Suy Nhược Thần Kinh

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Huyền Linh

Suy nhược thần kinh được xếp vào danh sách các bệnh tâm lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm đối với sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Điều trị suy nhược thần kinh tuy không khó nhưng không phải ai cũng biết cách. Hãy theo dõi thêm thông tin và gợi ý từ chuyên gia YHCT dưới đây để tìm ra giải pháp chữa bệnh hiệu quả nhất.

Suy nhược thần kinh có biểu hiện khá rõ ràng tuy nhiên cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh tâm lý. Bệnh tiến triển nhanh nhưng rất âm thầm nên người bệnh thường chủ quan và khó nhận ra hệ lụy của nó về sau. Việc nắm bắt chính xác những thông tin y khoa về bệnh, cách điều trị, phòng tránh là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

Suy nhược thần kinh là một trong những bệnh tâm lý không thể chủ quan
Suy nhược thần kinh là một trong những bệnh tâm lý không thể chủ quan

Chia sẻ của chuyên gia YHCT – Thầy thuốc ưu tú, Bs Doãn Hồng Phương (PGĐ chuyên môn Trung tâm Ứng dụng Đông phương Y pháp) dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thêm nhiều vấn đề xung quanh bệnh lý này.

Suy nhược thần kinh tiếng anh là gì? Thông tin chung về bệnh

Suy nhược thần kinh trong tiếng anh gọi là Neurasthenia. Khái niệm này được dùng để chỉ một bệnh lý nằm trong nhóm bệnh rối loạn thần kinh chức năng. Cụ thể là tình trạng rối loạn chức năng vỏ não và trung khu dưới vỏ não. Một số tế bào não khi làm việc quá sức sẽ dẫn đến quá tải, không kịp hồi phục và nghỉ ngơi. Từ đó khiến các chức năng khác của cơ thể cũng không thể diễn ra như bình thường, dẫn đến mệt mỏi, đau đầu và nhiều triệu chứng tâm lý khác. 

Suy nhược thần kinh khác suy nhược cơ thể. 

  • Suy nhược thần kinh là bệnh lý do vấn đề tâm lý gây ra.
  • Suy nhược cơ thể là hiện tượng sức khỏe suy giảm do ảnh hưởng chủ yếu từ quá trình lao động chân tay mệt mỏi, quá sức hoặc hệ quả của ốm đau, bệnh tật. 
Bệnh lý này đang ngày càng trở nên phổ biến, gặp phải ở nhiều độ tuổi khác nhau
Bệnh lý này đang ngày càng trở nên phổ biến, gặp phải ở nhiều độ tuổi khác nhau

Suy nhược cơ thể cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh. Người bệnh cần phân biệt chính xác để có giải pháp điều trị phù hợp và mang lại kết quả tốt nhất.

Nguyên nhân chính gây bệnh suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh có thể gặp phải ở tất cả mọi đối tượng, ở nhiều lứa tuổi khác nhau, không có sự phân biệt giới tính, thể trạng. Bệnh thường xuất hiện do một số nguyên nhân tác động dưới đây:

  • Stress, căng thẳng quá mức và kéo dài: Khi đó người bệnh dễ mệt mỏi, lo âu trầm cảm và dễ bị kích thích nhất.
  • Nhân cách: Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, người có tính cách hướng nội, ít giao tiếp với bên ngoài, luôn thận trọng, hay lo nghĩ thường có nguy cơ mắc suy nhược thần kinh cao hơn những người có tính cách hướng ngoại.
  • Lao động trí óc với cường độ cao: Những người thường xuyên phải làm việc trí óc, chịu áp lực công việc cao, công việc luôn đòi hỏi sự chính xác thường dễ dẫn đến căng thẳng, suy nhược cả về tinh thần lẫn thể chất.
  • Những sang chấn tâm lý mạnh, đột ngột khiến người bệnh khó tiếp thu cũng có thể dẫn tới bệnh.
  • Một số tác động xấu từ môi trường bên ngoài như tiếng ồn, ô nhiễm môi trường,… diễn ra kéo dài cũng khiến người bệnh khó chịu, lâu dần ảnh hưởng đến tâm lý.
  • Lối sống buông thả, không khoa học với những hành vi xấu như sử dụng chất kích thích, uống nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá,… cũng có thể gây kích thích thần kinh, âm thầm gây bệnh.
Những người có cường độ áp lực công việc cao thường dễ bị suy nhược thần kinh
Những người có cường độ áp lực công việc cao thường dễ bị suy nhược thần kinh

Những nguyên nhân này khá phổ biến và dễ gặp, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể chủ động phòng tránh và khắc phục để bệnh không nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu điển hình nhận biết tình trạng bệnh

Suy nhược thần kinh cũng có biểu hiện cơ bản giống với các bệnh lý tâm lý khác. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể phân biệt và nhận biết rõ ràng bởi một số dấu hiệu điển hình đặc trưng. 

  • Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân; cơ thể luôn trong trạng thái suy yếu trầm trọng, người mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ nhưng ngủ không được hoặc không ngon giấc.
  • Đau đầu: Bệnh nhân thường thấy đầu óc nặng nề, đau nhiều ở vị trí giữa trán, hai bên thái dương hoặc đau ở một nửa bên đầu. Cơn đau có thể kéo dài triền miên hoặc đau theo từng cơn rất khó chịu.
  • Triệu chứng rối loạn cảm xúc: Hay xúc động, hồi hộp, lo âu và có khí sắc trầm hơn; thay đổi cảm xúc thất thường, dễ vui dễ buồn.
  • Triệu chứng liên quan đến đau nhức dây thần kinh: Đau cột sống, mỏi vùng cổ vai gáy, buốt xương sống, rối loạn cảm giác, hoa mắt, chóng mặt, tê bì tay chân,… 
  • Rối loạn thực vật: Mạch không đều, huyết áp hạ, đánh trống ngực, đau tim, thân nhiệt tăng – giảm không ổn định, tiết nhiều mồ hôi, liệt dương, rối loạn vòng kinh ở phụ nữ,…
  • Giảm trí nhớ: Khả năng tập trung kém, không có sự tập trung chú ý, hay quên và khó nhớ, ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh nhân cần được phát hiện sớm và đưa đến gặp bác sĩ điều trị kịp thời
Bệnh nhân cần được phát hiện sớm và đưa đến gặp bác sĩ điều trị kịp thời

Những triệu chứng này hoàn toàn có thể kiểm soát và khắc phục. Vì thế, hãy lắng nghe cơ thể thường xuyên để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, từ đó tìm đúng cách tác động, phòng tránh hậu quả về sau.

Chứng bệnh suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Rối loạn, suy nhược thần kinh không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, nhưng nó sẽ là nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng cuộc sống, công việc; cản trở sinh hoạt cũng như ảnh hưởng tâm lý vui vẻ, hạnh phúc của mỗi người. 

Nếu chứng bệnh này về lâu dài không được điều trị triệt để sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng với cả thể chất và tinh thần của người bệnh. Vì vậy, tuyệt đối KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG. 

Nếu không xử lý sớm, suy nhược thần kinh có thể gây ra những ám ảnh tâm lý nặng nề
Nếu không xử lý sớm, suy nhược thần kinh có thể gây ra những ám ảnh tâm lý nặng nề

Một số ảnh hệ lụy cần chú ý:

  • Nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt: Người bệnh có tâm trạng chán nản, buồn rầu, ăn uống kém, khó ngủ, không có hứng thú với công việc và mọi thứ xung quanh. Tâm lý chán nản, bất cần này sẽ khiến người bệnh mất dần các mối quan hệ. 
  • Khó kiểm soát tâm lý và hành vi, đôi khi trong vô thức có thể mất nhận định cảm xúc, dẫn đến tự gây tổn thương cho bản thân hoặc người xung quanh..
  • Rối loạn nhận thức, thần kinh dễ bị ức chế hoặc kích thích, người bệnh sẽ có suy nghĩ tiêu cực. Trong một số trường hợp sẽ nghĩ quẩn làm tăng nguy cơ tự sát để giải thoát bản thân.

Dù ở mức độ nặng hay nhẹ, bệnh lý này vẫn được coi là nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vì thế cần điều trị CÀNG SỚM CÀNG TỐT. Càng để lâu bệnh càng ăn sâu vào tiềm thức, khi đó cực kỳ khó xử lý.

“Suy nhược thần kinh CÓ THỂ CHỮA KHỎI ĐƯỢC bằng những phương pháp tác động phù hợp. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đối với người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân là phải có thái độ hợp tác điều trị”. – BS Doãn Hồng Phương.

Khi bị suy nhược thần kinh nên làm gì? Cách chữa tốt nhất không nên bỏ qua

Để ngăn chặn nguy cơ suy nhược thần kinh nặng hoặc phát triển biến chứng, ngay từ khi có dấu hiệu, người bệnh cần được đưa đi thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và xác định liệu pháp điều trị đúng.

Cách chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thông qua tiến hành các bước thăm khám cụ thể như sau:

  • Quan sát và đặt câu hỏi: Thông qua trao đổi với bệnh nhân để tìm hiểu về các triệu chứng và tiền sử bệnh. Những câu hỏi tâm lý này sẽ giúp bác sĩ xác định những điều đã và đang xảy ra đối với người bệnh. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành quan sát hành vi cử chỉ của người bệnh để chẩn đoán.
  • Thực hiện một số thủ thuật như: Khám lâm sàng, xét nghiệm máu, siêu âm tim và điện não tâm đồ để loại trừ bệnh lý khác.
Chẩn đoán chính xác giúp đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả hơn
Chẩn đoán chính xác giúp đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả hơn

Sau khi thực hiện thăm khám, căn cứ vào kết quả và biểu hiện của bệnh nhân, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và tình trạng cũng như mức độ bệnh. Từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp.

Suy nhược thần kinh uống thuốc gì? – Thuốc Tây y

Người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh. Các loại thuốc được gợi ý dưới đây sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Hiệu quả đạt được khá nhanh.

  • Dùng thuốc tăng cường tuần hoàn não: Loại thuốc này giúp máu não lưu thông tốt hơn để giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, mất ngủ. Một số thuốc thường được chỉ định như: Piracetam, Ginkgo biloba,…
  • Thuốc an thần: Đây là nhóm thuốc giúp người bệnh chấn tĩnh tinh thần. Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường gây nhờn thuốc nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng.
  • Thuốc giảm đau: Thuốc có chứa các dẫn chất của Paracetamol nên có hiệu quả giảm đau, cắt cơn đau đầu nhanh. Nhóm thuốc này sẽ gây độc cho gan nếu thường xuyên dùng với liều cao.
  • Các loại vitamin: Cung cấp yếu tố vi lượng, giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa dưỡng chất trong cơ thể để sức khỏe ổn định hơn. 
Thuốc Tây là lựa chọn giúp đánh lừa cảm giác của người bệnh suy nhược thần kinh
Thuốc Tây là lựa chọn giúp đánh lừa cảm giác của người bệnh suy nhược thần kinh

Các loại thuốc Tây y dùng trong điều trị suy nhược thần kinh chủ yếu là thuốc có tác dụng an thần, giảm đau đầu để đánh lừa cảm giác, giúp người bệnh chấn tĩnh và ngủ ngon. 

Tuy nhiên chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người dùng vì dễ gây phụ thuộc thuốc, điều trị không dứt điểm nên bệnh nhân phải dùng liên tục. Chính điều đó sẽ khiến chức năng phủ tạng, đặc biệt là gan, thận, dạ dày bị suy giảm. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất, hãy dùng đúng theo chỉ dẫn từ chuyên gia.

Bài thuốc Đông y chữa suy nhược thần kinh

Khác với Tây y điều trị tập trung và cảm giác và triệu chứng, Đông y xử lý bệnh chú trọng hơn vào căn nguyên, sức khỏe tổng thể để người bệnh phục hồi cả về tinh thần lẫn thể chất. Các bài thuốc Đông y thường sử dụng thảo dược nên an toàn, lành tính hơn, không gây phụ thuộc vì thế có thể sử dụng trong thời gian dài để ổn định hoàn toàn tình trạng bệnh.

Thuốc Đông y chữa suy nhược thần kinh vừa an toàn, vừa hiệu nghiệm
Thuốc Đông y chữa suy nhược thần kinh vừa an toàn, vừa hiệu nghiệm

Một số bài thuốc Đông y có hiệu quả cao trong điều trị các triệu chứng suy nhược tâm lý có thể áp dụng như:

  • Bài thuốc 1: Sài hồ, Bạch phục linh, Đương quy, Cam thảo, Sinh khương, Bạch thược, Bạch truật và Bạc hà. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị (trừ bạc hà) sắc với nước trên lửa nhỏ. Sau khi tắt bếp thì trộn đều với bạc hà rồi chia đều, dùng khi còn ấm, ngày 3 lần.
  • Bài thuốc 2: Rễ nhàu, Rau má, Củ cỏ gấu, Đinh lăng, Vỏ bưởi, Thảo quyết minh và Gừng tươi. Sắc với 3 chén nước, cô đặc còn 1 chén, sử dụng khi còn ấm.
  • Bài thuốc 3: Gừng tươi, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Táo nhân, Phục thần, Viễn chí, Mộc hương, Long nhãn, Cam thảo và Quả táo. Sắc tất cả với khoảng nước, cô đặc còn khoảng 3 chén thuốc, dùng nước thuốc khi còn ấm, 3 lần/ngày.

Các bài thuốc Đông y này cần được đun sắc cẩn thận và kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới thấy được hiệu quả rõ rệt. Người bệnh không nên nóng vội, đồng thời hãy kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tăng cường tác dụng của thuốc.

Lưu ý khi điều trị bệnh suy nhược thần kinh

Để giảm nhanh các triệu chứng bệnh và tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày, bên cạnh việc điều trị đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần lưu ý những điểm sau đây để có sức khỏe toàn diện nhất.

Suy nhược thần kinh nên ăn gì?

  • Nên ăn hải sản: Trong hải sản có chứa acid béo omega 3 có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm cholesterol, giảm căng thẳng mệt mỏi,… 
  • Rau có lá màu xanh đậm: Các loại rau này có chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin A, C, E, K rất tốt cho cơ thể và giúp giảm căng thẳng mệt mỏi.
  • Sữa: Trong sữa có vitamin, các acid amin và khoáng chất có tác dụng tạo ra serotonin, tạo cảm giác hưng phấn, vui vẻ và giúp người bệnh điều chỉnh tốt cảm xúc của mình.
  • Các loại ngũ cốc: Trong ngũ cốc có chứa protein, chất béo, vitamin giúp tăng cường dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, ngừa thiếu máu và có thể cải thiện trí nhớ.
  • Người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe và có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.
Bệnh nhân cần ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để suy nhược thần kinh không tái phát
Bệnh nhân cần ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để suy nhược thần kinh không tái phát

Lưu ý cần nhớ trong sinh hoạt cho người suy nhược, âu lo

  • Học cách tự thư giãn: Nếu quá trình làm việc hoặc cuộc sống có nhiều điều áp lực quá mức thì nghỉ ngơi là điều cần thiết. Hãy tự thư giãn và giải tỏa cảm xúc của mình bằng 1 chuyến đi xa hay làm những gì mình thích, tạm gác công việc, vấn đề cần lo lắng sang 1 bên. 
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để tránh tình trạng mất ngủ, căng thẳng làm gia tăng mức độ bệnh.
  • Tập thể dục thường xuyên: Việc vận động hàng ngày cũng là giải pháp giúp người bệnh giải tỏa tâm lý rất hiệu quả.
  • Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc an thần hay các loại thuốc giúp giảm triệu chứng khác mà không được bác sĩ chỉ định.

Suy nhược thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy người bệnh tuyệt đối không được xem thường. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn. Thông qua đó hãy biết chủ động tìm cách phòng tránh cũng như lựa chọn được phương pháp tốt nhất để nhanh chóng điều trị khỏi bệnh.

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh