Thoái Hoá Đốt Sống Lưng

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Thoái hóa đốt sống thắt lưng gây ra nhiều triệu chứng phiền toái khác nhau và nguyên nhân gây bệnh cũng khá phức tạp. Bệnh nhân cần phải có kiến thức khoa học đầy đủ và chính xác về bệnh, như vậy mới sớm thoát khỏi cảnh sống chung với bệnh tật trước khi chúng gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thoái hóa đốt sống lưng là gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý phổ biến, tập trung nhiều ở độ tuổi từ 35 trở lên, khi độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Điều đặc biệt, trong nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh có xu hướng trẻ hóa. 

Cụ thể hơn, dựa theo số liệu được thống kê tại nước ta, 35% dân số mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và tập trung nhiều ở độ tuổi 50. Nhóm đối tượng đang trong độ tuổi từ 60 – 69 có đến 89% bị thoái hóa cột sống thắt lưng và ở nhóm đối tượng 25 – 45 tuổi thì con số này là 30%. Thậm chí có bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng ở người trẻ tuổi hơn nữa.

Hình minh họa thoái hóa cột sống lưng
Hình minh họa thoái hóa cột sống lưng

Chứng thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng 5 đốt sống từ C1-C5 trở xuống của bệnh nhân đang gặp vấn đề và liên quan trực tiếp đến quá trình lão hóa xương của cơ thể. Đây là căn bệnh mãn tính, là biến đổi hình thái thông qua sự thoái hóa ở đĩa đệm, các mỏm gai sau và thân đốt sống. 

Triệu chứng bệnh gây tác động trực tiếp đến khả năng vận động, sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân vì xương phải chịu tải trọng lớn trong một khoảng thời gian dài.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng phổ biến

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra, nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa cột sống lưng là do đĩa đệm và sụn khớp đã phải chịu áp lực liên tục trong thời gian dài. Từ đó khiến phần xương dưới sụn bị thương tổn, mất tính đàn hồi đĩa đệm và phần dây chằng bị xơ cứng. Sau một thời gian, triệu chứng bệnh sẽ hình thành.

Tuy nhiên, vẫn chưa có những kết luận cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng này. Và thực tế, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hoá đốt sống lưng cao hơn so với bình thường là:

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống Lưng
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống Lưng
  • Tiêu chí tuổi tác: Đây là nguyên nhân chính gây bệnh, triệu chứng đầu tiên của bệnh thường xuất hiện lần đầu từ 20 đến 50 tuổi,  tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người. 
  • Giới tính: Người độ tuổi 45 trở xuống thì nam giới có tỷ lệ mắc bệnh viêm xương khớp nhiều hơn. Ngược lại từ 45 tuổi trở lên, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh viêm xương khớp cao hơn. Và bệnh viêm xương khớp gây ra triệu chứng thoái hóa cột sống.
  • Béo phì: Thừa cân gây áp lực cho cột sống, trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ bị thoái hóa nhanh hơn.
  • Yếu tố di truyền: So với người khác, đối tượng sống trong gia đình có người thân mắc bệnh sẽ dễ bị bệnh hơn.
  • Tính chất công việc: Làm việc, hoạt động thể lực mạnh có những tác động liên quan đến đến các khớp xương của đốt sống lưng cũng có thể gây bệnh.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người thiếu hụt một số chất như vitamin, magie, canxi và các khoáng chất cũng sẽ khiến cột sống bị bào mòn. Từ đó khả năng tái tạo xương khớp bị suy giảm, nguy cơ bị thoái hóa cột sống. 

Bên cạnh đó, những người đã từng bị chấn thương xương khớp cũng có thể bị bệnh thoái hóa đốt sống lưng nếu không được điều trị đúng cách, tận gốc.

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng ở đại đa số người bệnh

Bệnh thoái hóa cột sống lưng là một trong những bệnh phát triển một cách âm thầm, chúng có những biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân của từng bệnh nhân. Đặc biệt, đối với những đối tượng bệnh nhân bị bệnh do nguyên nhân tuổi tác cao thì gần như không cảm nhận được bất cứ triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng nào. 

Mặt khác, đối với bệnh nhân bị bệnh do những nguyên nhân khác, có thể dấu hiệu trong suốt một thời gian và các triệu chứng tăng dần lên theo thời gian. Ban đầu là những cơn đau nhẹ, cứng khớp nếu không vận động hoặc ít, ví dụ như ngồi nhiều giờ hoặc ngủ dậy.

Bên cạnh đó bệnh nhân thoái hoá đốt sống thắt lưng có thể xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Tình trạng vận động của tay chân yếu,
  • Sự phối hợp giữa tay và chân kén suy giảm,
  • Bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt cơ bắp, tần suất tăng dần theo mức độ bệnh,
  • Đau cơ bắp và đau đầu,
  • Hay bị mất thăng bằng, đi lại khó khăn
  • Bàng quang hoặc ruột bị mất kiểm soát (mức độ nặng).

Có thể thấy, bệnh gây ra những triệu chứng phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cũng như công việc của bệnh nhân. Vì vậy, ngoài việc thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, thì bất cứ ai cũng nên “lắng nghe” cơ thể của mình để sớm phát hiện bệnh trong thời gian “vàng”.

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống lưng chính xác

Nếu chỉ dựa vào những biểu hiện thông thường bên ngoài, bác sĩ sẽ khó đưa ra kết luận chính xác về bệnh lý. Điều này đồng nghĩa với việc, phác đồ điều trị bệnh sẽ khó phù hợp, hiệu quả chữa bệnh sẽ không cao.

Thoái hoá đốt sống lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Chụp X quang

Do vậy, trước khi tìm ra phương pháp chữa bệnh, người bệnh cần được chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Để làm được điều này, bệnh nhân cần áp dụng một số biện pháp chẩn đoán mà bác sĩ chỉ định:

  • Phổ biến nhất là chụp X quang: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xương, đĩa đệm và sụn nhờ hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng trực quan được chụp lại.
  • Xét nghiệm máu: Giúp bác sĩ loại trừ các căn bệnh khác gây ra dấu hiệu tương tự bệnh này.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp bác sĩ xác định tổn thương ở dây thần kinh hoặc đĩa đệm xung quanh khu vực cột sống lưng.

Khi đó, bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Vậy thoái hóa cột sống lưng có chữa được không? Nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ, một trong những nguyên nhân cũng như yếu tố chủ yếu gây ra bệnh thoái hóa cột sống là do tuổi tác, là quá trình lão hóa tự nhiên của con người và đây cũng là điều không thể thay đổi được. Chình vì vậy, sẽ khó có phương pháp điều trị bệnh nào có thể giải quyết được căn nguyên và chữa khỏi hoàn toàn.

Bởi trong cơ chế sinh học, bệnh học bất cứ cơ quan hay bộ nào của cột sống bị thoái hóa sẽ làm biến dạng, thay đổi cấu trúc và khó có thể phục hồi hoàn toàn như ban đầu, bao gồm cả trường hợp bệnh nhân là người trẻ tuổi.

Tuy nhiên, với sự phát triển của y khoa như hiện nay, chúng ta vẫn có thể kiểm soát, kìm hãm cũng như làm chậm quá trình thoái hóa. Từ đó ngăn ngừa được những biến chứng và giúp bệnh nhân thoát khỏi được những cơn đau đớn, triệu chứng phiền toái do bệnh gây ra.

Bệnh có thể gây ra những cơn đau nhức, phiền toái và biến chứng khó lường
Bệnh gây đau nhức, phiền toái

Ngược lại, nếu bệnh nhân không sớm tìm đến các phương pháp đặc trị bệnh, có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm:

  • Ảnh hưởng trong sinh hoạt: Bệnh này sẽ làm cứng khớp, sưng đau rất khó chịu và các cơn đau thường sẽ xuất hiện khi bệnh nhân di chuyển đột ngột. Từ đó gây hạn chế vận động, nhất là khi quay, cúi gập người hoặc đứng lên ngồi xuống sẽ rất khó khăn và gây đau đớn khi cử động.
  • Nguy cơ bại liệt: Khi bị chuyển sang các giai đoạn sau, xương có thể sẽ chèn lên dây thần kinh lâu dần sẽ trở nên nặng hơn gây bại liệt và nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng tới tính mạng (tỷ lệ này không cao).
  • Biến chứng thoát vị đĩa đệm: Nếu có một tác nhân đủ mạnh làm cho đĩa đệm bị chèn ép và thoát khỏi vị trí vốn có, từ đó sẽ chèn ép lên ống sống hoặc các dây thần kinh. Khi đó bệnh nhân có thể bị thoát vị đĩa đệm, nặng hơn là rối loạn đại tiểu tiện, đau rễ thần kinh, teo cơ…
  • Biến chứng rối loạn tiền đình: Thoái hóa cột sống lưng sẽ gây tổn thương lỗ tiến hợp, chèn ép mạch máu gây rối loạn tiền đình.
  • Biến chứng một số bệnh khác liên quan đến xương sống, như: gai cột sống, biến dạng cột sống, gù lưng, đau dây thần kinh tọa,… 

Điều trị bệnh càng sớm thì càng kiểm soát được bệnh, sức khỏe ổn định và loại bỏ được những nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chữa bệnh thoái đốt sống lưng, nội dung phía dưới sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này.

Chuyên gia tư vấn: Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng

Như đã chia sẻ ở trên, chữa bệnh thoái hóa đốt sống nói chung và phần thắt lưng nói riêng là cả một quá trình, tốn nhiều thời gian và công sức. Bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ và kiên trì điều trị để đạt hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số giải pháp phổ biến giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn đau đớn, triệu chứng khó chịu do bệnh thoái hóa cột sống gây ra.

Dùng thuốc giảm đau Tây y chữa thoái hóa đốt sống lưng

Thực chất đây chỉ là biện pháp mang tính chất hỗ trợ điều trị bệnh trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nặng, đau đớn càng nhiều thì dùng thuốc liều mạnh. Cụ thể hơn, bệnh nhân bị đau đớn:

Dùng thuốc Tây trị thoái hóa
Dùng thuốc Tây trị thoái hóa
  • Cấp độ nhẹ đến trung bình: sử dụng Paracetamol. Tuy nhiên dùng sai cách, quá liều hoặc lạm dụng bệnh nhân có thể gây ra tổn thương gan.
  • Cấp độ nặng: sử dụng thuốc chống viêm không steroid. 

Trong trường hợp, bệnh nhân điều trị không hiệu quả bằng 2 phương pháp trên thì có thể sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc (loại corticoid) vào khu vực quanh cột sống. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài và dễ gây ra những tác dụng phụ có hại về sau.

Dùng thuốc Đông y chữa bệnh thoái hóa đốt sống lưng

Trong Đông y, cơ thể con người được quan niệm là một chỉnh thể thống nhất, các các cơ quan trong người đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau dựa theo quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành. Chính vì vậy các bài thuốc Đông y sẽ tác động sâu tận sâu bên trong, phục hồi toàn bộ tạng phủ để giải quyết bệnh lý cột sống thoái hóa lưng chứ không tác động mỗi vị trí bị bệnh. 

Chính vì vậy, khi sử dụng bài thuốc đông y bệnh nhân sẽ cảm nhận được việc tác dụng từ từ, chậm mà chắc và hạn chế được sự tái phát bệnh.

Hiện nay, một trong những giải pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống được nhiều chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao và bệnh nhân lựa chọn là sản phẩm Quốc dược Phục cốt hoàn do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc phát triển, hoàn thiện. 

Từ khi được bào chế thành công cho đến nay, sản phẩm được đánh giá là một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả đối với bệnh thoát vị đĩa đệm. Sản phẩm là công thức độc quyền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, được nghiên cứu dựa trên ưu điểm của bài thuốc xương khớp bí truyền người Tày – Tây Bắc.

Thành phần dược liệu bao gồm hơn 50 loại vị thuốc quý: Tầm gửi,  Thau Pinh, Cây Hầu vĩ tóc, Tào đông, Kháo Cài,…. 100% có nguồn gốc từ hệ thống vườn thuốc Nam đạt chuẩn GACP – WHO, trong đó 80% thuộc vườn chuyên canh của Thuốc dân tộc, đảm bảo an toàn, lành tính và không tác dụng phụ nên dùng được ở cả trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh và người cao tuổi.

Điều trị bệnh thoái đốt sống lưng bằng vật lý trị liệu YHCT

Thực tế, để đạt hiệu quả điều trị ở mức cao nhất, ngay khi sử dụng thuốc Đông y chữa thoái cột sống lưng bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ YHCT chỉ định phác đồ vật lý trị liệu với những liệu pháp phù hợp với chứng trạng của bệnh.

Đặc biệt là các phương pháp phổ biến như châm cứu, điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, cấy chỉ… Vật lý trị liệu giúp bệnh nhân loại bỏ được những cơn đau đớn do bệnh gây ra, giảm sưng viêm, tăng tính linh hoạt, dẻo dai của xương khớp, điều hòa lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất dinh dưỡng tốt cho sụn khớp, đĩa đệm cột sống.. Từ đó hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đốt sống lưng hiệu quả.

Ngoài những tác dụng vượt trội đó, liệu pháp vật lý trị liệu còn được các chuyên gia đánh giá cao và bệnh nhân tin tưởng điều trị bởi những ưu điểm như:

  • KHÔNG ĐAU ĐỚN, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ vì bệnh nhân không phải phẫu thuật, không bị phụ thuộc vào thuốc. 
  • Phù hợp với đối tượng bệnh nhân đã chữa bệnh bằng những cách khác nhưng không hiệu quả. 
  • KHÔNG BIẾN CHỨNG và ngăn ngừa bệnh tái phát ở mức tối đa, giúp bệnh nhân sớm đẩy lùi triệu chứng đau nhức, sưng tấy, cứng khớp và TIÊU DIỆT TẬN GỐC nguyên nhân gây bệnh.

Vậy nên, đây cũng là giải pháp toàn diện, bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng nói riêng và các bệnh lý xương khớp nói chung hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn để điều trị. Với toàn bộ nội dung về bệnh thoái hóa đốt sống lưng cùng với phương pháp chữa bệnh hữu hiệu được chia sẻ ở trên có lẽ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về bệnh. Chúc bạn sớm khỏe mạnh!

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!