnh có hứng thú, tiếp thêm động lực trong quá trình phục hồi giọng nói sau tai biến.
  • Khi tình trạng đã tốt hơn có thể đưa cho người bệnh đọc sách, báo,…
  • Cho người bệnh lắng nghe những bài hát, tin tức thời sự, đài radio, để ngâm nga, nhắc lại lời,… giọng nói sẽ nhanh chóng được cải thiện và trở về như trước kia.

Bệnh nhân hiểu kém

Với những đối tượng bị di chứng nặng, không những mất đi giọng nói, khó phát âm mà khả năng hiểu ý của người khác cũng trở nên kém hơn. Với những đối tượng này, người thân cần dành nhiều thời gian và sự kiên nhẫn với người bệnh. Dùng nhiều cử chỉ, dấu hiệu kết hợp cùng tên gọi để hướng dẫn.

Luôn kiên nhẫn và hướng dẫn người bệnh lấy lại giọng nói
Luôn kiên nhẫn và hướng dẫn người bệnh lấy lại giọng nói

Đặt từ 2 – 3 đồ vật trên bàn và yêu cầu người bệnh chỉ từng đồ vật. Nếu chỉ sai, dùng cử chỉ để mô tả đúng đồ vật cho người bệnh chỉ đúng. Phải giúp người bệnh hiểu được ý trong lời nói của người khác rồi mới bắt đầu tập nói với những chữ cái đến từ đơn và cuối cùng là đến câu dài.

Lưu ý trong quá trình phục hồi giọng nói sau tai biến cần nhớ nhất

Trong quá trình phục hồi giọng nói sau tai biến, người bệnh và cả người thân trong gia đình cần lưu ý những điều sau:

  • Cần sự kiên trì và thời gian dài để có thể khôi phục giọng nói như thời điểm trước.
  • Luôn động viên, khuyến khích người bệnh, thường xuyên nói chuyện, giao tiếp với họ để người bệnh có thêm sức mạnh vượt qua. Yếu tố tâm lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với người bệnh trong giai đoạn phục hồi chức năng.
  • Không áp lực tập luyện quá nhiều mà mỗi ngày chỉ cần vừa đủ, tạo môi trường thoải mái nhất cho người bệnh.
  • Tập luyện giọng nói kết hợp phục hồi chức năng vận động, người bệnh sẽ thấy có dấu hiệu khả năng thêm tinh thần hơn.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về các bài tập phục hồi giọng nói sau tai biến. Bạn đọc tham khảo và nếu còn thắc mắc hãy để lại câu hỏi, Đông Phương Y Pháp sẽ giúp bạn giải đáp hiệu quả.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    25/04

    hôm nay

    26/04

    Ngày mai

    27/04

    Ngày kìa

    +

    Khác