Thoái Hóa Đốt Sống Cổ

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh tập trung chủ yếu ở người cao tuổi, tuy nhiên nhiều năm trở lại đây tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là do tính chất công việc và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Để biết cách điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả, hãy lắng nghe những chia sẻ từ Thầy thuốc ưu tú Doãn Hồng Phương, hiện là GĐ chuyên môn Đông phương Y pháp – đơn vị chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ tốt nhất hiện nay.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Theo bác sĩ Hồng Phương, trên cơ thể con người, có 7 đốt sống cổ và được ký hiệu C1, C2.. C7, ở mỗi đốt sẽ có một đĩa đệm có cấu tạo bởi nhân nhầy, mâm sụn và vòng sợi. Xung quanh các đốt sống cổ sẽ là các gân cơ, dây chằng. Các đốt sống có chức năng truyền thông tin từ não bộ xuống các tế bào trong cơ thể.

Thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ

Khi viêm, canxi lắng đọng trên dây chằng quanh cột sống khiến các lỗ sống bị hẹp, cản trở lưu thông mạch máu cũng như các dưỡng chất, từ đó khiến cột sống không được dung nạp đủ các chất cần thiết. Sau một thời gian sẽ gây thoái hóa cột sống cổ, và ở bất cứ đốt nào cũng có thể bị, kèm theo đó là các biểu hiện đau đớn tại khu vực bị bệnh. Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời, triệu chứng đau đớn và khó chịu sẽ lan sang cả những khu vực khác.

Tình trạng này xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do tuổi tác, vận động mạnh, ngồi một chỗ quá lâu, bị chấn thương… và cụ thể sẽ được chia sẻ trong nội dung phía dưới.

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ và yếu tố làm tăng nguy cơ khiến 90% người mắc phải

Khi tuổi càng cao, các bộ phận trong cơ thể người đều có thể bị lão hóa, đó là điều không thể tránh khỏi, rõ ràng nhất chính là các cấu trúc của khung xương, chúng sẽ trở nên yếu dần và dễ bị tổn thương hơn so với trước đó.

Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ có thể kể đến như:

  • Thói quen sinh hoạt sai tư thế, tính chất công việc: Ngồi làm việc liên tục trong nhiều giờ, ít vận động đi lại và cúi ngửa nhiều, thường xuyên mang vác đồ vật quá nặng trên vai – cổ, ngủ dùng gối cao.
  • Ăn uống không lành mạnh: Thiếu hụt vitamin, canxi, khoáng chất và thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Bị biến chứng của bệnh viêm khớp mạn tính.
  • Tai nạn gây chấn thương cột sống cổ: tai nạn giao thông, lao động, vấp ngã…
  • Béo phì, thừa cân: tạo nhiều áp lực lên vùng cột sống, khiến quá trình thoái hóa đốt sống cổ diễn ra nhanh hơn và dễ suy yếu hơn.
  • Yếu tố di truyền: Nghiên cứu từ thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ có người thân trong gia đình từng mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bao gồm cả bệnh này.

Mỗi bệnh nhân đều có nguyên nhân gây bệnh khác nhau, để có phác đồ điều trị phù hợp nhất bệnh nhân cần xác định đúng nguyên căn.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở người bệnh

Tương ứng mỗi nguyên nhân sẽ gây ra những biểu hiện cũng dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ khác nhau. Theo bác sĩ Doãn Hồng Phương, triệu chứng thoái hóa cột sống cổ khá rõ ràng, chúng không chỉ gây đau đớn tại khu vực bị bệnh mà còn kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu khác, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Cụ thể một số biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ điển hình như:

  • Đau cột sống cổ: Đây là dấu hiệu thường gặp, nhất là mỗi bệnh nhân xoay cổ, dù nhẹ nhàng nhưng vùng cổ vẫn phát ra tiếng kêu lục cục, kèm cảm giác ê buốt, đau nhói. Khi trời trở lạnh, ngủ kê cao gối sẽ khiến mức độ trầm trọng lên nhiều hơn. Tình trạng co cứng, đau buốt sẽ xuất hiện thường xuyên dù không bị tác động.
  • Cử động khó khăn: Vô cùng khó khăn mỗi khi xoay, ngửa và cúi cổ.
  • Đau rễ thần kinh: Tại các dải, dọc đường vai gáy bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức với nhiều mức độ khác nhau, khi tình trạng nặng hơn sẽ lan sang vùng đầu, thậm chí là teo cơ và rối loạn cảm giác.
  • Cổ bị tổn thương: Khi này sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội ở vùng trán và vùng chẩm. Đồng thời kèm theo các triệu chứng mờ mắt, giảm trí nhớ chóng mặt. Khả năng di chuyển và vận động của cổ – cánh tay đều suy yếu dần khiến bệnh nhân không thể cầm nắm như người khỏe mạnh. Lâu dần cơ thể có thể mất đi sự cân bằng, quá trình tiểu tiện đại tiện cũng bất tiện, khó khăn và có thể cần sự trợ giúp từ người khác.
  • Cột sống bị biến dạng: Bệnh nhân sẽ gặp phải cơn đau vô cùng khó chịu nhất là khi có tác động lực vào cổ. Có không ít bệnh nhân còn bị cong vẹo cổ, sái cổ, đường cong sinh lý tự nhiên bị mất dần. Sau đó, các gai xương bị phồng lồi đĩa đệm. 

Đối với bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ giai đoạn nặng, rơi vào tình trạng chèn ép lên vùng tủy sống sẽ có thêm những biểu hiện như:

  • Đau nhói, tê yếu ở vùng bàn chân và chân, bàn tay, cánh tay….
  • Cơ thể mất cân bằng, thiếu đi sự phối hợp.
  • Phản xạ cơ thể bất thường, không còn nhanh nhạy.
  • Đại tiện, tiểu tiện không kiểm soát.

Bị thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Đây là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân đang gặp vấn đề về đốt sống cổ, bác sĩ Phương cũng đã có những chia sẻ: 

“Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ do tuổi tác, thì rất khó có biện pháp nào chữa khỏi hoàn toàn, thậm chí là không thể bởi đó là điều không tránh khỏi vì yếu tố khách quan là thời gian, có tính quy luật. Bệnh có diễn biến chậm, nhưng lại dễ dàng trở thành mãn tính. 

Với tình trạng này, chúng ta chỉ có thể áp dụng các giải pháp để loại bỏ triệu chứng, ngăn chặn sự phát triển của bệnh và khôi phục các thương tổn vốn có để xương khớp dẻo dai, chắc khỏe. Bằng cách này, bệnh nhân bị thoái hóa do tuổi tác vẫn có thể thoát cảnh đau đớn, khó chịu do bệnh gây ra.

Đối với những bệnh nhân bị do nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ dựa vào chứng trạng và nguyên nhân cụ thể để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để làm chậm quá trình thoái hóa, loại bỏ triệu chứng và ngăn ngừa tái phát”.

Biện pháp chẩn đoán bệnh Thoái hóa cột sống cổ chính xác

Chỉ với những triệu chứng được kể ở trên, bác sĩ sẽ khó xác định chính xác bệnh lý và mức độ nặng nhẹ, vị trí thương tổn. Vậy nên, sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định một số biện pháp chẩn đoán.

Thăm khám lâm sàng bác sĩ sẽ kiểm tra tầm vận động của cột sống cổ, các phản xạ và sức cơ ở hai tay… Từ đó sẽ dễ dàng phát hiện được mức độ tác động cũng như ảnh hưởng do bệnh thoái hóa gây ra.

Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp phục vụ cho chẩn đoán cũng như điều trị.

X-quang cột sống cổ
X-quang cột sống cổ
  • X-quang cột sống cổ: Giúp bác sĩ phát hiện những bất thường, như gai xương, cầu xương, khối u, gãy xương, nhiễm trùng… nguyên nhân cũng như dấu hiệu của sự thoái hóa.
  • Chụp CT: Bác sĩ sẽ dễ nhận biết được mức độ thương tổn thông qua hình ảnh được chụp lại.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Là phương pháp chính xác được sử dụng phỏ biến, bác sĩ sẽ xác định được các khu vực nơi dây thần kinh có thể bị chèn ép, thoái hóa.
  • Xét nghiệm chức năng thần kinh (Điện cơ, nghiên cứu dẫn truyền thần kinh) : Giúp bác sĩ xác định xem chức năng cũng như các tín hiệu thần kinh truyền đúng thông tin đến các cơ không. 

Sau khi đã xác định chính xác bệnh lý và phát hiện được khu vực vị thương tổn, thoái hóa… bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ được nhiều bệnh nhân lựa chọn

Để sớm quay trở lại với cuộc sống khỏe mạnh, tận hưởng cuộc sống bệnh nhân nên tìm ngay đến chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất. Thông thường bệnh nhân sẽ được chữa bệnh với nhiều phương pháp khác nhau, tùy vào chứng trạng và mức độ của từng người.

Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ theo Tây y

Mục tiêu của phương pháp điều trị này là giảm đau, giúp duy trì các hoạt động thông thường nhất và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho tủy sống và dây thần kinh.

Điều trị nội khoa

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như:

Thuốc là điều không thể thiếu trong quá trình điều trị thoái hóa xương khớp
Sử dụng thuốc là lựa chọn của nhiều bệnh nhân
  • Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAID): Đây là nhóm thuốc phổ biến, thông dụng nhất với bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ – lưng.
  • Corticosteroid: Có dạng uống và tiêm (mức độ nghiêm trọng), bệnh nhân sẽ theo chỉ định bác sĩ để dùng loại phù hợp.
  • Thuốc giãn cơ – cyclobenzaprine: tác dụng giảm sự co cơ, giúp giảm đau.
  • Thuốc chống động kinh: pregabalin (Lyrica) và gabapentin (Thần kinh, Horizant) làm giảm cơn đau dây thần kinh bị thương tổn.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số nghiên cứu chứng minh nhóm thuốc này có thể giúp giảm đau cổ do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

LƯU Ý: Thuốc tây có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu lạm dụng, sử dụng sai cách… Vậy nên, bệnh nhân cần tham vấn và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý mua sử dụng.

Điều trị ngoại khoa – Phẫu thuật

Nếu điều trị nội khoa không tiến triển hoặc bệnh nhân đã ở mức nghiêm trọng như yếu ở tay thì bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật.

Một số thủ thuật, phẫu thuật có thể thực hiện là:

  • Cắt bỏ một phần đĩa đệm thoát vị hoặc xương bị thương tổn.
  • Cắt bỏ một phần của đốt sống bị thoái hóa.
  • Hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép phần cứng và xương

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu

Theo bác sĩ Phương chia sẻ, vật lý trị liệu theo YHCT như: Châm cứu, điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, cấy chỉ… là các liệu pháp CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC nhờ cơ chế tự chữa lành. Vật lý trị liệu đã được ứng dụng điều trị các bệnh nan y, mãn tính trong đó bao gồm cả bệnh thoái hóa đốt sống cổ. 

Châm cứu huyệt giáp tích hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống
Châm cứu – Liệu pháp vật lý trị liệu chữa thoái hóa

Tuy nhiên, để điều trị bệnh hiệu quả thì mỗi bệnh nhân đều cần có phác đồ trị liệu phù hợp, chỉ khi tác động ĐÚNG VÀ ĐỦ mới có thể sớm đẩy lùi bệnh tật, giúp bệnh nhân thoát khỏi cảnh sống chung với những triệu chứng đau đớn, khó chịu do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

Cơ chế tác động của các liệu pháp trên:

  • Tác động chính xác lên các huyệt đạo đã được xác định trong phác đồ giúp giảm đau, giảm chèn ép lên các dây thần kinh và kích thích lưu thông khí huyết.
  • Nâng cao tuần hoàn toàn cơ thể, kích thích quá trình phục hồi chức năng các phủ tạng trong cơ thể, cân bằng âm dương giúp các cơ được thư giãn, các thương tổn dần dần được chữa lành
  • Giảm nhanh các cơn đau khi đắp thuốc thảo dược khi bệnh tái phát….

Có thể thấy đây là liệu pháp chữa bệnh đảm bảo AN TOÀN, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ và đặc biệt không gây đau đớn cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị,  phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân, kể cả người cao tuổi.

Trên đây là toàn bộ thông tin khoa học, hữu ích về bệnh thoái hóa đốt sống cổ, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này và sớm lựa chọn được cho mình phương pháp chữa bệnh TỐI ƯU nhất!

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh