Các Thuốc Đau Nửa Đầu Phổ Biến Hiện Nay & Hướng Dẫn Sử Dụng

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Hiện nay, có khoảng 10% dân số nước ta đã và đang phải đối mặt với các cơn đau nửa đầu. Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các loại thuốc đau nửa đầu phổ biến nhất. Bệnh nhân có thể tham khảo lựa chọn để nhanh chóng khắc phục cơn đau.

Đau nửa đầu khi nào nên dùng thuốc?

Đau đầu là bệnh lý thường gặp ờ tất cả mọi đối tượng. Bệnh lý này có thể phân chia ra thành nhiều thể khác nhau. Trong đó, đau nửa đầu, hay đau đầu Migraine khá phổ biến. Đây là tình trạng đau đầu phía bên phải hoặc bên trái một cách đột ngột và dữ dội. Kèm theo đó là các triệu chứng như buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Cơn đau nửa đầu thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ, một số trường hợp có thể kéo dài vài ngày.

Hiện vẫn chưa có báo cáo chính thức nào về nguyên nhân gây ra các cơn đau. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh phải kể đến như: Tiền sử gia đình, giới tính (phụ nữ bị nhiều hơn nam giới), chế độ ăn uống, thay đổi nội tiết tố, stress, do tác dụng phụ của thuốc, bệnh lý.

Đau nửa đầu là tình trạng không thể xem nhẹ
Đau nửa đầu là tình trạng không thể xem nhẹ

Các cơn đau nửa đầu thường tự biến mất. Nhưng nếu gặp phải các dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên tìm ngay đến các cơ sở y tế:

  • Cơn đau nửa đầu xuất hiện đột ngột, dữ dội và đau nhói như búa bổ.
  • Đau nửa đầu đi kèm với sốt, cứng cổ, co giật, rối loạn tâm thần, nhìn đôi (song thị) hoặc khó nói.
  • Đau nửa đầu sau khi có chấn thương ở đầu, nhất là khi cơn đau ngày càng trầm trọng hơn.
  • Đau nửa đầu mãn tính, đau hơn khi ho, hít thở gắng sức hoặc cử động đột ngột.

Nhiều người thường chủ quan không chú ý đến các cơn đau nửa đầu mà không biết đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Tốt nhất là nên thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Hướng dẫn cách giảm đau nửa đầu bằng thuốc dân gian

Nếu đau nửa đầu ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn kết hợp với sử dụng các thuốc trị đau đầu theo dân gian là đã có thể cải thiện được bệnh.

Gừng giảm đau nửa đầu hiệu quả

Một số loại loại gia vị như gừng có thể gây ức chế quá trình sinh tổng hợp Prostaglandin. Từ đó giúp ngăn chặn quá trình cảnh báo cho các nơron thần kinh khi cơn đau nửa đầu xuất hiện, khiến cơ thể không phản ứng lại với cơn đau.

Cách làm như sau: Đun sôi 1,5 bát nước rồi thêm khoảng vài lát gừng tươi và 2 thìa cà phê đường nâu. Đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút, lọc trà và uống nóng.

Hương thảo giúp thư giãn, giảm đau

Mùi hương đặc trưng của hương thảo không chỉ giúp tinh thần tỉnh táo hơn mà còn có công dụng giảm đau. Bằng cách chà xát lá hương thảo trực tiếp lên thái dương có thể giúp giảm cơn đau đầu, kể cả là tình trạng đau nửa đầu.

Hương thảo là loại dược liệu có thể dễ dàng tìm mua
Hương thảo là loại dược liệu có thể dễ dàng tìm mua

Bài thuốc đau nửa đầu từ ngải cứu

Trong lá ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu là athyon, cineol có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau rất hiệu quả.

Người bệnh có thể sử dụng lá ngải cứu giã nát vắt lấy nước cốt rồi uống cùng với mật ong hoặc tinh nghệ. Ngoài ra, có thể bổ sung trứng rán ngải cứu vào bữa ăn hàng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe.

Đau nửa đầu uống thuốc gì? Thuốc trị đau nửa đầu Tây y

Hiện nay, phương pháp giảm đau phổ biến là sử dụng các loại thuốc đau nửa đầu không kê đơn Tây y. Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau thường được sử dụng cho chứng bệnh này.

Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến nhất được nhiều người bệnh lựa chọn. Thuốc có khả năng ức chế cơn đau nửa đầu ở cường độ nhẹ đến trung bình.

Thuốc điều trị đau nửa đầu Paracetamol mang đến hiệu quả trong thời gian ngắn với cơ chế ức chế men chuyển cyclooxygenase nhằm giảm khả năng tổng hợp prostaglandin ở hệ thần kinh.

Khi được sử dụng đúng cách, thuốc tương đối an toàn, phù hợp với cả người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với những trường hợp đau mãn tính, dai dẳng thì loại thuốc này không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Chống chỉ định:

  • Paracetamol không nên dùng cho người bệnh bị thiếu máu, có bệnh lý gan, phổi, thận hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Ngoài ra, thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ như buồn nôn, dị ứng, nổi ban đỏ, mề đay,…

Liều lượng và cách dùng:

  • Dùng theo đường uống, liều lượng 10 – 15 mg/kg, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Các chuyên gia khuyến cáo, không dùng Paracetamol quá 5 lần và không quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Decolgen

Thuốc giảm đau nửa đầu Decolgen là loại thuốc trị đau nửa đầu vai gáy, cảm cúm và viêm mũi dị ứng không kê đơn hàng đầu hiện nay. Sản phẩm này gồm nhiều biệt dược khác nhau như Decolgen ND, Decolgen Forte, Decolgen Siro.

Decolgen bao gồm các thành phần: Paracetamol, Phenylpropanolamine và Clorpheniramin. Nhờ tác dụng cộng gộp của các hoạt chất này mà Decolgen hiệu quả khi dùng trong trường hợp cần giảm đau nửa đầu, đau đầu, hạ sốt và giảm sự tiết chất nhờn, làm co mạch máu ở đường hô hấp.

Tuy nhiên, một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc có thể gặp là nổi mày đay, dị ứng, lo lắng, căng thẳng, đánh trống ngực, thậm chí là hội chứng Steven-Johnson.

Cách dùng và liều lượng:

  • Dạng viên nén: Người lớn 1 – 2 viên/ 3 – 4 lần/ ngày, trẻ em từ 7 – 12 tuổi uống ½ viên/ 3 – 4 lần/ngày.
  • Dạng Siro uống: Người lớn 2 muỗng/ 3 – 4 lần/ngày, trẻ em từ 7 – 12 tuổi 1 muỗng/ 3 – 4 lần/ngày, trẻ 2 – 6 tuổi uống ½ muỗng/lần và tối đa 3 lần một ngày.

Hapacol Codein

Hapacol Codein là thuốc biệt dược của Công ty Dược Hậu Giang. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt với thành phần gồm Paracetamol và Codein. Thuốc hoạt động theo cơ chế tác động lên trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi làm giảm đau bằng cách nâng cao ngưỡng chịu đau. Ngoài ra, hoạt chất Codein còn có tác dụng giảm đau với những trường hợp đau nhẹ và vừa.

Các loại thuốc đau nửa đầu không kê đơn có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc
Các loại thuốc đau nửa đầu không kê đơn có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc

Hapacol Codein thường được chỉ định điều trị các triệu chứng đau nửa đầu có hoặc không kèm sốt khi bong gân, đau xương, đau khớp, đau bụng kinh, đau răng, đau do chấn thương, cảm lạnh, cảm cúm,…

Chống chỉ định khi quá mẫn với một trong các thành phần của Hapacol Codein, có Phenylceton niệu, có bệnh tim, thiếu máu, bệnh phổi, thận, suy gan, suy hô hấp, hen phế quản (do có codein) và phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Cách dùng và liều lượng:

  • Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: dùng 1 – 2 viên/ lần, cách mỗi 5 – 6 giờ uống một lần và không uống quá 8 viên một ngày.
  • Hòa tan viên thuốc sủi vào 200ml nước đến khi sủi hết bọt. Khi dùng thuốc kéo dài trên 5 ngày cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thuốc đau nửa đầu tân dược sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh. Tuy nhiên, đa số các loại thuốc này đều gây hại lên chức năng gan, thận, dạ dày. Do vậy, khi sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc và phải sử dụng đúng với liều lượng, thời gian và cách dùng.

Thuốc đau nửa đầu Đông y nên sử dụng

Theo quan điểm Đông y, chứng đau nửa đầu bệnh lý chủ yếu là do não ảnh hưởng tới can, tỳ, thận cùng với nhiều tạng phủ khác. Các bài thuốc đông y chữa đau nửa đầu dùng theo từng thể bệnh.

Thuốc trị đau nửa đầu vai gáy do phong hàn

Đối với trường hợp đau nửa đầu, cứng vai gáy, đau khi quay cổ hay ấn vào các cơ quan thấy đau nửa đầu, bạn đọc có thể sử dụng bài thuốc có công dụng khu phong tán hàn và hành khí.

Bài thuốc như sau:

  • Thương truật, quế chi, can khương mỗi vị 8g, ý dĩ, phục linh, xuyên khung mỗi vị 12g và cam thảo 6g.
  • Sắc các vị dược liệu trên và chia làm 3 lần uống hết trong ngày.

Thuốc đặc trị đau nửa đầu do can thận hư

Đau nửa đầu do nguyên nhân này được ly giải do can thận hư yếu, gân xương không được cung cấp dưỡng chất đầy đủ gây ra. Bên cạnh đó, cơn đau có thể xuất hiện kết hợp co giật hoặc đau từng cơn.

Bài thuốc bổ thận tráng cân thang như sau:

  • Tục đoạn, đỗ trọng, ngưu tất mỗi vị10g, sơn thù, bạch thược, thanh bì môi vị 8g, thục địa 20g, quy đầu 15g cùng ngũ gia bì 16g.
  • Sắc các vị dược liệu trên với nước và chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
Thuốc điều trị đau nửa đầu Đông y được nhiều người bệnh lựa chọn
Thuốc điều trị đau nửa đầu Đông y được nhiều người bệnh lựa chọn

Trị đau nửa đầu do âm hư dương cang

Đau nửa đầu dạng này khiến cổ gáy cứng đơ khó chịu kèm theo biểu hiện chóng mặt, ù tai, lưng đùi mềm yếu, mặt mắt đỏ, đầu nặng chân nhẹ và đi đứng lảo đảo.

Bài thuốc như sau:

  • Bạch truật, câu đằng, cúc hoa, đan sâm, sơn thù, hoài sơn, phục thần, ngọc trúc, mẫu lệ mỗi vị 30g, tào hư 10g, thiên ma 12g, thục địa, long cốt, phòng phong mỗi vị 15g.
  • Ngày sắc một thang, người bệnh uống hết trong ngày.

Các bài thuốc Đông y đều rất an toàn, lành tính do được phối ngũ từ các vị dược liệu thiên nhiên. Tuy nhiên, cần sử dụng một số thang thuốc nhất định mới thấy rõ tác dụng, người bệnh không nên bỏ dùng thuốc giữa chừng. Khi tình trạng đau quá mức chịu đựng, dùng thuốc không có hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn thay thế bằng phương pháp phù hợp hơn.

Một số biện pháp phòng ngừa đau nửa đầu

Từ những yếu tố kích hoạt cơn đau nửa đầu kể đây, chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp giúp phòng ngừa cơn đau nửa đầu như:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý và giảm thiểu tối đa áp lực công việc. Đồng thời nên ngủ đủ giấc, đúng giờ và hạn chế thức khuya.
  • Tập thiền hoặc yoga khoảng nửa tiếng mỗi ngày cũng là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa cơn đau nửa đầu.
  • Chú ý ăn uống điều độ, hạn chế ăn mặn và các loại thực phẩm giàu tyramine.
  • Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp chườm nóng, xông tinh dầu, nghe nhạc, day ấn,… nhẹ để giảm thiểu cường độ đau.

Trên đây là thông tin về các loại thuốc đau nửa đầu phổ biến hiện nay. Người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng thuốc mà nên áp dụng kết hợp các biện pháp giảm đau không dùng thuốc để xoa dịu tình trạng này.

Tham khảo thêm: 

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    19/04

    hôm nay

    20/04

    Ngày mai

    21/04

    Ngày kìa

    +

    Khác