Thuốc Melatonin: Công Dụng, Liều Dùng Và Lợi Ích Cho Giấc Ngủ

Ngày đăng: 20/03/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Hiện nay thuốc melatonin đã trở thành giải pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vậy thuốc ngủ melatonin có thật sự hiệu quả và an toàn? Hiểu và sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn có được kết quả tốt nhất, tránh gây hại cho sức khỏe.

Melatonin là thuốc gì?

Trước tiên cần hiểu rằng melatonin là một hormone tự nhiên được sản xuất bởi tuyến yên của não trong cơ thể con người. Với vai trò tương tự như một chất xúc tác, melatonin sẽ giúp ru ngủ con người và cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Thông thường, cơ thể sẽ tạo ra nhiều melatonin vào ban đêm và giảm dần khi trời về sáng. Tuổi tác càng cao thì cơ thể sản xuất ra lượng melatonin sẽ càng ít dần, khiến người già thường ngủ ít và khó ngủ hơn người trẻ tuổi. 

Melatonin sẽ giúp ru ngủ con người và cải thiện chất lượng giấc ngủ
Melatonin sẽ giúp ru ngủ con người và cải thiện chất lượng giấc ngủ

Do đó loại hormon này được ứng dụng để điều hòa nhịp sinh học và giấc ngủ của cơ thể, giúp điều trị các chứng rối loạn giấc ngủ. Vậy melatonin là thuốc hay thực phẩm chức năng?

Hiện nay melatonin được sản xuất ở nhiều quốc gia trên thế giới theo dạng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc melatonin được dùng khi nào?

Cụ thể, thuốc melatonin sẽ được dùng cho những tình trạng như:

  • Những người bị khó ngủ, mất ngủ, hoặc ngủ không ngon giấc.
  • Khi phải di chuyển giữa các quốc gia có múi giờ khác nhau (tình trạng lệch múi giờ). Sử dụng thuốc chứa melatonin có thể giúp cân bằng lại nhịp sinh học bình thường của cơ thể theo chu kỳ ngày và đêm.
  • Thời gian ngủ bị thay đổi (do tính chất công việc, phải thức trong giờ ngủ bình thường và ngủ trong giờ thức bình thường).

Ngoài ra, melatonin cũng đang được nghiên cứu để chỉ định cho các trường hợp:

  • Bị huyết áp cao vào ban đêm;
  • Ung thư;
  • Những trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ gặp vấn đề về giấc ngủ;
  • Người bị xơ cứng teo cơ cột bên.

Tác dụng của thuốc chứa melatonin 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thuốc melatonin sẽ đem đến một số ích lợi cụ thể cho người dùng như:

Thuốc chứa melatonin giúp hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn
Thuốc chứa melatonin giúp hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn
  • Hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn: Đây là công dụng lớn nhất của melatonin đối với sức khỏe. Sử dụng thuốc trị mất ngủ melatonin đúng cách, đúng liều lượng có thể giúp cải thiện thời gian đi vào giấc ngủ, kéo dài thời gian và chất lượng giấc ngủ một cách hiệu quả.
  • Kiểm soát các triệu chứng của bệnh trầm cảm theo mùa: Tình trạng này thường xuất hiện vào cuối mùa thu đến đầu mùa đông, liên quan đến những thay đổi nhịp sinh học của cơ thể do thay đổi ánh sáng theo mùa. Khi đó thuốc melatonin sẽ giúp điều chỉnh lại nhịp độ sinh học, hạn chế được các triệu chứng tiêu cực của bệnh.
  • Bảo vệ mắt, cải thiện về thị lực: Với thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa, melatonin có hiệu quả trong việc phòng ngừa tổn thương xảy ra ở các tế bào mắt, giúp bảo vệ mắt trước các bệnh lý như thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp, làm chậm quá trình lão hóa tế bào võng mạc,… do tuổi tác.
  • Hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản: Melatonin đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự tiết axit dịch vị trong dạ dày, làm giảm sản xuất oxit nitric. Nhờ vậy có thể giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như: ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, viêm họng,…

Cách sử dụng thuốc melatonin chữa mất ngủ

Hiện nay, việc bổ sung melatonin bằng thuốc hoặc sản phẩm chức năng đang ngày càng phổ biến, giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ, ngủ không ngon. Mặc dù được đánh giá là khá an toàn nhưng bạn vẫn nên dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Liều lượng 

Tùy theo độ tuổi và tình trạng rối loạn giấc ngủ, bác sĩ sẽ chỉ định với các liều melatonin khác nhau. Cụ thể như:

  • Người lớn: Từ 1mg đến thuốc melatonin 5mg hoặc có thể thay đổi thành 0,5mg đến thuốc melatonin 10mg.
  • Người trưởng thành bị lệch múi giờ: Từ 0,5 – 5mg trước khi đi ngủ.
  • Người trưởng thành làm việc theo ca: Từ 2 – 3mg vào cuối ca làm việc.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Từ 0,5mg đến thuốc melatonin 3mg với mất ngủ vừa, có thể dùng đến liều 6mg nếu mất ngủ nặng.
  • Người già trên 55 tuổi: Khoảng 2mg/ngày.
Sử dụng thuốc melation cần tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định
Sử dụng thuốc melation cần tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định

Cách dùng

Tùy theo từng mục đích sử dụng, bác sĩ có thể chỉ định dùng melatonin vào những thời điểm khác nhau:

  • Melatonin được khuyến cáo sử dụng khoảng 1 – 2 giờ trước khi ngủ, lý tưởng nhất là vào khoảng 8 – 9 giờ tối.
  • Người bị lệch múi giờ cần điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, có thể dùng thuốc ngủ melatonin trước khi rời đi vài ngày. Thời điểm tốt nhất là trước khi đi ngủ 2 giờ.
  • Sau khi sử dụng melatonin thuốc chữa bệnh mất ngủ hãy tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, để cơ thể được thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Tác dụng phụ khi sử dụng melatonin

Khi sử dụng thuốc melatonin của Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào, trong một số trường hợp người bệnh cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Đau đầu: Tình trạng đau đầu liên tục khiến người bệnh khó chịu.
  • Buồn ngủ: Biểu hiện này có thể xảy ra khi uống quá liều melatonin hoặc sai thời điểm.
  • Chóng mặt: Bạn có thể bị chóng mặt khi thay đổi tư thế hoặc kể cả khi nghỉ ngơi.
  • Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn có thể kèm theo mùi khó chịu trong cổ họng.
  • Dễ kích động: Melatonin có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn, dễ cáu gắt và nổi nóng.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác:

  • Cảm giác trầm cảm kéo dài.
  • Lo lắng, run người hoặc tay chân.
  • Đau quặn bụng, khó chịu.
  • Bị mất tỉnh táo, lú lẫn hoặc mất phương hướng.
  • Hạ huyết áp.
Đau đầu, chóng mặt là tác dụng phụ dễ gặp nhất
Đau đầu, chóng mặt là tác dụng phụ dễ gặp nhất

Nếu gặp các tình trạng nêu trên, bạn nên dừng ngay việc sử dụng thuốc và nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn.

Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc melatonin

Ngoài những tác dụng phụ nêu trên, khi sử dụng melatonin thuốc chữa bệnh mất ngủ, bạn còn cần lưu ý những điều sau:

Tránh dùng cho bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng với melatonin

Trong trường hợp này, việc sử dụng melatonin có thể gây ra các phản ứng không mong muốn hoặc kích thích những vấn đề sức khỏe khác như: ngứa, nổi ban đỏ ngoài da, thậm chí khó thở,…. Vì thế, bạn không nên tự ý sử dụng melatonin nếu có dấu hiệu dị ứng với nó.

Không sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng thuốc melatonin hoặc cần tư vấn với bác sĩ trước khi dùng. Dù không có nhiều nghiên cứu cụ thể về tác động của melatonin đối với thai nhi và trẻ sơ sinh, nhưng việc cân nhắc rủi ro và lợi ích là cực kỳ quan trọng.

Không sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh tự miễn dịch

Hormone melatonin có thể kích thích chức năng miễn dịch và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, việc sử dụng thuốc sẽ không phù hợp hoặc thậm chí gây hại cho sức khỏe của những người mắc bệnh tự miễn, gây rối loạn hiệu quả điều trị.

Khi dùng melatonin thì không nên lái xe hoặc sử dụng máy móc 

Một điểm quan trọng cần nhớ là khi sử dụng melatonin, người dùng không nên lái xe hoặc sử dụng máy móc. Thuốc có thể gây ra tình trạng buồn ngủ và làm giảm khả năng tập trung, dẫn đến nguy cơ tai nạn khi tham gia giao thông hoặc vận hành các thiết bị máy móc.

Không nên lái xe sau khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn
Không nên lái xe sau khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn

Không nên sử dụng melatonin cho người mắc chứng mất trí nhớ

Melatonin được chống chỉ định đối với những người mắc chứng mất trí nhớ, như Alzheimer hoặc các bệnh lão hóa não khác. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tác động của loại hormone này lên hệ thống thần kinh có thể tương tác với tình trạng mất trí nhớ và làm tăng nguy cơ triệu chứng như mất nhận thức. 

Như vậy melatonin là một giải pháp tự nhiên và hiệu quả cho các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, bạn có thể sử dụng để nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhớ rằng việc sử dụng thuốc melatonin nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

Nguồn tham khảo:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

29/03

hôm nay

30/03

Ngày mai

31/03

Ngày kìa

+

Khác