Tê Đầu Ngón Tay: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Lê Dung

Hiện nay, tê đầu ngón tay là bệnh lý thường gặp ở nhiều người khiến bạn mất đi cảm giác, khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật và giảm sức lực trong việc sử dụng đôi tay. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng tình trạng này như thế nào? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

Tê đầu ngón tay là bị gì? Cảnh báo bệnh gì?

Tê đầu ngón tay tên tiếng Anh là Numbless Fingertips,là tình trạng đầu hoặc cả ngón tay bị tê, ngứa ran như bị kim châm chích, kiến cắn. Nhiều khi còn kèm theo cảm giác nóng như bị kiến cắn hoặc muỗi đốt. Trong trường hợp bị tê ở đầu ngón tay cái bạn sẽ gặp khó khăn khi nhặt đồ hoặc cảm thấy tay không còn sức.

Hiện tượng tê đầu ngón tay cần được chữa trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt
Hiện tượng tê đầu ngón tay cần được chữa trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt

Tình trạng tê đầu ngón tay có thể xuất hiện rồi biến mất nhanh chóng. Nếu như các đầu ngón tay bị tê liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số bệnh lý đang diễn ra và cần phải can thiệp kịp thời:

Bệnh thần kinh ngoại biên

Thần kinh ngoại biên có vai trò đảm đương công việc truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến các bộ phận khác trên cơ thể. Nếu một trong các dây thần kinh bị tổn thương bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh ngoại biên. Trong đó mất cảm xúc ở tay, đặc biệt là đầu ngón tay  là vị trí của dây thần kinh chịu tổn thương thường gặp nhất.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay trên cơ thể người bệnh
Hội chứng ống cổ tay trên cơ thể người bệnh

Sự chèn ép từ một số cấu trúc xương khớp lên ống cổ tay khiến không gian bên trong nó trở nên hẹp lại, gây tổn thương dây thần kinh giữa. Dây thần kinh giữa nằm bên trong ống cổ tay có vai trò kiểm soát cảm xúc, hoạt động của cổ tay, bàn tay và cả ngón tay. Từ đó làm tê đầu ngón tay cái và đầu ngón tay trỏ – đây là biểu hiện của người mắc hội chứng ống cổ tay.

Chèn ép thần kinh trụ

Khi bị chèn ép dây thần kinh trụ sẽ làm mất cảm xúc ở ngón áp út, ngoài ra trong một số trường hợp ngón út cũng có thể bị tác động tương tự.

Triệu chứng tê đầu ngón tay, bàn tay thường gặp 

Ngón tay bị tê gây ra cảm giác châm chích và ngứa như việc sử dụng kim châm để ma sát và chạm nhẹ vào đầu ngón tay của bạn. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Tê ngứa lòng bàn tay, ngón tay.
  • Đầu ngón tay cái bị ngứa như ong chích. 
  • Tê ngứa đầu ngón tay út ở bàn tay trái.
  • Tê ở khu vực từ ngón cái cho đến ngón giữa.
  • Tê toàn bộ bàn tay phải và các ngón tay.
  • Tê ở đầu các ngón tay rồi lan ra toàn bộ bàn tay.
  • Tê ngứa chạy từ vùng chân lên tay.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tê 10 đầu ngón tay

Các dây thần kinh có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến não bộ và ngược lại. Dây thần kinh bị chèn ép gây ra tổn thương, kích thích hay cảm giác tê sẽ xuất hiện. Sau đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng tê đầu ngón tay:

Bệnh tiểu đường: Bệnh nhân bị đái tháo đường có thể gây tổn thương đến các dây thần kinh ở chân và tay. Triệu chứng đầu tiên của tiểu đường là bàn chân xuất hiện cảm giác tê.

Bệnh Raynaud: Làm cho các mao mạch nhỏ trong ngón tay bị co thắt, gây tê đầu ngón tay và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Bệnh viêm khớp: Đây là một rối loạn tự miễn gây sưng, đau và đau khớp khiến các đầu ngón tay bị tê, ngứa và nóng.

Thiếu máu não cục bộ: Xuất hiện nhiều ở đối tượng cao tuổi cùng với các dấu hiệu tê bì chân tay  nhưng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Đồng thời người bệnh còn có các dấu hiệu khác như nhức đầu, chóng mặt và mệt mỏi toàn thân.

Thiếu vitamin: Nếu cơ thể không cung cấp đủ các loại vitamin cần thiết nư vitamin E, B1, B6, B12 sẽ trực tiếp gây tê lên các ngón tay trái hoặc chân trái.

Huyết áp thấp: Các mô không nhận đủ máu trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến các dây thần kinh sẽ phản ứng lại bằng cảm giác tê, ngứa ran từ đó khiến tê đầu ngón tay.

Bệnh Raynaud: Là căn bệnh hiếm gặp nhưng có triệu chứng điển hình là tê bì ngón tay. Vào thời tiết lạnh buốt các mạch máu ngoại vi phản ứng dẫn đến tình trạng co thắt và co mạch, làm cho lượng máu không thể luân chuyển đều đến các ngón tay.

Hội chứng mãn kinh ở phụ nữ: Ở độ tuổi mãn kinh sẽ xuất hiện triệu chứng thoái hóa cùng dấu hiệu tê bì ngón tay xảy ra do hormone nội tiết.

Do các nguyên nhân khác: Gồm có chấn thương ở tay, do các đầu ngón tay làm việc nhiều  hay do giữ nguyên một tư thế quá lâu hoặc do thời tiết thay đổi, stress…

Cách khắc phục hiệu quả khi bị tê mười đầu ngón tay

Hiện nay với Y học  ngày càng phát triển, việc chữa tê mười đầu ngón tay không còn là vấn đề nan giải. Bệnh nhân có thể lựa chọn những cách chữa trị sau:

Uống thuốc giảm đau

Các dây thần kinh bị tổn thương gây tê 10 đầu ngón tay, kéo theo đau nhức âm ỉ, khó chịu. Vì thế, nhiều người bị tê đầu ngón tay lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) như thuốc aspirin, ibuprofen để giải quyết tình trạng này.

Thuốc Tây mang lại hiệu quả chữa bệnh cao cho người bệnh
Thuốc Tây mang lại hiệu quả chữa bệnh cao cho người bệnh

Tuy nhiên tác dụng của thuốc NSAIDs chỉ có khả năng tạm thời đẩy lui triệu chứng đau nhức, tê mỏi ở ngón tay chứ không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây ra. Do đó khi thuốc hết hiệu lực các triệu chứng trên vẫn sẽ tiếp tục tái phát.

Chữa tê đầu ngón tay bằng cách phẫu thuật 

Phương pháp phẫu thuật điều trị xâm lấn có khả năng trực tiếp chữa lành thương tổn ở dây thần kinh gây tê đầu ngón tay. Nhưng đây không phải là lựa chọn điều trị hàng đầu cho bệnh lý này. Bởi khi thực hiện phẫu thuật thì rủi ro mang lại quá lớn như nhiễm trùng, tổn thương mao mạch có thể dẫn đến xuất huyết. Hơn nữa tình trạng đầu ngón tay bị tê vẫn có khả năng tái phát kể cả khi phẫu thuật thành công.

Phương pháp châm cứu, bấm huyệt

Ngoài việc dùng thuốc Tây bạn có thể áp dụng các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt vùng tay, ngón tay để điều trị bệnh.

Châm cứu: Là phương pháp chữa bệnh tiết kiệm, mang lại hiệu quả cao, không gây đau đớn và không làm bệnh nhân phụ thuộc vào thuốc. Chỉ cần sử dụng các kim nhỏ đâm qua da đến các huyệt đạo nhằm khơi thông dòng khí huyết đang bị gián đoạn để điều trị bệnh.

Bấm huyệt: Theo YHCT bàn tay là nơi hội tụ của 3 kinh mạch dương và 3 kinh mạch âm có vai trò quan trọng trong việc vận hành âm dương và khí huyết toàn thân. Việc thường xuyên xoa nóng đầu ngón tay và bấm huyệt mười đầu ngón tay sẽ giúp lưu thông khí huyết của cơ thể, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Như vậy có thể thấy bàn tay là bộ phận chứa nhiều huyệt đạo quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với các cơ quan tạng phủ bên trong cơ thể. Chỉ cần thực hiện liệu trình châm cứu, bấm huyệt xong sẽ cho phản ứng tích cực. Nhờ đó các triệu chứng tê bì ngón tay, bàn tay giảm rõ rệt sau mỗi lần thực hiện.

Tìm đến bài tập vật lý trị liệu

Tình trạng tê đầu ngón tay có thể gây ra nhiều di chứng cho người bệnh, nhất là gây khó khăn khi thực hiện động tác co hoặc duỗi các ngón tay. Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị trên thì những bài tập vật lý trị liệu chính là bí quyết giúp bạn có đôi bàn tay linh hoạt. Một vài bài tập vật lý trị liệu cho bàn tay mà bạn có thể áp dụng như: 

Bài tập bóp bóng:

Bài tập bóp bóng giúp các khớp ngón tay chuyển động linh hoạt
Bài tập bóp bóng giúp các khớp ngón tay chuyển động linh hoạt

Bài tập giúp tăng cường độ ôm và giúp các khớp ở ngón tay chuyển động, đồng thời cũng tác động một lực ở cổ tay giúp giảm căng thẳng cho tay. Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng một quả bóng nhỏ hoặc bóng tennis hoặc bóng hơi có thể bóp.
  • Sau đó dùng hết sức của bàn tay bóp quả bóng trong vòng 5s rồi thả lỏng ra.
  • Thực hiện bài tập trong vòng 15 – 20 phút/ lần cho mỗi bên tay, kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Lưu ý bài tập không phù hợp cho những người bị chấn thương ở ngón tay cái.

Bài tập gương móng vuốt

Khi thực hiện bài tập dây chằng bàn tay của người bệnh có thể được linh hoạt hơn, qua đó các khớp ngón tay tránh được tình trạng xơ cứng, thoái hóa khớp. Thực hiện như sau:

  • Giơ hai bàn tay ra phía trước mặt rồi xoay lòng bàn tay vào đối diện.
  • Tiếp đến từ từ uốn cong các khớp ngón tay lên xuống để chạm vào khớp tay giống như động tác giơ vuốt của con mèo.
  • Thực hiện trong vòng từ 30 – 60s sau đó thả lỏng tay, rồi lặp lại động tác trong 10 lần cho mỗi lần bàn tay.

Bài tập nắm tay

Đây là bài tập đơn giản có tác dụng vào các khớp ngón tay giúp bàn tay chuyển động linh hoạt hơn và độ cứng của bàn tay cũng được cải thiện đáng kể. Thực hiện như sau:

  • Mở lòng bàn tay thẳng ra rồi từ từ co các ngón tay lại thành nắm đấm.
  • Nên thực hiện nhẹ nhàng tránh không nên ép tay chặt để ảnh hưởng đến vết thương đang trong quá trình phục hồi.
  • Tiếp đến mở bàn tay lại về tư thế ban đầu, thực hiện động tác này trong 10 lần.
Bài tập nắm tay giúp cơ bàn tay co giãn tốt hơn
Bài tập nắm tay giúp cơ bàn tay co giãn tốt hơn

Trên đây là một số bài tập vật lý trị liệu giúp đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu. Trong giai đoạn mới bắt đầu luyện tập bạn nên thực hiện từ từ, không quá nóng vội để tránh tác động trực tiếp đến vị trí tổn thương. Thay vào đó cần kiên trì thực hiện từng bước để giúp quá trình điều trị được an toàn hơn.

Biện pháp phòng ngừa tê đầu ngón tay hiệu quả

Một trong những nguyên nhân chính gây tê đầu ngón tay là do chấn thương khi dùng quá nhiều sức. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bạn có thể áp dụng để tránh tê đầu ngón tay:

  • Luôn giữ tư thế đúng khi sử dụng công cụ, bàn phím hoặc các thiết bị khác dẫn đến chấn thương bàn tay hoặc cổ tay.
  • Mỗi ngày để tay nghỉ ngơi từ 30 -60 phút khi làm việc xong.
  • Thường xuyên thực hiện kéo giãn các cơ bắp để giảm căng thẳng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin và khoáng chất trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên, uống đủ 2 lít để giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như tăng sức đề kháng.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trên sẽ hữu ích cho những người đang gặp phải triệu chứng tê đầu ngón tay. Triệu chứng này dễ để lại di chứng nghiêm trọng liên quan đến tổn thương rễ thần kinh nếu không được điều trị sớm. Nếu bạn có cảm giác các ngón tay tê ngứa bất thường hãy nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ uy tin nhé!

Xem thêm:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    20/04

    hôm nay

    21/04

    Ngày mai

    22/04

    Ngày kìa

    +

    Khác