Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ C3 C4

Ngày đăng: 06/06/2023 Biên tập viên: Trần Hoa

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 xuất hiện ngày càng phổ biến. Tình trạng này gây ra những cơn đau đớn, nhức mỏi khiến người bệnh vận động bất tiện. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến các thông tin cần thiết của bệnh lý này như nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị,… Hãy cùng chúng tôi khám phá để hiểu rõ hơn và có được phương pháp đẩy lùi cơn ác mộng thoái hóa đốt sống cổ c3 c4!

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4 là gì?

Để hiểu về bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ c3 c4 rõ hơn, người bệnh nên có cái nhìn tổng quát về cấu trúc cột sống cổ. Chúng ta có tổng cộng 7 đốt sống từ C1 đến C7. Các lớp đĩa đệm giữa các đốt sống giúp hạn chế lực ma sát giữa các đốt sống khi chúng ta vận động như cúi đầu, ngửa cổ hay xoay đầu,…

Thông tin cần biết về bệnh lý thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4
Thông tin cần biết về bệnh lý thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4

Trong đó, đốt sống C3 C4 giữ nhiệm vụ kết nối các dây chằng ở vùng cổ, vai. Đây là phần có nguy cơ bị thoái hóa cao nhất vì là hai đốt sống trung tâm, là khớp cử động chính của phần đầu cổ và có phạm vi hoạt động khá lớn.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là tình trạng lớp đệm bị nứt, rạn khiến dịch nhầy tràn ra ngoài và chèn lên dây thần kinh. Người bệnh bị hành hạ bởi những cơn đau khó chịu. 

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm c3 c4

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4 có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh cần được xác định rõ để có được phương hướng điều trị phù hợp. Đây có thể là do các yếu tố bên ngoài tác động trong quá trình sinh hoạt hoặc do tự hình thành từ các bệnh lý về xương khớp.

Tình trạng mất nước đĩa đệm

Trong quá trình sinh hoạt, các đốt sống phải chịu nhiều áp lực từ bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế, phần nước và các mô sợi xốp trong đĩa đệm cổ bị ảnh hưởng dẫn đến việc mất nước. Khi đó, chức năng đĩa đệm sẽ suy yếu, nhất là khả năng nâng đỡ và đàn hồi. Phần đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh, từ đó gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ c3 c4.

Thoái hóa đốt sống cổ 

Đây là chứng bệnh xảy ra phổ biến khi bạn từ 40 tuổi trở lên. Khi sụn khớp bị thoái hóa, đĩa đệm bị mài mòn do cọ xát sẽ dẫn đến tình trạng rạn, nứt. Khi đó các đầu xương bị biến dạng, suy giảm dịch khớp và xuất hiện những cơn đau dữ dội.

Thoái hóa dây chằng

Dây chằng giúp kết nối xương khớp với nhau hỗ trợ điều khiển cử động của cơ thể. Dây chằng cũng bị thoái hóa theo thời gian. Nhiều bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm c3 c4 thường cảm thấy cứng cổ, khó vận động cổ.

Chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4 có thể đến từ yếu tố di truyền
Chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4 có thể đến từ yếu tố di truyền

Do yếu tố di truyền

Nếu bố mẹ hoặc người nhà có tiền sử bệnh xương khớp hoặc thoái hóa đốt sống cổ c3 c4, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này. Tỷ lệ rơi vào khoảng 10%.

Thói quen sinh hoạt gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4

Hiện nay có rất nhiều người đã vô tình tạo ra những thói quen gây tổn thương lên đốt sống cổ. Chẳng hạn như khi cúi đầu điện thoại quá lâu hoặc ngồi làm việc sai tư thế sẽ khiến các cột sống phải chịu áp lực rất lớn. Điều này diễn ra liên tục sẽ dẫn đến thoái hóa. Đó là lý do vì sao căn bệnh này ngày càng trẻ hóa và xuất hiện ở những người rất trẻ.

Chấn thương vùng đầu cổ

Những người từng bị tai nạn hoặc va chạm mạnh dẫn đến chấn thương ở vùng cổ, các khớp xương khi đó đã bị ảnh hưởng và để lại biến chứng về sau. Chúng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ c3 c4

Có thể thấy, thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 có sự đe dọa rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, bạn cần nhận biết các triệu chứng bệnh để nhanh chóng có phương hướng điều trị phù hợp. 

  • Giai đoạn khởi phát: Cảm giác cổ tê cứng, khó khăn khi thực hiện các động tác vùng cổ (quay đầu, cúi hoặc ngẩng đầu), đau vai gáy,…
  • Giai đoạn tiến triển: Những cơn đau kéo dài âm ỉ và lan rộng ra phía sau đầu. 
  • Giai đoạn trở nặng: Tất cả các vị trí vùng đầu cổ đều bị đau nhức, đặc biệt là trán và vùng chẩm. Cường độ tăng dần và lan rộng đến vai và hai cánh tay. Một vài bệnh nhân sẽ bị tê cứng cả cánh tay, hoạt động cầm nắm hoặc giơ tay lên cao bị hạn chế.
Cơn đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4 có thể tăng theo thời gian
Cơn đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4 có thể tăng theo thời gian

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 nguy hiểm như thế nào?

Đốt sống cổ C3 C4 chịu trách nhiệm chính trong vận động của cổ. Vì thế, nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm này, chắc chắn sẽ xảy ra những tác động xấu đối với sức khỏe và gây ra một số biến chứng: 

Chèn ép dây thần kinh cổ

Khi đĩa đệm tràn ra khỏi ổ khớp và chèn ép dây thần kinh sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ gây cản trở người bệnh khi vận động. Khi tình trạng này kéo dài, cơ thể sẽ bị suy nhược và có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

Huyết áp thất thường

Khi huyết áp tăng giảm thất thường, người bệnh sẽ cảm thấy những triệu chứng như: ù tai, mờ mắt, đau nhức răng, tê tay hoặc thậm chí gây liệt. Hơn thế nữa, người bệnh còn bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình,…

Hội chứng rối loạn cảm giác

Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 hành hạ, người bệnh thường sẽ mắc phải chứng rối loạn cảm giác ở vùng tay và cổ. Nguyên nhân là do khi dây thần kinh tổn thương, vùng da tương ứng sẽ có cảm giác tê bì, nóng lạnh thất thường,…

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ vô cùng nguy hiểm
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ vô cùng nguy hiểm

Thoái hóa đốt sống cổ c3 c4 gây teo cơ

Tại bất cứ vị trí khớp nào bị thoát vị đĩa đệm đều xảy ra hiện tượng teo cơ vì mạch máu bị đĩa đệm chèn ép nên không thể nuôi cơ. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí còn có thể bị mất sức hoàn toàn.

Hội chứng rễ thần kinh

Hội chứng này được biết đến với các rối loạn và tổn thương ở phần rễ thần kinh. Khi phần đĩa đệm C3 C4 tổn thương, người bệnh phải chịu các cơn đau ở xương chẩm, tức ngực, khó thở,…

Hội chứng cột sống cổ

Nhân nhầy thoát ra khiến các cơ bị tê cứng, làm hẹp ống sống, các vận động của cơ thể bị cản trở. Nếu không trị kịp thời có thể dẫn tới bại liệt.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4

Thoát vị đĩa đệm C3 C4 là căn bệnh không thể lơ là, càng kéo dài người bệnh sẽ càng gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm. Vì thế, cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế khi phát hiện các triệu chứng ban đầu. Quy trình chẩn đoán cơ bản được thực hiện như sau:

  • Thông tin bệnh lý: Bạn cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin bệnh lý mà bản thân đang mắc phải hoặc từng mắc phải. Ngoài ra,nếu từng bị chấn thương hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào, bạn cũng nên nêu rõ.
  • Khám lâm sàng: Kiểm tra các triệu chứng ngoài da và chức năng vận động của khớp. Bác sĩ sẽ tiến hành ấn lên vùng bị đau của bệnh nhân, xoay nhẹ phần cổ và cánh tay. Bên cạnh đó, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện một số động tác để đánh giá mức độ bệnh.
  • Khám cận lâm sàng: Thực hiện một số xét nghiệm và kỹ thuật hình ảnh để nhận định chính xác nhất về bệnh.

Sau khi đã hoàn thành việc chẩn đoán, các y bác sĩ sẽ kê cho bạn liệu trình và cách điều trị phù hợp nhất.

Thuốc Tây Y chữa thoái hóa đốt sống cổ C3 C4

Cách điều trị này thường dành cho trường hợp bệnh nhẹ. Một vài nhóm thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm được bác sĩ kê toa sử dụng như sau:

  • Thuốc giãn cơ: myonal, baclofen, mydocalm,..
  • Thuốc giảm đau: paracetamol
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs): diclofenac, meloxicam,…
  • Thuốc bổ trợ thần kinh: neurontin

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc hoặc dùng quá liều lượng cho phép vì sẽ dẫn đến các tác dụng phụ.

Khi dùng thuốc Tây, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ
Khi dùng thuốc Tây, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ

Đông Y chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4

Các bài thuốc Đông Y được biết đến với độ an toàn cao và không phản ứng phụ. Bệnh nhân sẽ được kê các loại thuốc Đông y theo từng thể bệnh:

  • Thể hàn thấp: Sắc uống hàng ngày các loại dược liệu: độc hoạt, xuyên ô, phụ tử, can khương, cam thảo, quế chi, tế tân, ma hoàng, cát căn.
  • Thể phong thấp: Sắc thuốc với nước ấm các loại tế tân, tang ký sinh, cam thảo, đương quy, thạch chỉ, nhục quế, ngưu tất, phục linh, bạch thược, đỗ trọng, tần giao, xuyên khung, độc hoạt, đảng sâm, phòng phong.
  • Thể thấp nhiệt: Bài thuốc gồm hoàng bá, ngưu tất, xương truật, ý dĩ, tần giao.
  • Thể thận hư: Sắc thục địa, đỗ trọng, thỏ ty tử, cao ban long, cao quy bàn, sơn thù, hoài sơn, kỷ tử, tang ký sinh, ngưu tất uống hàng ngày.

Vật lý trị liệu

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, có rất nhiều cách thuộc phương pháp vật lý trị liệu như: châm cứu, bấm huyệt, massage, chiếu tia hồng ngoại, bài tập kéo giãn cột sống cổ,…có thể giúp bạn đẩy lùi cơn đau hiệu quả. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn để khiến bệnh trở nặng. 

  • Massage, chườm nóng hoặc lạnh: Giảm đau nhức, thúc đẩy máu lưu thông và kích thích tuyến nhờn tránh khô khớp cổ.
  • Phương pháp kéo giãn: Thu nhỏ các khối thoát vị, giảm áp lực lên vùng cổ và đĩa đệm.
  • Các bài tập vận động: giãn cơ nhẹ nhàng, cải thiện cơ bắp, thúc đẩy lưu thông máu,…
  • Sử dụng tia laser: Nhân nhầy bị đốt cháy, hạn chế chèn ép của dịch nhầy lên các rễ thần kinh, cải thiện rách bao xơ,…
  • Thủ thuật châm cứu: Tác động vào huyệt đạo giúp lưu thông khí huyết, giải phóng hormon endorphin làm giảm đau nhanh chóng.
Các bài tập đơn giản có thể giảm nhanh triệu chứng bệnh
Các bài tập đơn giản có thể giảm nhanh triệu chứng bệnh

Mẹo dân gian trị thoát vị đĩa đệm c3 c4

Cách trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4 từ dân gian là một trong những lựa chọn của nhiều người. 

  • Lá mật gấu: Xay lá mật gấu đã rửa sạch với một ít nước.Chắt lấy nước uống cùng sau bữa ăn.
  • Rễ đinh lăng: Thái mỏng rễ đinh lăng rồi sắc với nước ấm. Người bệnh dùng thay nước lọc trong ngày.
  • Lá lốt: Sao nóng lá lốt đã được thái nhỏ cùng muối trắng. Cho hỗn hợp vào khăn rồi đắp lên vùng bị đau từ 20 đến 30 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm đau.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ nên áp dụng với trường hợp nhẹ, hoặc để hỗ trợ giảm đau cho người bệnh. 

Phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ C3 C4

Nếu thuốc không còn mang lại hiệu quả, bệnh có chuyển biến xấu, phẫu thuật là hướng điều trị tốt nhất. Có 2 cách được sử dụng chủ yếu là mổ hổ hoặc mổ nội soi kết hợp chiếu tia laser. Tuy nhiên, rất hiếm trường hợp phải dùng đến cách điều trị này.

Phẫu thuật giúp điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Phẫu thuật giúp điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4 hiệu quả

Để tránh bị những cơn đau hành hạ cũng như phải đau đầu tìm cách điều trị, bạn nên có cho mình lối sống lành mạnh để phòng tránh căn bệnh này. Dựa theo các nguyên nhân gây bệnh kể trên, thoát vị đĩa đệm C3 C4 hoàn toàn có thể phòng ngừa. Một số chú ý sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh lý này:

Chế độ sinh hoạt khoa học có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống
Chế độ sinh hoạt khoa học có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống
  • Hạn chế tác động áp lực lớn lên vùng vai, cột sống và cổ.
  • Chú ý đến tư thế làm việc hoặc sử dụng điện thoại.
  • Tránh dùng gối quá cao khi ngủ.
  • Nên vận động cổ nhẹ nhàng sau khi ngồi quá lâu.
  • Rèn luyện sức khỏe vừa sức,
  • Massage vùng cổ, vai gáy giúp máu lưu thông.
  • Bổ sung canxi, vitamin D, vitamin K, omega 3,… 
  • Tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia và thực phẩm chế biến sẵn,…

Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc những thông tin về bệnh lý thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 thật hữu ích. Khi hiểu rõ về bệnh, bạn có thể kịp thời phát hiện và có hướng điều trị tốt nhất. Hãy quan tâm đến sức khỏe của mình bạn nhé, đôi khi những thói quen nhỏ lại có thể gây ra những nguy hại không ngờ đấy.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận