Thuốc Paracetamol: Có Nên Sử Dụng Thường Xuyên Để Chữa Đau Đầu?

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Paracetamol là một trong các loại thuốc trị đau nhức đầu được sử dụng rộng rãi hiện nay. Vậy, thuốc Paracetamol có mang lại hiệu quả không và có nên sử dụng thường xuyên hay không? Bệnh nhân cần lưu ý gì khi điều trị? Dưới đây là một số thông tin cần nhớ.

Đau đầu uống thuốc Paracetamol có tốt không?

Đau đầu là hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh đau đầu, nhất là đau nửa đầu nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm.

Thông thường đau đầu được chia làm 2 loại là đau đầu nguyên và đau đầu thứ phát:

  • Đau đầu nguyên phát là do mệt mỏi, căng thẳng, áp lực cuộc sống hoặc một số vấn đề tâm lý. Trong đó đau đầu do căng thẳng chiếm tới 90%.
  • Đau đầu thứ phát thường do nguyên nhân gián tiếp khác gây nên như: Viêm xoang, cao huyết áp, chấn thương sọ não, viêm màng não, u não, xuất huyết dưới màng nhện,….

Ngoài ra, đau đầu cũng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như ngộ độc thuốc, mắc bệnh parkinson, thiếu máu,…

Thông thường, thuốc Paracetamol chỉ thích hợp dùng cho trường hợp đau đầu nhẹ và vừa (nguyên nhân nguyên phát). Khi bị đau đầu kinh niên, đau dữ dội hoặc đau do bệnh lý thì bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc để tránh gây tác dụng phụ. Hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng để không dẫn đến tình trạng nhờn thuốc.

Thuốc đau đầu Paracetamol
Thuốc Paracetamol chữa đau đầu

Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen là loại thuốc giảm đau, hạ sốt thuộc nhóm chống viêm không steroid. Đây là sản phẩm ít tác dụng phụ nên được ưa chuộng sử dụng trên thị trường. Ngoài đau đầu, loại thuốc này còn được dùng để điều trị các cơn đau bụng kinh, đau răng, đau lưng, viêm xương khớp hay giảm chứng cảm lạnh, hạ sốt,…

Liều dùng thuốc nhức đầu Paracetamol

Paracetamol là một trong các loại thuốc giảm đau thông thường có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mỗi đối tượng cần sử dụng với liều lượng phù hợp tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trường hợp nặng hơn có thể gây hoại tử gan thậm chí  người dùng có nguy cơ tử vong.

Đối với người lớn: Liều dùng chung từ 325 – 650mg, mỗi lần sử dụng cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ. Hoặc 500mg mỗi lần dùng cách nhau 6 – 8 giờ.

Đối với trẻ nhỏ: Thuốc Paracetamol dành cho trẻ thường được dùng với liều lượng như sau:

  • Trẻ dưới 1 tháng tuổi: Chỉ nên dùng 10 – 15 mg/kg/liều mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ nếu cần.
  • Trẻ trên 1 tháng đến 12 tuổi: Sử dụng 10 – 15 mg/kg/liều mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ khi cần thiết (chỉ nên dùng tối đa 5 liều trong 24 giờ).

Trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm, do đó cha mẹ trước khi cho trẻ dùng thuốc giảm đau Paracetamol cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu không thực sự cần thiết dùng thuốc nên giảm đau cho trẻ bằng cách khác.

Các loại thuốc tránh kết hợp với Paracetamol 

Thuốc Paracetamol ngoài sử dụng đúng liều lượng, người dùng cần chú ý khi kết hợp thuốc. Nếu kết hợp sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả còn có thể gây ngộ độc hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, người dùng cần chú ý tránh kết hợp Paracetamol với một số loại sau:

  • Không nên kết hợp với một số loại thuốc chống co giật vì có thể gây nguy hại cho gan.
  • Tránh sử dụng cùng với một số thuốc giảm huyết áp vì có thể dẫn đến tăng huyết áp hay hạ nhiệt đột ngột khi kết hợp với phenothiazin.

An toàn nhất là người dùng chỉ nên sử dụng riêng thuốc Paracetamol. Trong trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp.

Ngộ độc Paracetamol và cách xử trí

Trong một số trường hợp người dùng thuốc trị đau đầu Paracetamol có thể gặp phải tình trạng ngộ độc do:

  • Sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc chứa Paracetamol để trị bệnh.
  • Khoảng cách sử dụng giữa các liều ít hơn 4 giờ đồng hồ.
  • Sử dụng thước trong thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc.
  • Uống quá liều, đặc biệt ở bệnh nhân có chức năng gan suy yếu.
Tránh sử dụng thuốc quá liều gây ngộ độc cho cơ thể
Tránh sử dụng thuốc quá liều gây ngộ độc cho cơ thể

Dấu hiệu nhận biết bị ngộ độc thuốc Paracetamol:

  • Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sử dụng thuốc xuất hiện các triệu chứng như xanh xao, nôn mửa, buồn nôn, đau bụng và chán ăn.
  • Sau đó dẫn đến men gan tăng lên nhanh chóng, tăng nguy cơ hoại tử gan, suy giảm chức năng gan, hội chứng não – gan, nhiễm toan chuyển hóa và dẫn đến hôn mê (nguy hiểm hơn là tử vong).

Cách xử lý khi xuất hiện dấu hiệu bị ngộ độc Paracetamol:

  • Sau khi dùng thuốc nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
  • Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành rửa dạ dày và cho bệnh nhân dùng N-acetylcystein ở dạng uống/ tĩnh mạch để giải độc Paracetamol.
  • Hoặc bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc tẩy muối và than hoạt để làm giảm hấp thu Paracetamol.

Ngộ độc thuốc có thể xảy ra ở bất kỳ trường hợp nào. Do đó, bệnh nhân khi sử dụng thuốc Paracetamol cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Mối nguy hại khi sử dụng Paracetamol sai cách

Mặc dù thuốc Paracetamol được đánh giá không ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hay gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên mọi người vẫn nên cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này. Nếu sử dụng sai cách có thể gặp phải tình trạng như sau:

  • Huyết áp cao: Theo kết quả nghiên cứu nếu phụ nữ sử dụng thuốc Paracetamol thường xuyên thì sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng bị huyết áp cao gấp 2 lần so với người bình thường.
  • Gãy xương: Theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc Paracetamol trong thời gian dài và lạm dụng chúng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Tổn thương gan: Khi sử dụng thuốc quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng. Triệu chứng người dùng gặp phải là chán ăn, buồn nôn, men gan tăng cao. Nếu tổn thương này không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới suy gan, thậm chí tử vong.
  • Tổn thương thận: Khi sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tổn thương thận một cách nghiêm trọng, nhất là đối tượng có tiền sử mắc các bệnh lý về thận.
Nên dùng thuốc Paracetamol đúng cách để bảo vệ sức khỏe
Nên dùng thuốc Paracetamol đúng cách để bảo vệ sức khỏe

Các biến chứng này rất nguy hiểm do đó khi sử dụng thuốc Paracetamol bạn cần hết sức chú ý và nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc đau đầu Paracetamol

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc đau đầu Paracetamol để tránh gặp phải tình trạng ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe là:

  • Người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
  • Không sử dụng thuốc Paracetamol khi không đau nhức hoặc sốt cao trên 38,5 độ.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc Paracetamol chỉ có tác dụng sau khi uống từ 15 – 30 phút và tác dụng tối đa từ 3 đến 4 giờ do đó nên sử dụng cách nhau ít nhất 4 giờ.
  • Nghiêm cấm sử dụng bia, rượu trong quá trình sử dụng thuốc Paracetamol.
  • Chống chỉ định đối với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, phổi, thận, gan; người bị thiếu máu,…
  • Tránh sử dụng thuốc Paracetamol trong bữa ăn, vì thức ăn có thể làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của thuốc. Do đó, bạn nên sử dụng thuốc cách bữa ăn từ 30 phút đến 1 giờ và uống cùng nước ấm tăng khả năng hấp thụ của thuốc.
  • Đối với phụ nữ mang thai cần cân nhắc trước khi sử dụng vì thuốc có thể có thể xâm nhập qua rau thai gây nguy hiểm cho thai nhi.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu cơ thể gặp bất kỳ dấu hiệu nào cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để có giải pháp xử lý kịp thời.

Thuốc Paracetamol có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức đầu nhanh chóng. Tuy nhiên, người dùng cần chú ý sử dụng đúng liều lượng và đúng cách để tránh ngộ độc cho cơ thể.

Thông tin hữu ích

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    29/03

    hôm nay

    30/03

    Ngày mai

    31/03

    Ngày kìa

    +

    Khác