Tai Biến Tiêm Tĩnh Mạch

Ngày đăng: 07/10/2022 Biên tập viên: Thu Hà

Nằm trong top các thủ thuật y khoa được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, tiêm tĩnh mạch là phương pháp hỗ trợ điều trị toàn thân hiệu quả bằng cách truyền thuốc vào cơ thể bệnh nhân thông qua đường tĩnh mạch ngoại biên. Mặc dù cho kết quả cao, nhưng vẫn tiềm ẩn một số rủi ro gây hại đến sức khoẻ người bệnh, trong đó gặp nhiều nhất là tai biến tiêm tĩnh mạch. Với tình trạng này, cần nhanh chóng thiết lập phương pháp điều trị kịp thời để tránh gây ra tình trạng xấu. Vậy hướng xử lý như thế nào là phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ giải quyết rõ thắc mắc này.

Kiến thức tổng quan về tai biến khi tiêm tĩnh mạch

Một trong những kỹ thuật tiêm cơ bản nhất được thực hiện nhiều nhất tại các cơ sở y tế, bệnh viện, đó chính là tiêm tĩnh mạch. Có thể nói, đây là con đường nhanh nhất để đưa thuốc ngấm trực tiếp vào máu, từ đó cho ra hiệu quả nhanh chóng. 

Tiêm tĩnh mạch là thủ thuật được dùng nhiều và phổ biến nhất tại bệnh viện, cơ sở y tế
Tiêm tĩnh mạch là thủ thuật được dùng nhiều và phổ biến nhất tại bệnh viện, cơ sở y tế

Tiêm tĩnh mạch là gì?

Trong ngành Y học nước nhà, thủ thuật được sử dụng nhiều và phổ biến nhất đó chính là tiêm tĩnh mạch. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng bơm kim tiêm để truyền thuốc vào cơ thể bệnh nhân thông qua con đường tĩnh mạch. Sau một thời gian ngắn, thuốc sẽ ngấm vào máu và cho kết quả tức thì. 

Sở dĩ, phương pháp tiêm tĩnh mạch được nhiều người lựa chọn để điều trị một số bệnh lý, là vì chúng tác động trực tiếp và cho hiệu quả ngay tức thì. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm. Còn nếu thực hiện một cách sơ sài, thiếu chuyên nghiệp sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, nhất là tai biến.

Phương pháp tiêm tĩnh mạch được chỉ định sử dụng với các trường hợp:

  • Với những người bệnh có mong muốn sử dụng những loại thuốc phát huy tác dụng nhanh như thuốc gây mê, thuốc ngủ, truỵ mạch, thuốc chống xuất huyết,… hoặc những bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, cần cấp cứu.
  • Huyết thanh trị liệu hoặc một số dung dịch keo như subtosan, dextran,… 
  • Những đối tượng đang mắc bệnh không thể tự uống thuốc được, những bệnh nhân bị hôn mê hoặc hay ói mửa, đang trong quá trình chuẩn bị phẫu thuật,…

Tai biến khi tiêm tĩnh mạch là gì?

Mặc dù cho hiệu quả tức thì, nhưng phương pháp này cũng gây ra một số rủi ro nhất định ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ như tắc mạch, đâm nhầm vào vị trí động mạch,… Thực tế ghi nhận, nhiều bệnh nhân đã mắc phải tình trạng tai biến tiêm tĩnh mạch.

Tai biến tĩnh mạch có nhiều mức độ khác nhau
Tai biến tĩnh mạch có nhiều mức độ khác nhau

Tai biến tiêm tĩnh mạch là tình trạng cơ thể phản ứng với việc điều trị bằng cách tiêm vào tĩnh mạch, đó có thể là tình trạng tắc kim, phồng nơi tiêm, nặng có thể gây ảnh hưởng tới động mạch, hoại tử và nhiều vấn đề nguy hiểm khác.

Vậy nên xử lý như thế nào khi không may gặp phải tác dụng phụ này? Hãy đón đọc bài viết dưới đây để có thêm kiến thức hữu ích.

Tai biến của tiêm tĩnh mạch và những biện pháp xử lý cụ thể

Nếu người thực hiện không đúng kỹ thuật, sẽ dễ gây ra một số tai biến tiêm tĩnh mạch, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Nếu không may gặp phải các tai biến khi tiêm tĩnh mạch, người bệnh cần chủ động báo với bác sĩ để xử lý kịp thời, để tránh tình trạng chuyển biến nặng và gây ra đau đớn. 

Theo đó, khi không thực hiện đúng kỹ thuật cũng như không có biện pháp chăm sóc phù hợp, người bệnh có nguy cơ mắc phải một số sự cố nguy hiểm dưới đây:

  • Bị tắc kim tiêm: Tình trạng này xảy ra khi người thực hiện chưa làm đúng kỹ thuật và chưa có kinh nghiệm. Cụ thể, khi kim đâm vào tĩnh mạch, có máu chảy trong bơm tiêm, nhưng lại bị đông ở đầu mũi kim. Điều này làm cản trở quá trình bơm thuốc vào cơ thể. Cách xử lý nhanh nhất ngay lúc này đó chính là tiến hành rút kim ra, sau đó đẩy ruột bơm để máu chảy ra khỏi đầu mũi kim. Nếu thực hiện không được thì phải thay kim khác ngay lập tức.
  • Bị phồng ở vị trí tiêm: Máu sẽ trào vào bơm tiêm khi đã đâm trúng tĩnh mạch, tuy nhiên, khi bơm thuốc vào thì ở vị trí tiêm lại phồng lên. Tình trạng này xảy ra là do một nửa kim nằm ngoài lòng mạch, nửa kim còn lại nằm trong lòng mạch. Cách xử lý khi bị phồng ở nơi tiêm đó chính là nhanh chóng rút kim tiêm ra và sau đó tiêm lại theo đúng kỹ thuật. Sau khi hoàn tất quá trình tiêm, tại vị trí tiêm cần chườm nóng để làm tan máu tụ. Đồng thời, kích thích thuốc tan nhanh.
  • Bị tắc mạch: Trường hợp tiêm nhầm thuốc dạng sữa, thuốc tan trong dầu hoặc có không khí trong bơm tiêm vào lòng mạch sẽ gây ra tình trạng tắc mạch. Để tránh tình trạng này xảy ra, bác sĩ cần loại bỏ hết không khí trong bơm tiêm và nên lựa chọn loại thuốc một cách kỹ càng.
Tiêm nhầm thuốc dạng sữa, hoặc thuốc tan trong dầu có thể gây tắc mạch
Tiêm nhầm thuốc dạng sữa, hoặc thuốc tan trong dầu có thể gây tắc mạch
  • Bệnh nhân rơi vào trạng thái hoảng sợ, ngất xỉu: Trước khi tiêm tĩnh mạch, bạn nên trấn an tinh thần cho bệnh nhân để họ vơi bớt sự sợ hãi và lo lắng. Trong trường hợp hoảng sợ, ngất xỉu vì gặp phải một số tình trạng như: Phản ứng với thuốc, chưa tìm ra được mạch nên đâm kim nhiều lần, bơm thuốc quá nhanh,… thì cần dừng tiêm ngay tức khắc và liên hệ với bác sĩ để có phương pháp xử lý nhanh.
  • Nhiễm khuẩn: Không cẩn thận và tỉ mỉ trong khâu vô trùng hoặc lưu kim trong thời gian quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Do đó, người thực hiện cần phải kĩ càng trong việc vô trùng trước, trong và sau quá trình tiêm thuốc cho bệnh nhân. Ngoài ra, cần phải ghi nhớ thời gian lưu kim phù hợp.
Lưu kim trong thời gian quá lâu sẽ bị nhiễm khuẩn
Lưu kim trong thời gian quá lâu sẽ bị nhiễm khuẩn
  • Hoại tử: Khi bị hoại tử, biểu hiện ban đầu rất dễ nhận biết đó chính là nóng, đỏ tại vị trí tiêm và cứng, sau một thời gian ngắn thì mềm lại. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do dùng những loại thuốc chống chỉ định tiêm bắp tay và dưới da và tiêm chệch phía ngoài tĩnh mạch. Cách xử lý thích hợp ngay lúc này là chườm nóng tại vị trí tiêm. Nếu như có hoại tử thì cần bảo vệ vết thương bằng cách băng mỏng, không để vi khuẩn xâm nhập, tránh tình trạng nhiễm khuẩn thêm. Trong một số trường hợp, cần phải trích rạch nếu kích thước ổ hoại tử lớn.
  • Sốc phản vệ: Biểu hiện đầu tiên khi bị sốc phản vệ, đó chính là khó thở, hôn mê li bì, mề đay dị ứng nổi dày đặc, mẩn ngứa, ban đỏ,… Lý do xảy ra tình trạng này là do thuốc không phù hợp với thể trạng của bệnh nhân, dẫn đến người bệnh bị dị ứng và bị sốc phản vệ. Tốt nhất, ngay lúc này, cần ngưng tiêm và thông báo đến bác sĩ để thực hiện phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.
Dùng thuốc không phù hợp sẽ xảy ra tình trạng sốc phản vệ ở bệnh nhân
Dùng thuốc không phù hợp sẽ xảy ra tình trạng sốc phản vệ ở bệnh nhân
  • Bệnh nhân bị nhiễm virus HBV, HIV và HCV: Công đoạn vô khuẩn bơm kim tiêm thực hiện sơ sài, dẫn đến tình trạng lây nhiễm virus từ người này sang người khác. Cụ thể, đối với virus HBV và HCV là virus viêm gan sẽ lây sang người có sức khoẻ bình thường. Sau 4-6 tháng khi tiêm, sẽ xuất hiện rõ các biểu hiện của bệnh viêm gan như vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, chán ăn. Với virus HIV cũng tương tự như vậy. Tuỳ vào từng tình trạng, bác sĩ sẽ theo dõi và thiết lập cách xử lý phù hợp nhất.

Những lưu ý khi tiêm tĩnh mạch giúp phòng ngừa tai biến

Để đảm bảo an toàn và tránh các tai biến tiêm tĩnh mạch nguy hiểm khác, người bệnh cần thực hiện điều trị y tế tại những cơ sở y tế uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và đảm bảo các điều sau:

Vị trí để tiêm tĩnh mạch

Nhiều bạn đưa ra thắc mắc: “Trong vô vàn tĩnh mạch trên cơ thể, nên tiêm vào vị trí nào?”. Thực chất, cơ thể con người có rất nhiều tĩnh mạch. Do đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để chỉ định vị trí tiêm thích hợp, nhằm mang lại hiệu quả cao sau khi tiêm. Để giúp bạn nhìn nhận rõ hơn, chúng tôi sẽ liệt kê các vị trí thường tiêm tĩnh mạch. Cụ thể dưới đây:

  • Ở mặt trước của khuỷu tay khi chụm lại sẽ thành hình chữ V, phần tĩnh mạch này khá to nên dễ dàng tìm thấy. Đây là vị trí dùng để tiêm nhiều nhất.
  • Ở mu bàn tay, mu bàn chân và cẳng tay có phần tĩnh mạch khá rõ. Ở vị trí này, cũng được sử dụng nhiều để tiến hành thủ thuật.

Còn đối với bệnh nhân là trẻ em, vị trí tiêm tĩnh mạch phù hợp là phần cổ tay, mắt cá trong, mu bàn tay, phần mạch đầu.

Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để chỉ định vị trí tiêm thích hợp
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để chỉ định vị trí tiêm thích hợp

Kỹ thuật chuẩn khi tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân

Khi áp dụng các phương pháp điều trị nào cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện đúng kỹ thuật mới đạt được hiệu quả cao, với phương pháp tiêm tĩnh mạch cũng không ngoại lệ. Để thực hiện được thủ thuật này, bác sĩ cần có chuyên môn, tay nghề cao và thực hiện đúng các kỹ thuật sau đây:

Bước chuẩn bị

  • Đối với điều dưỡng, cần vệ sinh tay thật kỹ càng và mặc trang phục đúng quy định.
  • Sau đó, giải thích cho người nhà bệnh nhân hiểu rõ về tiêm tĩnh mạch, thăm hỏi về tình trạng bệnh và tiến hành làm test kháng sinh.
  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu để phục vụ cho quá trình tiêm tĩnh mạch, bao gồm: Dụng cụ vô khuẩn (bơm kim tiêm, trụ cắm panh, panh, khay vô khuẩn, hộp đựng bông gạc và bông gạc), hồ sơ bệnh án, dụng cụ sạch (găng tay, dây garo, hộp chống sốc, cồn 70 độ), xô đựng rác thải,…
  • Cần chuẩn bị đầy đủ thuốc, gồm có nước cất, dung môi, thuốc tiêm, đường glucose 5%.
Cần chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc, dụng cụ cần thiết
Cần chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc, dụng cụ cần thiết

Quy trình thực hiện tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân

  • Người thực hiện cần vệ sinh và sát khuẩn tay thật sạch. Sau đó, tiến hành sát khuẩn các vật dụng như: Dung môi, nắp lọ thuốc.
  • Đối với thuốc, bác sĩ cần thực hiện theo quy trình: Pha thuốc, tiến hành lắc thuốc đều, quan sát rõ màu sắc cùng với tính chất của thuốc. Bác sĩ cần đảm bảo sự an toàn của bệnh nhân sau khi dùng thuốc.
  • Cần tuân theo chỉ định để lấy thuốc.
  • Sau đó, cần kiểm tra và tìm vị trí tiêm hợp lý (nếu cần thiết thì buộc garo). Sau đó, sử dụng bông thấm cồn 70 độ để sát khuẩn ở vị trí tiêm và đợi đến khi da khô.
  • Luồn kim tiêm thật nhẹ nhàng vào trong tĩnh mạch.
  • Nếu có buộc dây garo thì tiến hành tháo gỡ, sau đó bơm thuốc từ từ kết hợp với việc quan sát bệnh nhân trong quá trình tiêm.
  • Sau khi tiêm xong cần rút kim thật nhanh và đặt bông gạc vào vị trí tiêm.
  • Bác sĩ hướng dẫn người bệnh trở về trạng thái ban đầu với một tinh thần thoải mái. Yêu cầu người nhà cần quan sát kĩ biểu hiện của bệnh nhân.
  • Sau đó, tiến hành vệ sinh và thu dọn dụng cụ, vệ sinh tay chân thật kỹ và ghi hồ sơ bệnh án.
Cần thực hiện đúng quy trình tiêm tĩnh mạch để đạt hiệu quả cao
Cần thực hiện đúng quy trình tiêm tĩnh mạch để đạt hiệu quả cao

Cần tiến hành theo dõi trạng thái của bệnh nhân sau khi tiêm 

  • Trong quá trình tiêm tĩnh mạch: Trong quá trình tiêm, bác sĩ và người nhà bệnh nhân cần quan sát kĩ nét mặt của người bệnh, để phòng khi có tình trạng xấu xảy ra thì xử lý kịp thời. Thực tế, ghi nhận nhiều trường hợp bị tắc kim tiêm, nơi tiêm bị phồng lên,… khi đang trong quá trình tiêm tĩnh mạch.
  • Sau khi tiêm: Sau khi tiêm, bác sĩ và người nhà bệnh nhân cần quan sát kĩ ở toàn thân và vị trí vừa tiêm.

Tiêm tĩnh mạch ở góc bao nhiêu độ?

Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nằm trên giường ở tư thế ngửa, sau đó dang hai tay ra và kéo ống áo sát vai. Trong trường hợp tiêm tĩnh mạch tại vị trí khuỷu tay, cẳng tay thì bệnh nhân sẽ kê tay lên gối. Còn nếu tiêm tĩnh mạch ở mắt cá trong, cần kéo ống quần qua đầu gối.

Đầu mũi vát của kim nên để ngửa lên phía trên, tiến hành đâm kim. So với bề mặt da, múi kim chếch từ 50-300. 

Những ai nên và không nên tiêm tĩnh mạch?

Không phải bệnh nhân nào cũng thích hợp áp dụng phương pháp này. Sau khi hoàn tất quá trình thăm khám, tuỳ vào từng mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

Theo đó, bạn cần nắm rõ các trường hợp nên và không nên tiêm tĩnh mạch để phòng tránh xảy ra các tình huống xấu:

Phương pháp tiêm tĩnh mạch chỉ sử dụng với những trường hợp:

  • Bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, bị kiệt sức lực và đang trong tình trạng cấp cứu.
  • Những người bị mắc bệnh nặng và cần được sử dụng thuốc có tác dụng nhanh như chống truỵ mạch, chống xuất huyết,…
  • Người bệnh liên tục nôn ói và không thể sử dụng thuốc thì cần áp dụng phương pháp tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra, những bệnh nhân đang trong quá trình phẫu thuật, tâm lý không ổn định, không thể hợp tác cũng sẽ được chỉ định dùng loại thuốc này.
  • Với những đối tượng cần truyền cho cơ thể một lượng thuốc lớn, thì áp dụng tiêm tĩnh mạch là phương pháp thích hợp ngay lúc này.
Bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, bị kiệt sức lực được chỉ định tiêm tĩnh mạch
Bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, bị kiệt sức lực được chỉ định tiêm tĩnh mạch

Tiêm tĩnh mạch không thích hợp sử dụng với các trường hợp

  • Ở các vị trí bị tổn thương như bị bỏng hoặc nhiễm trùng thì tuyệt đối không được tiêm tĩnh mạch.
  • Ở những vị trí không may bị phù nề, các khớp hoặc các chi bị tê liệt càng không được áp dụng phương pháp này.
  • Không được dùng thuốc gây ảnh hưởng và khiến hệ tim mạch bị kích thích, chẳng hạn như thuốc adrenallin.

Tai biến tiêm tĩnh mạch và cách xử lý đã được cập nhật trong bài viết trên. Khi không may gặp một trong các sự cố trên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần linh hoạt thông báo đến bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời, tránh tình trạng chuyển biến xấu và dẫn đến những tình huống không đáng có.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!