Tác Dụng Phụ Của Thuốc Ngủ Phổ Biến Mà Bệnh Nhân Cần Lưu Ý

Đánh giá bài viết

Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng phổ biến ở mọi đối tượng và có xu hướng trẻ hóa. Để cải thiện tình trạng, thuốc ngủ được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc ngủ không thể xem thường nếu người bệnh dùng sai cách hoặc lạm dụng.

Những tác dụng phụ phổ biến của thuốc ngủ

Thuốc ngủ thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên các loại thuốc ngủ không được đánh giá cao về mức độ lành tính. Trong thuốc ngủ có các thành phần hóa học có tác động trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương nên khả năng gây ra tác dụng phụ của thuốc ngủ rất cao.

Gây triệu chứng Parasomnias (bệnh mất ngủ giả)

Parasomnias chỉ trạng thái người bệnh thực hiện hành vi, chuyển động trong lúc ngủ, tình trạng này tương tự như mộng du. Khi mắc Parasomnias, bệnh nhân sẽ không biết chuyện gì đang xảy ra và không kiểm soát được hành động của mình.

Bệnh mất ngủ gỉa gây rối loạn đồng hồ sinh học của người bệnh
Bệnh mất ngủ gỉa gây rối loạn đồng hồ sinh học của người bệnh

Triệu chứng mất ngủ giả là hành vi phức tạp của giấc ngủ, thường được gây ra bởi tác dụng phụ của thuốc an thần, thuốc ngủ. Nạn nhân có thể gọi điện thoại, ăn uống, quan hệ tình dục, thậm chí là chạy xe trong trạng thái không tỉnh táo.

Tác dụng phụ của thuốc ngủ có thể gây ra dị ứng

Nếu người bệnh có bất kỳ mẫn cảm với thành phần có trong thuốc hoặc có tiền sử bệnh dị ứng, nguy cơ bệnh nhân bị dị ứng trong quá trình dùng thuốc ngủ là rất cao. Một số biểu hiện dị ứng với thuốc ngủ:

  • Khó thở, đau ngực, khó nuốt thức ăn.
  • Nhịp tim không ổn định, đập nhanh hơn bình thường.
  • Hay buồn nôn, nôn mửa.
  • Hụt hơi, khàn tiếng khi giao tiếng.
  • Phát ban, ngứa vùng da.
  • Khả năng thị giác giảm, mắt kém.
  • Sưng mặt, môi, lưỡi và cổ họng.

Tình trạng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến phù mạch, sưng mặt. Vì vậy, nếu phát hiện người bệnh có biểu hiện trên, lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

Người bệnh nhờn thuốc

Đối với một số trường hợp rối loạn giấc ngủ ngắn hạn, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc ngủ trong vài tuần. Tuy nhiên, nếu người bệnh tiếp tục sử dụng trong thời gian dài, cơ thể sẽ không còn phản ứng với thuốc, không thể dung nạp được thuốc. Các loại thuốc ngủ như Zolpidem, Benzodiazepine, Eszopiclone hoặc một số loại thuốc an thần khác sẽ không còn tác dụng.

Tác dụng phụ của thuốc ngủ gây nên hiện tượng nhờn thuốc
Tác dụng phụ của thuốc ngủ gây nên hiện tượng nhờn thuốc

Đồng thời, khi sử dụng thuốc ngủ thường xuyên, bệnh nhân sẽ nảy sinh tâm lý không có thuốc sẽ không ngủ được. Tâm lý lo lắng, bồn chồn khó ngủ sẽ xuất hiện nếu người bệnh không dùng thuốc.

Một số kết quả nghiên cứu y học phát hiện rằng, thuốc ngủ được dùng trong thời gian dài sẽ gây cản trở giấc ngủ về lâu dài. Do đó để tránh tác dụng phụ thuốc ngủ, bệnh nhân dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc ngủ: Rối loạn hoạt động não bộ

Thuốc ngủ có khả năng tác động trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương nên nếu bệnh nhân lạm dụng, thành phần trong thuốc sẽ làm ức chế và rối loạn hoạt động não bộ.

Với phác đồ kết hợp bài bản, chuyên sâu từ xoa bóp, bấm huyệt - châm cứu - cứu ngải, đội ngũ bác sĩ giỏi tại Đông Phương Y Pháp đã chữa khỏi liệt dây thần kinh số 7 cho bn chỉ sau 20 ngày

Đại học Y khoa Washington tại Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu rằng việc dùng quá liều thuốc ngủ quy định sẽ tăng nguy cơ suy giảm đáng kể trí nhớ, dễ mắc Alzheimer (chứng sa sút trí tuệ),….

Gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản với người dùng

Dịch vị trong dạ dày sẽ tiết nhiều hơn, dẫn đến trào ngược dạ dày khi lượng thuốc ngủ được dung nạp vào cơ thể vượt quá liều chỉ định. Thông thường tình trạng này sẽ xảy ra sau khi bệnh nhân thức dậy, nếu triệu chứng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của thực quản.

Theo Bệnh viện Đại học Thomas Jefferson của Philadelphia thông qua một nghiên cứu cho thấy số người mắc dạ dày thực quản do tác dụng phụ thuốc an thần cao hơn các nguyên nhân còn lại.

Tác dụng phụ của thuốc an thần dẫn đến rối loạn tâm lý

Không thể phủ nhận công dụng thuốc ngủ giúp giải tỏa căng thẳng, xoa dịu tinh thần của thuốc ngủ, mang đến giấc ngủ thoải mái với người căng thẳng.

Tâm lý người bệnh bị mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc ngủ
Tâm lý người bệnh bị mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc ngủ

Tuy nhiên, liều thuốc này là con dao hai lưỡi nếu sử dụng không đúng cách hoặc dùng quá liều lượng. Nó có thể gây phản tác dụng, khiến người bệnh căng thẳng trầm trọng hơn, lâu dần dẫn đến trầm cảm và tâm lý bất ổn, không kiểm soát được hành vi.

Nguy cơ cao mắc ung thư và tử vong sớm

Kết quả nghiên cứu từ Đại học tại California đã chứng minh rằng, tuổi thọ của cơ người có thể giảm do lạm dụng thuốc ngủ. Tạp chí BMJ cũng từng công bố các nghiên cứu y học, nguy cơ tử vong của bệnh nhân thường xuyên dùng thuốc ngủ cao hơn người bình thường.

Đặc biệt là các nhóm thuốc ngủ có thành phần hóa học cao, ảnh hưởng trực tiếp vào hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nguy cơ gây ung thư ở các cơ quan là rất cao nên người bệnh hãy thật thận trọng khi dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ phổ biến khác của thuốc ngủ

Các triệu chứng thường gặp do tác dụng phụ của thuốc an thần, thuốc ngủ chẳng hạn như: chóng mặt, nhức đầu, khó giữ thăng bằng, ngứa ran lòng bàn tay, cánh tay, cẳng chân và bàn chân, hay buồn ngủ trong ngày, khả năng tập trung giảm đáng kể,…..

Một số ảnh hưởng không mong muốn từ thuốc an thần
Một số ảnh hưởng không mong muốn từ thuốc an thần

Ngoài ra, người bệnh còn bị đau đầu mất ngủ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thường cảm thấy chán ăn, ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón,…. Đặc biệt, xuất hiện những cơn mơ bất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ.

Trên đây là những biểu hiện không mong muốn do thuốc ngủ gây ra. Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần theo dõi sát sao các dấu hiệu của cơ thể để kịp thời điều trị.

Lưu khi khi sử dụng để tránh tác dụng phụ của thuốc ngủ

Để điều trị tốt chứng khó ngủ, mất ngủ, trằn trọc về đêm với thuốc ngủ, bạn đọc lưu ý một số điều sau để sử dụng thuốc ngủ hiệu quả:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt liều thuốc mà bác sĩ đã chỉ định, tránh bỏ liều hoặc dùng quá liều lượng cho phép.
  • Trường hợp quên liều, bệnh nhân tuyệt đối không dùng gấp đôi liều lượng. Nếu gần đến giờ uống cử thuốc tiếp theo, bạn đọc hãy bỏ qua liều đã quên trước đó.
  • Chỉ dùng loại thuốc mà bác sĩ đã kê toa, hạn chế dùng loại thuốc khác. Vì các loại thuốc ngủ an thần khác có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn do được bào chế từ nhiều loại thành phần
  • không phù hợp với cơ địa và tình trạng của người bệnh.
  • Nếu phát hiện người bệnh có các dấu hiệu trên, lập tức đưa bệnh nhân vào bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kịp thời chữa trị các tác dụng phụ thuốc ngủ.
  • Không dùng thuốc nếu cơ thể mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Không được dùng thức uống có chứa chất kích thích để uống thuốc ngủ như rượu, bia, nước giải khát có cồn,…
  • Tránh dùng thuốc khi ăn quá no vì thuốc ngủ thường có tác dụng nhanh, khi ăn quá no và ngủ ngay sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và làm tăng lượng đường trong máu.
  • Hạn chế dùng thuốc ngủ với các trường hợp căng thẳng, trầm cảm nặng.
  • Lưu ý khi dùng thuốc ngủ với các loại thuốc khác vì thuốc ngủ có khả năng tương tác thuốc gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp bệnh nhân cần uống kết hợp các liệu trình khác, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Không dùng thuốc ngủ khi di chuyển vào các khu vực có múi giờ khác nhau vì sẽ làm rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ.

Bài viết đã cung cấp thông tin về những tác dụng phụ của thuốc ngủ có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh khi sử dụng. Bạn đọc lưu ý kỹ những điều trên trong quá trình dùng thuốc để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc để điều trị.

XEM NGAY:

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua

to top