Tai Biến Lần 2

Ngày đăng: 17/10/2022 Biên tập viên: Thu Hà

Khi bị tai biến lần 2, người bệnh thường phải đối diện với những hậu quả nghiêm trọng và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn so với tai biến lần đầu. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo những thông tin về vấn đề này, đặc biệt là dấu hiệu nhận biết, giải pháp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Một số dấu hiệu điển hình và nguyên nhân xuất hiện tai biến lần 2

Những người từng bị tai biến thường có nguy cơ tái phát lần 2 sau khi cơ thể đã hồi phục được khoảng 1 năm. So với lần 1, tai biến lần 2 sẽ gây ra những triệu chứng với mức độ nặng và dữ dội hơn, điển hình gồm:

  • Bỗng nhiên có cảm giác đau đầu dữ dội, không thể nói được hoặc nói ú ớ.
  • Chân tay tê cứng, không thể cử động được các khớp. Một số trường hợp đột quỵ ngay tại chỗ.
Chân tay tê cứng là dấu hiệu nhận biết tai biến lần 2 điển hình
Chân tay tê cứng là dấu hiệu nhận biết tai biến lần 2 điển hình

Với những người có tiền sử bị tai biến, trong cơ thể thường tồn tại một số bệnh lý chưa được kiểm soát tối ưu. Đây chính là nguyên nhân gây ra những cơn tai biến lần 2, tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Mắc bệnh về huyết áp: Dù bạn bị huyết áp thấp hay huyết áp cao, đây đều là nguyên nhân khiến mạch máu bị suy yếu, làm giảm quá trình lưu thông máu làm gia tăng nguy cơ tai biến.
  • Máu nhiễm mỡ: Khi bị tai biến, dòng máu lưu thông chậm hơn, về lâu dài sẽ hình thành nên những mảng xơ vữa trong lòng mạch. Những mảng xơ vữa này rơi xuống dòng chảy sẽ gây hẹp lòng mạch, đồng thời gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Mắc bệnh tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường thường gặp các vấn đề tổn thương ở tế bào nội mạc, làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Lúc này, các phân tử mỡ dễ dàng đi qua lớp nội mạc, hình thành những mảng xơ vữa gây hẹp động mạch.
  • Mắc bệnh về tim mạch: Người mắc các bệnh lý như rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, hẹp van tim đều làm giảm khả năng bơm máu cơ tim. Điều này sẽ gây nên những cục máu đông dẫn đến tai biến.

Khi mắc phải các bệnh lý trên, đây có thể là nguyên nhân gây xơ vữa mạch máu, là tác nhân chính dẫn đến sự hình thành của các cục máu đông, gia tăng nguy cơ tái phát cơn tai biến lần hai.

Tai biến lần 2 nguy hiểm đến mức nào?

Khi bị tai biến lần đầu, bệnh nhân thường phải đối diện với nhiều nguy hại đối với sức khỏe. Khi tai biến lần 2, tình trạng nguy hiểm sẽ gia tăng, có khả năng để lại những di chứng nặng nề hơn so với trước đó như:

Tai biến lần 2 ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh

Tai biến lần 2 sẽ gia tăng nguy cơ để lại di chứng cho người bệnh, điển hình gồm:

  • Liệt nửa người, mờ mắt hoặc bị tai biến méo miệng, sức khỏe bị giảm sút dẫn đến hạn chế vận động.
  • Người bệnh dễ bị té ngã do thường xuyên chóng mặt, cơ thể không duy trì được trạng thái cân bằng. Có không ít trường hợp bệnh nhân phải nằm hoàn toàn một chỗ, phụ thuộc vào người khác.
  • Khi nằm yên một chỗ, cơ thể người bệnh dễ suy nhược, luôn trong trạng thái mệt mỏi và thiếu sức sống. Một số trường hợp còn bị viêm, loét da.
  • Sức khỏe tổng thể suy giảm đáng kể sau tai biến lần 2, người bệnh dễ bị ốm đặc biệt là mắc các bệnh liên quan đến phổi.
Người bệnh có thể bị liệt nửa người
Người bệnh có thể bị liệt nửa người

Gây ra nhiều tác động đến cuộc sống hàng ngày

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tai biến lần 2 còn gây ra những tác động nhất định đối với cuộc sống hàng ngày của người bệnh:

  • Với những người gặp phải những di chứng nặng nề do tai biến thường cảm thấy bứt rứt khó chịu, dễ cáu gắt, giảm khả năng giao tiếp.
  • Quá trình điều trị di chứng sau tai biến thường kéo dài nên tốn khá nhiều tiền của.
  • Một số người phải nghỉ việc hoàn toàn do không có đủ sức khỏe dẫn đến những khó khăn về tài chính cho người bệnh và cả gia đình.
  • Tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng dẫn đến nguy cơ bị trầm cảm, rối loạn lo âu. Nhiều người cho rằng mình là gánh nặng của gia đình và xã hội, luôn trong trạng thái chán nản và buồn bã, không tìm được niềm vui trong cuộc sống.

Một số giải pháp điều trị tai biến hiệu quả

Để ứng phó với tai biến lần 2, một số giải pháp điều trị được khuyến cáo áp dụng gồm có:

Cấp cứu kịp thời

Trước tiên, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị tai biến nhẹ hay nặng đều là cấp cứu sớm và can thiệp chính xác. Điều này sẽ góp phần hạn chế các biến chứng cũng như giảm tối đa nguy cơ tử vong. Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng tai biến, người thân cần lập tức gọi xe cấp cứu và hỗ trợ đưa đến bệnh viện. Bạn cần chú ý giữ cho họ không bị té ngã, đặt người bệnh nằm nghiêng để góp phần bảo vệ đường thở.

Trong quá trình đưa người bệnh đến bệnh viện, tuyệt đối không cho họ ăn uống, đánh gió hay bấm huyệt. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho người bị tai biến uống thuốc huyết áp hoặc các loại thuốc khác. Hãy chú ý quan sát, theo dõi những biểu hiện bất thường của bệnh nhân như nôn mửa, co giật, méo miệng,… và thông báo cho bác sĩ.

Khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ dựa trên 3 tiêu chuẩn lâm sàng gồm có triệu chứng thần kinh khu trú, triệu chứng xảy ra đột ngột, không có chấn thương sọ não để xác định bệnh nhân có bị tai biến hay không. Nếu có đủ 3 tiêu chuẩn trên, bệnh nhân tiếp tục được chụp não cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ não. Điều này sẽ giúp xác định nguyên nhân tai biến mạch máu não là do tắc nghẽn mạch máu hay xuất huyết não để đưa ra được phương pháp can thiệp phù hợp, góp phần hạn chế ổ tổn thương lan rộng.

Về cơ bản, khi bệnh nhân được đưa đi cấp cứu, điều trị đúng phác đồ càng sớm thì tỉ lệ tử vong và vấn đề di chứng sẽ giảm đi đáng kể.

Người bị tai biến lần 2 cần được cấp cứu kịp thời
Người bị tai biến lần 2 cần được cấp cứu kịp thời

Giải pháp điều trị tai biến lần 2

Phương pháp điều trị tai biến lần 2 là duy trì chức năng sống, chống phù não. Bệnh nhân sẽ được kê gối nằm cao, duy trì đường máu hợp lý và được thở oxy, hút đờm dãi và chống nhiễm trùng phế quản để phòng viêm phổi do trào ngược. Trong thời gian từ 2 – 3 ngày đầu, bệnh nhân sẽ được nuôi dưỡng qua đường sonde dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, không ăn bằng đường miệng giúp tăng cường chuyển hóa cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột.

Khi tình trạng sức khỏe đã ổn định, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp Tây y, bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc Đông y kết hợp với bấm huyệt, châm cứu tai biến để tăng khả năng hồi phục di chứng sau tai biến hiệu quả. Đa phần các bài thuốc điều trị tai biến lần 2 bằng Đông y thường dễ áp dụng, phù hợp với cơ địa nhiều người bệnh, khá lành tính, ít gây tác dụng phụ.

Gợi ý địa chỉ chữa tai biến lần 2 hiệu quả

Khi bị tai biến lần thứ 2, bệnh nhân có thể lựa chọn một số địa chỉ sau để được điều trị hiệu quả, hạn chế tối đa những di chứng có thể xảy ra.

Chữa tai biến lần 2 tại Trung tâm Ứng dụng Đông phương Y pháp

Với những người bị tai biến lần 2 để lại di chứng như lệch mặt, méo miệng, bạn có thể lựa chọn điều trị tại Trung tâm Ứng dụng Đông phương Y pháp. Đây được biết đến là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng chữa bệnh không dùng thuốc tại Việt Nam, dẫn đầu về phát triển vật lý trị liệu kết hợp với các phương pháp chữa lành tự nhiên của cơ thể.

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương là người chịu trách nhiệm chính về chuyên môn của Trung tâm. Bác sĩ được mệnh danh là cây kim vàng nổi tiếng trong giới trị liệu Đông y, là người dày dặn kinh nghiệm và có chuyên môn vững vàng trong ngành. Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ hàng đầu YHCT, từng nắm giữ các vị trí quan trọng trong nhiều bệnh viện lớn, có khả năng bắt bệnh chính xác, đưa ra liệu trình chuẩn chỉ giúp bệnh nhân thoát khỏi nỗi lo bệnh tật.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ tại Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN; số điện thoại 097.457.3434.
  • Địa chỉ tại Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP HCM; số điện thoại 028.6679.5254.
Trung tâm Ứng dụng Đông phương Y pháp là địa chỉ chữa bệnh không dùng thuốc hiệu quả
Trung tâm Ứng dụng Đông phương Y pháp là địa chỉ chữa bệnh không dùng thuốc hiệu quả

Bệnh viện Bạch Mai

Khoa thần kinh của Bệnh viện Bạch Mai là nơi chuyên điều trị chuyên sâu về các vấn đề thần kinh như tai biến mạch máu não, thần kinh nhiễm khuẩn, thần kinh cho trẻ em với diện tích lớn gồm 3 khu nhà (100 giường bệnh). Để phục vụ cho việc điều trị bệnh, bệnh viện đã đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại như: CT Scan, MRI, MRA, DSA… Do đó, các trường hợp bệnh nhân mắc tai biến điều trị tại đây đều thường đạt hiệu quả tốt.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ bệnh viện: Số 78 trên đường Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội.
  • Điện thoại liên hệ: 024.3869.3731.

Bệnh viện Quân y 103

Bệnh viện Quân Y 103 là một trong những địa chỉ thăm khám, điều trị bệnh uy tín hàng đầu hiện nay, từng đạt rất nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực phục hồi chức năng.

Khi điều trị tai biến tại Bệnh viện Quân y 103, quá trình điều trị luôn phối hợp giữa các khoa lâm sàng và cận lâm sàng để thực hiện chẩn đoán và đưa ra phác đồ hiệu quả nhất. Bệnh nhân sẽ được áp dụng những phương pháp như thủy châm, điện châm, xoa bóp phục hồi chức năng, xông thuốc cục bộ… để phục hồi các chức năng của cơ thể trong thời gian ngắn.

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ: Số 261 trên đường Phùng Hưng thuộc phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại liên hệ: 096.781.1616.

Bệnh viện Nhân Dân 115

Nếu đang sinh sống và làm việc tại khu vực TPHCM, bệnh nhân mắc tai biến có thể thăm khám, điều trị tại khoa Bệnh lý mạch máu não trực thuộc Bệnh viện Nhân Dân 115.

Đây là một trong những cơ sở y tế có quy mô lớn chuyên chữa trị nhiều bệnh lý trong đó có đột quỵ nên được trang bị đầy đủ hệ thống trang thiết bị và các kỹ thuật hiện đại, tối tân.

Đặc biệt, đây còn là bệnh viện dẫn đầu cả nước về điều trị rtPA cho bệnh nhân nhồi máu não cấp. Khi kết hợp với một số phương pháp điều trị hiện đại khác sẽ giúp bệnh nhân tai biến có cơ hội phục hồi trong thời gian ngắn.

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ bệnh viện: Số 527 trên đường Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại liên hệ: 028.3865.4249.
Bệnh viện Nhân Dân 115 phục vụ bệnh nhân ở khu vực phía Nam
Bệnh viện Nhân Dân 115 phục vụ bệnh nhân ở khu vực phía Nam

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy được cũng là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn để điều trị tai biến lần 2 tại khu vực miền Nam.

Thế mạnh của bệnh viện chính là công nghệ hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cho khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Khoa nội thần kinh của bệnh viện Chợ Rẫy còn chuyên thực hiện phẫu thuật với các trường hợp mắc các bệnh lý nặng như u não, chấn thương não,…

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ bệnh viện: Số 201B trên đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại liên hệ: 028.3855.4137.

Các biện pháp phòng ngừa cơn tai biến tái phát hiệu quả

Khi bị tai biến lần 2, người bệnh sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng này nhiều lần sau đó. Việc tai biến tái phát sẽ gia tăng nguy cơ tử vong hoặc di chứng để lại càng nặng nề. Do đó, để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này, bệnh nhân và người nhà cần chú ý áp dụng một số biện pháp sau:

  • Kiểm soát và điều trị triệt để các bệnh lý có nguy cơ gây tai biến như tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch…
  • Uống thuốc theo đúng theo đơn của bác sĩ và thực hiện tái khám đúng thời gian được yêu cầu.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể và xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tránh chất béo, chất kích thích, thực phẩm nhiều muối, đường, dầu mỡ. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn để hấp thụ và tiêu hóa dễ dàng.
  • Sau khi ra viện, bệnh nhân cần áp dụng những bài tập vận động nhẹ nhàng tại nhà hoặc phòng tập để phục hồi chức năng cũng như góp phần ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, mệt mỏi gây ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức khỏe.
  • Duy trì và giữ trọng lượng cơ thể ổn định, không để cơ thể tăng cân hay giảm cân bất thường.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với khói thuốc lá do đây có thể là nguyên nhân làm tăng fibrinogen máu, gia tăng kết dính tiểu cầu và làm tăng thể tích hồng cầu. Điều này sẽ gia tăng độ đông của máu, khiến nguy cơ bị tái phát tai biến mạch tăng cao.
  • Có thể kết hợp thêm các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để phòng ngừa tai biến tái phát.

Trên đây là một số thông tin về tai biến lần 2 mà các bạn có thể tham khảo. Các bạn hãy lưu ý sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bị tai biến mạch máu não đúng liều, đúng thời gian và đúng chỉ định theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!