Ths. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – một trái tim hòa cùng nhịp đập với y học cổ truyền

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Hải Yến
Đánh giá bài viết

Ths. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan là một “gương mặt vàng” trong giới y học cổ truyền nước ta. Người bệnh biết đến bà và thường gọi với cái tên thân mật “bác Lan” như người thân trong gia đình. Vị bác sĩ này có điều gì khiến cho nhiều người tin yêu và quý mến đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những điều ít ai biết về bác sĩ Lan trong bài viết này.

Bác sĩ Tuyết Lan cùng hành trình dài cống hiến cho nền y học cổ truyền

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, ngay từ nhỏ, bác sĩ Lan đã có niềm yêu thích đặc biệt với văn hóa truyền thống, mang khát khao lưu giữ những giá trị tinh hoa cổ truyền của dân tộc. Lớn lên, niềm đam mê ấy ngày càng cháy bỏng và đã thôi thúc bác sĩ Lan lựa chọn học tập và nghiên cứu về y học cổ truyền cùng những bài thuốc Đông y quý hiếm. 

Ths. Bác sĩ Tuyết Lan từng tốt nghiệp chuyên ngành Đông y tại trường Đại học Y Hà Nội. Từ đó, thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Tuyết Lan đã bắt đầu sự nghiệp với vai trò đầu tiên là bác sĩ điều trị tại khoa Nội, bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Không dừng lại ở đó, bà tiếp tục học lên Thạc sĩ y khoa để nâng cao trình độ chuyên môn và trau dồi thêm kinh nghiệm chữa bệnh.

Luôn có ý thức luôn trau dồi, học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn không lâu sau đó bác sĩ Tuyết Lan được tin tưởng giữ nhiều vị trí trọng yếu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương.

Quá trình công tác trong ngành y của bác sĩ Tuyết Lan có thể tóm tắt qua những dấu mốc chính sau đây:

  • Từ năm 1975 đến năm 1981: Học tại trường Đại học y khoa Hà Nội – chuyên ngành YHCT
  • Từ năm 1981 đến năm 1983: Bác sĩ điều trị tại khoa nội bệnh viện YHCT Trung ương
  • Từ năm 1983 đến năm 1986: Học bác sĩ chuyên khoa cấp 1. Tại trường Đại học y khoa Hà Nội
  • Từ năm 1986 đến năm 1996: Bác sĩ điều trị tại khoa Nội, bệnh viện YHCT Trung ương
  • Từ năm 1996 đến năm 1999: Học thạc sĩ y khoa tại trường Đại học y khoa Hà Nội
  • Từ năm 1999 đến năm 2004: Bác sĩ điều trị khoa Nội – Phó trưởng khoa Nội, bệnh viện YHCT Trung ương
  • Từ năm 2004 đến năm 2009: Bác sĩ điều trị khoa Nội – Trưởng khoa Nội, bệnh viện YHCT trung ương
  • Từ năm 2009 đến năm 2013: Bác sĩ điều trị khoa khám bệnh – Trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện YHCT Trung ương
  • Từ năm 2013 đến năm 2014: Nghỉ hữu ở bệnh viện YHCT Trung ương, được giữ để tham gia công tác khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh, bệnh viện YHCT Trung ương.
  • Từ năm 2013 đến năm 2015: Tham gia cố vấn, khám chữa bệnh tại bệnh viện YHCT Nam Á và phòng khám Medelab.
  • Từ năm 2016 đến nay: Giám đốc phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Với mỗi vị trí công tác, bác sĩ Lan đều hoàn thành tốt và xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Có bề dày kinh nghiệm trong công tác, đặc biệt là với những đóng góp lớn đối với lĩnh vực y học cổ truyền, bác sĩ Tuyết Lan đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông, thầy thuốc ưu tú, chiến sĩ thi đua cấp viện, bộ…

Hơn tất cả, với bác sĩ Lan, giải thưởng cao quý nhất của bà là những nỗ lực của bản thân mình có thể góp phần mang đến sức khỏe cho người dân.

Bác sĩ Tuyết Lan được đánh giá cao về khả năng ứng dụng các phương pháp và bài thuốc cổ truyền dân tộc vào điều trị nhiều bệnh cho bệnh nhân. Đặc biệt, bà nổi danh với khả năng ứng dụng các loại dược liệu Đông y để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. 

Người thầy thuốc với cái TÂM sáng, đặt y đức lên hàng đầu

Ngày làm việc mới của bác sĩ Lan bắt đầu từ 8 giờ sáng. Thế nhưng, lúc nào đồng nghiệp cũng thấy bà có mặt trước đó từ 30 phút đến cả giờ đồng hồ. Bà luôn dành thời gian để sắp xếp bàn làm việc, chuẩn bị lại mọi thứ và tranh thủ pha cho mình một tách trà hoa cúc để thư giãn tinh thần cho một ngày làm việc dài. Từ những hành động nhỏ cũng thấy được sự tỉ mỉ của bác sĩ Lan.

Trong đời sống thường nhật đã vậy, trong công việc, bác sĩ Lan còn tỉ mỉ và tận tâm hơn nữa. Bắt đầu làm việc, bác sĩ cẩn thận rà soát lại toàn bộ thông tin bệnh nhân của ngày hôm trước, thăm hỏi tình trạng bệnh nhân và ghi chú lại vào bảng tổng hợp để tra cứu lại khi cần. “Tiếng lành đồn xa”, bệnh nhân biết đến bác sĩ qua tìm hiểu, qua giới thiệu… và cùng tìm đến để được bác sĩ Lan chữa bệnh không quản ngại xa xôi. 

Dù bệnh nhân đến thăm khám có đông đến mấy bác sĩ Lan cũng tỉ mỉ thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng cho từng người một. Thời gian thăm khám bệnh và trò chuyện cùng mỗi người bệnh của bác sĩ thường kéo dài đến cả giờ đồng hồ. Bác sĩ Lan luôn muốn tìm hiểu cặn kẽ để đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất cho bệnh nhân của mình.

Chị Trần Thị Hương ở Hải Dương là một trong rất nhiều những bệnh nhân được bác sĩ Lan thăm khám và điều trị. Được biết, chị làm phụ hồ, chồng mất sớm, cuộc sống gia đình rất khó khăn lại phải nuôi thêm 4 đứa con ăn học. Bản thân chị Liên lại mắc phải căn bệnh gút, viêm khớp dạng thấp gần như không còn khả năng lao động. 

Nhờ tìm đến bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, sau hơn 3 tháng điều trị, bệnh tình của chị Hương cũng đã có dấu hiệu giảm đi trông thấy. Đến nay, chị đã có thể lao động và sinh hoạt bình thường. Tinh thần của chị lạc quan hơn hẳn, cuộc sống của gia đình cũng bớt khó khăn hơn nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ Lan.

((((ảnh)))

Đến Trung tâm Thuốc dân tộc – nơi bác sĩ Lan đang công tác, lúc nào chúng tôi cũng bắt gặp hình ảnh bác sĩ Lan bận rộn vì một ngày có quá nhiều công việc yêu cầu phải xử lý gấp. Phải tranh thủ thời gian nghỉ trưa ít ỏi, nhóm phóng viên chúng tôi mới có cơ hội để trò chuyện nhiều hơn cùng bác sĩ. Chúng tôi được nghe chia sẻ chân thành của vị bác sĩ này:

Rất nhiều căn bệnh mà Tây y chưa thể điều trị tận gốc vì cơ thể bệnh nhân không đáp ứng thuốc. Trong khi đó, y học cổ truyền sử dụng phương pháp Công bổ thiên y nghĩa là vừa dùng thuốc bổ làm nâng cao thể trạng lại vừa dùng thuốc tấn công bệnh. Vì lý do đó, có nhiều ca bệnh đã được chữa khỏi một cách kỳ diệu. 

Nhưng y học cổ truyền lại có hạn chế trong việc chẩn đoán bệnh, bác sĩ không thể lúc nào cũng phán cho người bệnh một loại thuốc, mà phải dựa theo từng người để đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp nhất. Người bác sĩ cần có cái tâm sáng, vững chuyên môn để kiên trì điều trị cùng bệnh nhân. Tuy nhiên, cũng có nhiều căn bệnh Đông y điều trị không hiệu quả bằng tây y. Khi đó, cần đưa ra hướng điều trị khác kịp thời và hợp lý nhất cho người bệnh. ”

Trước cái tâm quá sáng của bác sĩ Lan, Bác sĩ Lê Hữu Tuấn – người đồng nghiệp từng đồng hành cùng bác sĩ Tuyết Lan từ thời đại học cho đến tận bây giờ cho biết: “Tôi nhìn thấy ở cô Tuyết Lan cái tâm sáng với nghề. Người bác sĩ ấy có sự tận tâm, phấn đấu hết mình, hết lòng cho người bệnh. 

Cô Lan thường xuyên cập nhật kiến thức, trau dồi y đức, nâng cao tay nghề, trong công việc thì nhiệt tình, với bệnh nhân thì nhiệt huyết, với đồng nghiệp thì nhiệt thành. Đây là một người thầy thuốc y đức vẹn toàn.”

Chúng tôi cũng được nghe bác sĩ Tuyết Lan trải lòng về những điều làm nên giá trị của một người thầy thuốc: Giá trị của người theo con đường y thuật không phải là học hàm, học vị cao siêu hay những chứng nhận, thành tích mà là sự tin tưởng của bệnh nhân mới là động lực tốt nhất cho họ cố gắng, gắn bó một đời với nghề.

Đi đầu trong các hoạt động y tế thiện nguyện vì cộng đồng

Mặc dù bận bịu với công việc là thế, nhưng bác sĩ Tuyết Lan là người luôn đi đầu trong mọi phong trào hoạt động chung, nhất là những hoạt động thiện nguyện vì sức khỏe cộng đồng.

Không chỉ có những hoạt động khám chữa cho người bệnh theo yêu cầu, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan còn rất tích cực và chủ động thăm khám cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Vốn là người có lòng nhân ái, có lòng trắc ẩn, luôn yêu thương và muốn chữa trị cho thật nhiều người bệnh, bác sĩ thường xuyên góp sức mình vào những hoạt động nhân đạo. Bác sĩ Lan không quản những chuyến đi khám chữa bệnh nhân đạo ở những vùng xa xôi, khám chữa bệnh cho người khuyết tật, cấp phát thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, tặng học bổng cho học sinh nghèo vùng núi…

Những chuyến đi xa thăm khám và chữa bệnh thiện nguyện như vậy, bác sĩ Tuyết Lan cùng đồng nghiệp đã phải trải qua nhiều vất vả, trở ngại. Thế nhưng, khi nói về những chuyến đi này, bác sĩ vui vẻ kể:

“Tôi và đồng nghiệp từng có những chuyến đi vượt qua đường rừng nguy hiểm, thậm chí trời mưa, đường trơn, qua cả những con dốc hiểm trở,… Điều này càng giúp chúng tôi hiểu hơn về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của người dân nơi đây. Chỉ cần nhìn thấy nụ cười tươi tắn từ những người bệnh nghèo, tôi và các đồng nghiệp của mình như được tiếp thêm sức mạnh, tan biến mệt mỏi. 

Tôi luôn hi vọng sẽ có thể góp một phần sức lực cho những hoạt động khám chữa bệnh vì cộng đồng như thế để sống ý nghĩa hơn trong cõi đời này.”

Từ những đóng góp này, bác sĩ Lan luôn là tấm gương sáng về vị lương y tận tâm, tận lực, giỏi chuyên môn, giàu y đức. Có thể thấy rằng, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan là một người thầy thuốc giỏi với trái tim hết lòng với người bệnh.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Đặt lịch khám chữa bệnh