Thuốc Advil: Công Dụng, Thành Phần Và Cách Sử Dụng

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Thuốc advil được phân loại là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có khả năng chữa trị các cơn đau đầu mức độ trung bình đến nghiêm trọng. Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết thuốc advil pm về thành phần, công dụng và cách sử dụng thuốc, mời bạn đọc tham khảo.

Advil là thuốc gì – Thành phần ra sao?

Công thức bào chế thuốc advil của Mỹ được các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn uy tín ở Mỹ nghiên cứu kỹ lưỡng. Thuốc được trải qua quy trình khép kín, đảm bảo đáp ứng mọi tiêu chuẩn quy định về y dược của Mỹ trước khi phân phối.

Thuốc chữa đau đầu từ Mỹ này được bào chế với thành phần chính là Ibuprofen, một hoạt chất lành tính có khả năng thuyên giảm nhanh chóng các triệu chứng đau đầu. Ibuprofen không gây tác dụng phụ và không gây nghiện với người sử dụng.

Ngoài ibuprofen, Advil còn chứa Croscarmellose Sodium,Propylparaben, Microcrystalline Cellulose…. và một số dược phẩm khác.

Thuốc advil có tác dụng chữa bệnh như thế nào?
Thuốc advil có tác dụng chữa bệnh như thế nào?

Công dụng thuốc advil pm

Cơ chế hoạt động của thuốc đau đầu advil là ngăn ngừa quá trình sản sinh các tác động gây viêm đau cho cơ thể, đặc biệt là các cơn đau đầu. Advil được sử dụng phổ biến để điều trị các cơn đau đầu, đau nửa đầu do stress, căng thẳng.

Ngoài ra, thuốc nhức đầu advil có khả năng hạ sốt, kháng viêm, chữa trị hiệu quả trong các trường hợp sau:

  • Đầu bị đau nhói, đau từng cụm.
  • Nhức mỏi xương khớp, đau lưng.
  • Đau nhức răng sau khi phẫu thuật răng hàm mặt.
  • Thống kinh (Đau bụng kinh).
  • Thuyên giảm đau nhức do viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,….
  • Sử dụng để hạ sốt nhanh cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi.
  • Hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm thông thường.
Không phải ai cũng có thể sử dụng sản phẩm
Không phải ai cũng có thể sử dụng sản phẩm Advil

Chống chỉ định thuốc đau đầu advil

Thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, tuy nhiên một số trường hợp sau đây tuyệt đối không được sử dụng vì một số tương tác của thuốc đau đầu advil của Mỹ:

  • Bệnh nhân có mẫn cảm với thành phần của thuốc, đặc biệt là ibuprofen.
  • Người dị ứng với NSAID (thuốc chống viêm không steroid), aspirin hoặc hen suyễn.
  • Bệnh nhân đang có bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, đại tràng viêm loét.
  • Một số bệnh lý liên quan đến tim như suy tim.
  • Mắc các triệu chứng liên quan đến bệnh lý rối loạn tiền đình.
  • Các vấn đề về thính giác, thần kinh thị giác, suy giảm thị giác.
  • Mắc chứng đông máu.

Tác dụng phụ thuốc advil pm

Thuốc đau đầu advil hỗ trợ điều trị các chứng đau đầu, đau nửa đầu và một số bệnh lý viêm trên cơ thể. Tuy nhiên, thuốc vẫn gây ra một số tác dụng không muốn nếu sử dụng thuốc không đúng cách hoặc dùng thuốc cho đối tượng chống chỉ định của thuốc:

  • Viêm miệng, niêm mạc vùng miệng, khô miệng.
  • Một số vấn đề tiêu hóa như ợ nóng đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, chán ăn.
  • Co thắt phế quản, khó thở.
  • Huyết áp tăng, tim đập nhanh, tình trạng suy tim nghiêm trọng.
  • Chóng mặt, hoa mắt, ảo giác, mất ngủ, khó kiểm soát cảm xúc.
  • Thị lực suy giảm gây các triệu chứng như kết mạc và mí mắt phù, khô mắt.
  • Ảnh hưởng đến quá trình sản sinh bạch cầu, tiểu cầu.
  • Thiếu máu, xuất huyết nổi ban.
  • Nguy cơ mắc một số bệnh lý về thận như viêm thận dị ứng, suy thận cấp tính, viêm bàng quang, hội chứng thận hư.
  • Gây dị ứng, ngứa da, sốt, phát ban, khó thở, viêm mũi dị ứng,….
  • Viêm não vô trùng (tỷ lệ thấp).
  • Nếu dùng thuốc trong thời gian dài, advil có khả năng tăng nguy cơ chảy máu, viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa.

Tùy vào khả năng dung nạp thuốc và tình trạng bệnh, liều dùng của mỗi bệnh nhân mà thuốc có thể gây một số tác dụng phụ khác. Để giảm thiểu nguy cơ mắc phải các tác dụng không mong muốn của thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định cách sử dụng hợp lý.

Sản phẩm có thể tương tác với một số loại thuốc khác
Sản phẩm có thể tương tác với một số loại thuốc khác

Tương tác của thuốc đau đầu advil của Mỹ

Thuốc đau đầu, nhức đầu advil có thành phần chính là ibuprofen, hoạt chất này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại thuốc:

  • Ibuprofen giảm bài tiết lithium qua thận, tăng nồng độ lithium trong máu, mức độ tăng có thể ngộ độc.
  • Giảm khả năng hạ huyết áp của các loại thuốc chuyên dùng để giảm huyết áp.
  • Tăng tác động tiêu cực của cyclosporin với hoạt động ở thận, tăng nồng độ aminoglycoside và methotrexate trong máu khi sử dụng kết hợp thuốc có hai thành phần này.
  • Ibuprofen làm loãng máu nếu người bệnh dùng chung với thuốc chống đông máu.
  • Gây trầm trọng các vết loét ở đường tiêu hóa nếu dùng chung với aspirin.
  • Tăng nguy cơ loét dạ dày khi uống kèm với các chất kích thích như rượu bia.

Để hạn chế các tương tác của thuốc advil pm, bệnh nhân nên theo chỉ định của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Cách sử dụng thuốc đau đầu advil của Mỹ

Thông tin về liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.

Liều dùng thuốc đau đầu advil

Thuốc advil pm được sử dụng cả cho người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi với liều lượng thông thường:

  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Dùng 1 đến 2 viên/ lần, mỗi lần cách 6 đến 8 tiếng. Tuyệt đối không dùng quá 6 viến trong 1 ngày.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, thai phụ, phụ nữ đang cho con bú và người lớn trên 65 tuổi được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc.

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Người bệnh khi dùng thuốc điều trị đau nửa đầu, đau đầu có thể quên hoặc dùng quá liều dùng, những trường hợp này bạn có thể xử lý như sau:

  • Quên liều: Nếu quên dùng một liều, uống ngay khi nhớ, tuy nhiên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo trong ngày, bệnh nhân nên bỏ qua liều cũ. Tuyệt đối không tự ý tăng gấp đôi liều lượng trong một uống.
  • Quá liều: Advil có thể gây các dị ứng, các phản ứng kích thích hoặc ngộ độc nếu sử dụng quá liều. Bệnh nhân liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa để có phương án chữa trị kịp thời ngay khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường như đau bụng, buồn ngủ, phân có máu, ho ra máu, hôn mê, ngất xỉu,….
Sử dụng thuốc đúng cách, thuốc giúp thuyên giảm tốt tình trạng đau nhức đầu
Sử dụng thuốc đúng cách, thuốc giúp thuyên giảm tốt tình trạng đau nhức đầu

Hướng dẫn bảo quản thuốc advil pm

Để bảo quản chất lượng thuốc trong quá trình sử dụng, bệnh nhân và người chăm sóc nên:

  • Để thuốc nơi không có ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
  • Để thuốc nơi không bị ẩm ướt, khô ráo.
  • Để thuốc ở nhiệt độ phòng, hạn chế đặt nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Khi lấy thuốc ra nên sử dụng ngay, tránh để viên thuốc ở bên ngoài lọ trong thời gian dài rồi mới sử dụng vì thuốc sẽ bị bám vi khuẩn, bụi bẩn trong không khí.
  • Đóng nắp ngay sau khi lấy thuốc để hạn chế bụi bẩn vào lọ.
  • Đặt thuốc ở phạm vi tránh xa tầm tay của trẻ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc đau đầu advil

Thuốc đau đầu advil của Mỹ hỗ trợ điều trị hiệu quả với triệu chứng đau nhức khớp, cơ bắp, đặc biệt tình trạng đau đầu, đau nửa đầu. Để nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc, bệnh nhân lưu ý:

  • Tuân theo chặt chẽ liều dùng của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc, tăng liều dùng hoặc thay thế thuốc với sản phẩm khác.
  • Không dùng thuốc khi bị mất ngủ trong thời gian dài.
  • Thai phụ và phụ nữ đang cho con bú phải được sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
  • Không sử dụng thuốc nếu cơ thể có mẫn cảm với bất kỳ thành nào của thuốc.
  • Thông báo với bác sĩ chuyên khoa ngay nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường khi sử dụng.
  • Kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
    Điều chỉnh thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại dưỡng chất để tăng hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình đào thải các loại vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể.
  • Thường xuyên vận động thể thao, tập thể dục đều đặn.

Thuốc đau đầu advil là vị cứu tinh giúp giảm nhanh các cơn đau đầu, đau nửa đầu, nhức đầu và một tình trạng đau nhức trên cơ thể như xương khớp, răng, lưng,…. Để điều trị với thuốc hiệu quả, bệnh nhân cần thăm hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để sử dụng đúng cách, phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh của mình.

XEM NGAY:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    17/04

    hôm nay

    18/04

    Ngày mai

    19/04

    Ngày kìa

    +

    Khác