Các Tai Biến Khi Đặt Sonde Dạ Dày Hay Gặp Và Lưu Ý Cần Nhớ

Ngày đăng: 20/10/2022 Biên tập viên: Thu Hà

Sonde dạ dày được biết đến là thủ thuật hỗ trợ cho người không thể tự nhai nuốt hoặc sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh và hút dịch khi bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý. Tuy nhiên nếu không được thực hiện đúng cách, người bệnh có thể gặp phải một số tai biến khi đặt sonde dạ dày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Những tai biến khi đặt sonde dạ dày

Đặt sonde dạ dày là kỹ thuật đưa ống thông (sonde) qua đường miệng hoặc mũi vào dạ dày để truyền thức ăn cho người bệnh. Bên cạnh đó, đây cũng là phương pháp được các bác sĩ sử dụng phổ biến để hút dịch, chẩn đoán bệnh tình và theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân trong điều trị một số bệnh lý như:

  • Dùng sonde để cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân hôn mê, co giật, trẻ sinh non (do phản xạ mút hoặc nuốt kém).
  • Người bị dị dạng đường tiêu hóa bẩm sinh và nghiêm trọng, việc ăn bằng miệng có nguy cơ suy hô hấp hoặc ngạt thở.
  • Sử dụng để rửa dạ dày của bệnh nhân ngộ độc cấp đường tiêu hóa như uống thuốc ngủ quá liều, uống thuốc sâu hay thuốc diệt cỏ.
  • Sử dụng cho những bệnh nhân bị tắc ruột, liệt ruột cơ năng hoặc sau phẫu thuật đường tiêu hóa giúp dẫn lưu dịch dạ dày và giảm áp lực trong ống tiêu hóa.
  • Hỗ trợ theo dõi tình trạng chảy máu tiêu hóa, sự tái phát của chảy máu dạ dày.
  • Sử dụng trong lấy dịch dạ dày để làm xét nghiệm.
Có thể bạn quan tâm: 5 Tai Biến Sản Khoa Dễ Bắt Gặp Nhất Mà Mẹ Bầu Nên Biết
Đặt sonde dạ dày là phương pháp được chỉ định trong một số trường hợp
Đặt sonde dạ dày là phương pháp được chỉ định trong một số trường hợp

Theo các chuyên gia, đây là phương pháp phổ biến nhưng việc đặt ống thông dạ dày thường làm người bệnh đau, khó chịu trong quá trình đặt và trong thời gian lưu ống. Ngoài ra, quá trình thực hiện cũng tiềm ẩn một số nguy cơ tai biến như:

  • Một số trường hợp đặt nhầm sonde vào khí quản dẫn đến tình trạng người bệnh ho, sặc, tím môi.
  • Bệnh nhân nôn mửa dẫn đến sặc dịch dạ dày.
  • Ngất hoặc tim đập chậm nguyên nhân do kích thích dây X trong cơ thể.
  • Vùng mặt bị tổn thương như viêm loét mũi, trầy xước mũi….
Tham khảo: Tắc Mạch Máu Não Và Những Di Chứng Nguy Hiểm Thường Gặp

 Cách xử lý tai biến khi đặt sonde dạ dày

Để tránh tai biến khi đặt sonde dạ dày, điều dưỡng chỉ tiến hành thủ thuật này khi có chỉ định của bác sĩ và thực hiện các bước theo đúng quy trình. Trước khi thực hiện, các bác sĩ cần giải thích kỹ cho bệnh nhân để hiểu và hợp tác trong quá trình đặt ống. Điều này không chỉ hạn chế tối đa cảm giác đau mà còn loại trừ các tai biến có thể xảy ra cho bệnh nhân.

Trong trường hợp xuất hiện những tai biến trên, các cách xử lý được áp dụng phổ biến gồm có:

  • Rút ống thông ngay lập tức cho bệnh nhân.
  • Sử dụng máy hút, đặt nội khí quản đối với bệnh nhân bị nôn mửa gây sặc dịch dạ dày.
  • Hồi sức cấp cứu ngay lập tức khi bệnh nhân ngất hoặc có dấu hiệu tim đập chậm.
Cần rút ống để xử lý tai biến khi đặt sonde dạ dày
Cần rút ống để xử lý tai biến khi đặt sonde dạ dày

Một số lưu ý khi đặt và chăm sóc bệnh nhân sonde dạ dày

Để giảm thiểu tai biến khi đặt sonde dạ dày, các bác sĩ và bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không đặt sonde dạ dày cho những bệnh nhân nghi ngờ thủng dạ dày, xuất hiện tổn thương nghiêm trọng ở mặt hoặc gãy xương nền sọ, áp xe thành họng. Các trường hợp tổn thương thực quản như u, teo thực quản hoặc bỏng thực quản, co thắt, hẹp thực quản do khối u, dị vật hoặc phình các động tĩnh mạch ở thực quản cũng không phù hợp với đặt sonde.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát tổng thể trước khi thực hiện như đo mạch đập, nhịp thở, huyết áp và nhiệt độ cơ thể. Bác sĩ cũng cần kiểm tra xem bệnh nhân có bị ho, sặc hay không, tránh hít phải dịch khi đặt sonde.
  • Trước khi cho bệnh nhân ăn phải chắc chắn ống dẫn đã vào đúng vị trí. Sau đó, hãy tiến hành bơm thức ăn nhẹ nhàng và liên tục, để tránh lọt bọt khí vào ống khiến bệnh nhân sặc.
  • Đảm bảo ống thức ăn luôn sạch, không nhiễm khuẩn bằng cách thay ống sau khoảng 5 – 7 ngày sử dụng hoặc có thể sớm hơn nếu ống bị bẩn.
  • Cần theo dõi lượng thức ăn còn dư lại sau mỗi lần bơm, thông báo ngay cho bác sĩ nếu lượng thức ăn còn trên 100ml.
  • Khi chăm sóc bệnh nhân, nếu bạn nhận thấy người bệnh bị sặc, khó thở, tiêu chảy, ho, sốt, có máu trong phân… hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
  • Người nhà phải dựa vào tình trạng bệnh lý của từng người để cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý do mỗi vấn đề khác nhau sẽ cần cung cấp thức ăn khác nhau.
  • Cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Nên sử dụng những loại thức ăn đã được xay nhuyễn hoặc ép nước và không có tình trạng khó tiêu hóa.
  • Vệ sinh khoang miệng cho bệnh nhân bằng nước muối sinh lý hằng ngày.
Xem thêm: 4 Cách Trị Tai Biến Tại Nhà Chuẩn Y Khoa Và Hiệu Quả
Cần lưu ý khi cho bệnh nhân ăn qua sonde
Cần lưu ý khi cho bệnh nhân ăn qua sonde

Trên đây là một số tai biến khi đặt sonde dạ dày thường gặp cũng như hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt sonde để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Các bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về phương pháp này, tránh lúng túng khi cần thực hiện.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

20/04

hôm nay

21/04

Ngày mai

22/04

Ngày kìa

+

Khác