Gợi Ý Cách Xây Dựng Thực Đơn Cho Người Bị Tai Biến Tốt Nhất

Ngày đăng: 19/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Giang

Bên cạnh việc tập luyện, nghỉ ngơi thì chế độ dinh dưỡng cũng là điều vô cùng quan trọng với người bị tai biến. Vậy, thực đơn cho người bị tai biến như thế nào là hợp lý? Bài viết cung cấp hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bị tai biến. Đề xuất cần duy trì cân bằng giữa protein, chất béo và carbohydrate. Thực phẩm tốt cho người này bao gồm cá, thịt gà, tôm, rau xanh và trái cây, cần hạn chế muối, rượu, thực phẩm giàu chất béo và đường. Thực đơn mẫu đa dạng và nhẹ nhàng để dễ tiêu hóa. Đồng thời, cần lưu ý các điểm khi chuẩn bị thực đơn để hỗ trợ việc phục hồi sức khỏe của người bị tai biến.

Người bị tai biến cần chế độ dinh dưỡng thế nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu sẽ giúp người bị tai biến nhanh phục hồi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, thực đơn cho người sau tai biến nhẹ cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbohydrate.

Thực đơn cho người bị tai biến đảm bảo đầy đủ và cân bằng giữa các chất
Thực đơn cho người bị tai biến đảm bảo đầy đủ và cân bằng giữa các chất

Vì vậy, dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Về năng lượng: Bệnh nhân sau tai biến nên giảm bớt năng lượng nhằm giảm hoạt động cho bộ máy tiêu hoá, hạn chế tăng cân. Mức năng lượng khuyến cáo từ 30-35kcal/kg cân nặng/ngày và nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm…
  • Về chất đạm: Nhu cầu về đạm của người bị tai biến ít hơn người bình thường, khoảng 0.8g/kg cân nặng/ngày. Tuy nhiên, nên chọn thực phẩm ít cholesterol. Nếu bệnh nhân bị mắc kèm suy thận, cần giảm lượng đạm từ 0.4 – 0.6g/kg cân nặng/ngày.
  • Về chất béo: Chất béo đóng vai trò cung cấp năng lượng và hấp thu vận chuyển các loại vitamin tan trong dầu. Để cơ thể phát triển tốt thì cần một chất béo ở mức độ phù hợp. Bệnh nhân tai biến được khuyến cáo ở mức 25 – 30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo từ thực vật như vừng, lạc.
  • Vitamin và khoáng chất: Trong khi vitamin giúp phòng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp thì khoáng chất phát huy làm giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim. Do đó, bệnh nhân tai biến nên chú ý thu nạp thực phẩm thuộc nhóm dưỡng chất này.
  • Chất xơ: Chất xơ cũng không thể thiếu trong thực đơn cho người tai biến. Người bị tai biến thường hạn chế hoạt động, ăn uống kém dễ bị táo bón. Vì vậy, cần bổ sung chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bệnh nhân tai biến.

Những thực phẩm tốt cho người bị tai biến

Người bị tai biến nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người đặc biệt quan tâm. Dưới đây là các thực phẩm tốt cho người tai biến được các bác sĩ khuyến cáo:

  • Các loại cá: Cá là thực phẩm giàu acid béo không no, giúp cơ thể nhanh phục hồi, ít gây biến chứng. Ăn cá còn có tác dụng giảm bớt mảng xơ vữa trong thành mạch máu – tác nhân chính gây tai biến. Hơn nữa, các loại cá còn giàu đạm giúp bệnh nhân tai biến sớm hồi phục. Ăn cá đều đặn hàng tuần sẽ cung cấp lượng omega – 3 cần thiết giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim, giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Thịt gà: Thịt gà chứa ít chất béo hơn thịt bò, lợn, dê nên phù hợp với người bị tai biến. Tuy nhiên, khi chế biến cần bỏ phần da gà vì nó chứa nhiều chất béo không tốt.
  • Tôm: Đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị tai biến mạch máu não được bác sĩ khuyên dùng. Tôm giàu chất đạm, photpho, canxi, acid béo không cholesterol… Ăn tôm thường xuyên giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, đột quỵ, bổ sung canxi giúp hệ xương chắc hơn.
  • Cua: Trong thịt cua có chưa nhiều magie – khoáng chất mà cơ thể không tự sản sinh ra được. Thịt cua có nhiều axit béo omega 3 giúp giảm thiểu lượng mỡ, giảm nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Rau xanh và trái cây: Các loại rau xanh, nhất là rau lá xanh đậm chứa hàm lượng acid folic rất cao. Một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung tối thiểu 300mcg axit folic mỗi ngày sẽ giúp giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim so với những người dùng dưới 136mcg/ngày. Những loại trái cây tốt cho người bị tai biến gồm táo, chuối, ổi, quả có múi, dâu tây, kiwi.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiêu hóa và giúp kiểm soát cân nặng, làm giảm các yếu tố tăng nguy cơ tái phát đột quỵ. Thực phẩm giàu chất xơ gồm có sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu (đậu khô, đậu lăng, đậu Hà Lan…).

Người bị tai biến nên ăn uống gì? Ngoài những thực phẩm nêu trên, người bị tai biến nên uống nhiều nước. Ưu tiên nước lọc, nước ép hoa quả lành tính và những loại sữa hữu cơ khác.

Xây dựng thực đơn cho người bị tai biến cần kiêng những thực phẩm nào?

Người bị tai biến nên kiêng ăn gì? Xơ vữa động mạch, cao huyết áp là được xem là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. Do đó, bệnh nhân tai biến cần hạn chế sử dụng những thực phẩm sau:

  • Muối: Ăn quá nhiều muối là nguyên nhân chính gây ra tình trạng cao huyết áp, làm tăng nguy cơ tái phát tai biến lần 2. Người bị tai biến được khuyến cáo không nên dùng thực phẩm đã chế biến, đồ ăn đóng hộp hay các loại thức ăn nhanh như dưa cà muối, thịt hun khói, mì tôm…
Bệnh nhân tai biến cần hạn chế ăn nhiều muối
Bệnh nhân tai biến cần hạn chế ăn nhiều muối
  • Rượu bia và các chất kích thích: Một số chất kích thích điển hình như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, đồ ăn cay nóng…làm tăng nguy cơ tai biến. Vì thế, người bị tai biến tuyệt đối kiêng những thứ này trong quá trình điều trị.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Mỡ động vật và các món chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ, sữa đặc, bơ, nội tạng động vật như lòng, dồi…là những thực phẩm mà người sau tai biến không nên sử dụng. Bởi, các thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo xấu, làm tăng lượng cholesterol, dễ dẫn đến tai biến.
  • Thịt đỏ: Một số loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò, thịt dê…chứa nhiều chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, gây tắc nghĩa động mạch. Do vậy, bệnh nhân tai biến cần hạn chế thực phẩm này.
  • Thực phẩm nhiều đường: Việc ăn quá nhiều đồ ngọt như kẹo, bánh, nước ngọt đóng chai…sẽ làm đường huyết tăng cao. Vì vậy, người đang điều trị tai biến không nên sử dụng thực phẩm nhiều đường nhằm tránh tái phát đột quỵ.

Tham khảo một số thực đơn cho người bị tai biến mạch máu não

Theo các bác sĩ, bệnh nhân tai biến sau khi ra viện cần được chăm sóc, ăn uống như người bình thường. Với người ăn được ít thì cần tăng thêm bữa.

Người nhà bệnh nhân có thể tham khảo một thực đơn cho người bị tai biến sau:

  • Bữa sáng: Người bị tai biến nên ăn cháo gì cho bữa sáng? Theo đó, những đối tượng bị tai biến có thể ăn cháo trắng trứng vịt muối (cháo một tô vừa và nưa quả trứng vịt) cộng với một quả chuối.
  • Bữa trưa: 1,5 bát cơm ăn cùng canh mướp nấu nghêu, thịt bò xào rau cải và đu đủ tráng miệng.
  • Chiều: Một bát cơm ăn cùng cá lóc kho tộ, rau sống, canh chua cá và sương sâm.
  • Tối: Khoảng 200 ml sữa bò tươi.
Thực đơn cho bệnh nhân tai biến nên đa dạng
Thực đơn cho bệnh nhân tai biến nên đa dạng

Một thực đơn cho người bị tai biến khác có thể tham khảo là:

  • Thực đơn cho người bị đột quỵ vào bữa sáng: Bánh mì, uống sữa hoặc bánh quy chấm sữa. Người thân có thể chế biến yến mạch dưới dạng lỏng cùng sữa chua và sữa tươi. Nên thay đổi khẩu vị mỗi ngày bằng món cháo, súp như cháo hàu, cháo trai… Đây là những thực phẩm giúp ổn định huyết áp, tốt cho bệnh nhân sau đột quỵ.
  • Bữa trưa và tối: đảm bảo đầy đủ thịt nạc, cá, rau xanh và trái cây. Có thể lựa chọn rau cải cúc, súp lơ, cải bó xôi… Thịt và rau nên luộc hoặc hấp.
  • Bữa phụ: Nên bổ sung trái cây và các loại hạt hoặc chế biến ngũ cốc để uống. Mỗi ngày, bệnh nhân đột quỵ nên uống một cốc sữa đậu nành vừa tốt cho sức khỏe lại không gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Lưu ý cần nhớ trong chế độ ăn của người tai biến

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, người chăm sóc cần lưu ý một số vấn đề khi chuẩn bị thực đơn cho người tai biến như sau:

  • Nên băm nhỏ hoặc xay nhuyễn đồ ăn để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ hơn.
  • Khi người bệnh cảm thấy chán ăn thì nên chia nhỏ bữa khác nhau trong ngày.
  • Bên cạnh thực phẩm tốt cho người tai biến, mọi người cũng nên đa dạng nguồn dinh dưỡng để người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
  • Với người bị liệt hầu, họng thì phải sử dụng ống xông. Nếu ăn thức ăn thô rất dễ bị sặc hoặc ngạt thở.
  • Tránh để bệnh nhân căng thẳng hoặc cáu gắt.
  • Nên đưa bệnh nhân khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường và có hướng điều trị phù hợp.
  • Có thể sử dụng thêm các loại sữa dành cho người tai biến.
Nên băm nhỏ hoặc xay nhuyễn đồ ăn cho bệnh nhân dễ hấp thụ
Nên băm nhỏ hoặc xay nhuyễn đồ ăn cho bệnh nhân dễ hấp thụ

Trên cơ sở những khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế, chế độ dinh dưỡng cho người bị tai biến cần được thiết kế đảm bảo đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Thực đơn hàng ngày nên tập trung vào các thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá, thịt gà, tôm, cua, rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm giàu chất xơ. Đồng thời, cần hạn chế tiêu thụ muối, thực phẩm giàu đường và chất béo không tốt như mỡ động vật, thịt đỏ, và các loại thức ăn chế biến có chứa nhiều chất bảo quản và gia vị. Chế độ ăn cần được điều chỉnh linh hoạt dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người bệnh và việc thực hiện thực đơn cần sự chăm sóc và theo dõi định kỳ từ người thân hoặc nhà y tế.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh

29/03

hôm nay

30/03

Ngày mai

31/03

Ngày kìa

+

Khác