Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm là cách chữa bệnh như thế nào?

Ngày đăng: 03/06/2023 Biên tập viên: Hải Yến

Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm là biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng tê buốt, đau nhức, khó chịu, sưng tấy do tác động của bệnh. Đây là phương pháp điều trị kết hợp giữa Đông và Tây y được nhiều người áp dụng

Đặc điểm của thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm

Thủy châm là phương pháp dùng thuốc tiêm vào huyệt đạo của cơ thể để tăng thời gian kích thích, cường độ kích thích và diện tích kích thích khi chữa bệnh. Khi các dược chất vô trùng tiêm vào huyệt đạo, chúng sẽ kích thích vỏ não và tạo phản xạ đến hệ thần kinh trung ương để điều chỉnh các hoạt động của các cơ quan, tế bào, phục hồi tổn thương.

Đặc điểm khi áp dụng thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm
Đặc điểm khi áp dụng thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm

Khi áp dụng phương pháp này để chữa thoát vị đĩa đệm, nó không chỉ giúp ức chế và giảm các triệu chứng sưng tấy, đau nhức, ê buốt,… mà còn khắc phục các nguyên nhân gây bệnh.

Chữa bằng cách thủy châm, người bệnh bắt buộc phải được điều trị và theo dõi tại chỗ. Một vài trường hợp bệnh nhân sẽ thấy chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhợt nhạt, buồn nôn,.. khi chữa trị. Lúc này, cần phải rút kim ra khỏi cơ thể ngay, lau mồ hôi và nghỉ ngơi, phục hồi lại

Nguyên lý trị bệnh bằng cách thủy châm

Thủy châm sử dụng thuốc Tây tiêm trực tiếp vào một số huyệt đạo trên cơ thể bằng kỹ thuật châm cứu. Một số loại thuốc Tây dùng để tiêm vào cơ thể như vitamin B12, vitamin B1, diclofenac, becozyme, cerebrolysin, nucleo, Methycobal,… Tùy vào tình trạng bệnh, thể trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cho mỗi bệnh nhân.

Thông thường, thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm hoạt động dựa trên nguyên lý thuyết kinh lạc kết hợp dược lý của học thuyết Pavlov, y học hiện đại:

  • Thuyết kinh lạc (Y học cổ truyền): Cơ thể con người gồm 12 kinh mạch nối liền 13 khớp ở tay chân. Khi tác động vào các huyệt này, sẽ tạo kích thích đến phủ tạng, kinh lạc và toàn bộ cơ thể
  • Dược lý (Y học hiện đại): Dùng thuốc tiêm dưới da và tiêm cơ bắp để kiểm soát biểu hiện bệnh. Nếu tiêm vào huyệt vị, thuốc tiêm cần cường độ mạnh hơn
  • Học thuyết Pavlov: Khi sự tác động trực tiếp vào huyệt đạo sẽ kích thích vỏ não, từ đó tạo nên phản xạ lên hệ thần kinh để điều chỉnh các hoạt động của cơ quan, giúp cải thiện bệnh.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng kim tiêm chuyên dụng với lượng thuốc vừa đủ. Người thực hiện sẽ xác định vị trí huyệt đạo chính xác và đưa tiêm vào đó. Thông thường, mỗi huyệt sẽ được tiêm từ 0,5 cc đến 2 cc dung dịch thuốc tùy từng bộ phận cơ thể.

Bệnh nhân sẽ phải thực hiện liên tục 2 ngày 1 lần theo mỗi đợt trị liệu khoảng từ 5 đến 15 lần. Tùy vào biểu hiện bệnh mà đợt trị liệu có thể ngắn hoặc dài

Những cách thủy châm để chữa thoát vị đĩa đệm

Hiện nay có rất nhiều cách áp dụng thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm. Tùy theo tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ dùng phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách thủy châm hay dùng:

  • Thủy châm định vị: Người thực hiện sẽ đưa tiêm vào đúng vị trí của huyệt đạo rồi bơm lượng thuốc vừa đủ vào đó.
  • Thủy châm sâu đến nông (hoặc ngược lại): Phương pháp này đòi hỏi sự tỉ mỉ hơn khi thực hiện. Người tiến hành sẽ dùng kim tiêm đúng huyệt đạo rồi bơm khoảng 0,1 cc đế 0,2 cc dung dịch thuốc, sau đó rút kim lên cao để bơm tiếp lượng thuốc còn lại.
  • Thủy châm kết hợp tiêm dưới da: Người thực hiện sẽ bơm nửa dung dịch thuốc vào huyệt đạo, đồng thời kéo kim lên tiêm tiếp lượng thuốc còn lại bên dưới da. Lượng thuốc được tiêm sau được lưu trữ lại và thầm dần dần vào trong huyệt đạo.
Những cách dùng thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm
Những cách dùng thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm

Ưu điểm của phương pháp thủy châm

Với sự kết hợp tuyệt vời giữa Tây và Đông y, cách chữa trị này mang lại một số điểm nổi bật:

  • Thời gian chữa trị nhanh chóng: giúp tiết kiệm nhiều thời gian và công sức cho cả người bệnh và người chăm sóc
  • Hiệu quả chữa trị gấp đôi: Bệnh nhân cải thiện các triệu chứng bệnh bằng thuốc Tây và kiểm soát nguyên nhân gây bệnh với tác động trực tiếp lên các huyệt đạo.
  • Hiệu quả rõ rệt: Thông thường, ngay lần áp dụng đầu tiên, người bệnh đã nhận thấy sự thuyên giảm rõ rệt các biểu hiện của bệnh
  • Áp dụng được cho các bệnh lý khác: Phương pháp thủy châm không chỉ chữa được thoát vị đĩa đệm, một số bệnh lý khác cũng có thể áp dụng như: đau dây thần kinh ngoại biên, viêm thần kinh, bong gân, đau dạ dày, thiểu năng tuần hoàn não, trật xương,…
  • Kết hợp các phương pháp khác: Người bệnh có thể kết hợp với một số phương pháp khác như bấm huyệt, châm cứu để thúc đẩy bệnh nhanh khỏi
Những lưu ý khi áp dụng phương pháp thủy chấm để trị bệnh
Những lưu ý khi áp dụng phương pháp thủy chấm để trị bệnh

Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm với thủy châm

Thủy châm có nhiều ưu điểm nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được. Khi điều trị bằng phương pháp này, bạn lưu ý một số điều sau đây:

  • Không dùng cách thủy châm cho người cấp cứu, thể trạng yếu, đau bụng, tinh thần không tỉnh táo, phản ứng lại với thuốc,…
  • Khi thực hiện, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tối thiểu 15 phút để bác sĩ theo dõi các phản ứng. Một vài trường hợp sẽ gặp một số triệu chứng như khô miệng, huyết áp tăng, chóng mặt,…
  • Chỉ chuyên gia có chuyên môn cao và kỹ thuật vững vàng mới thực hiện phương pháp thủy châm với bệnh nhân. Người bệnh hoặc người chăm sóc không được tự ý thực hiện
  • Bệnh nhân chỉ nên thủy châm 1 lần trong ngày, lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh
  • Chỉ nên áp dụng thủy châm khi bác sĩ chỉ định chữa trị, không tùy ý thực hiện.
  • Nếu phát sinh bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình điều trị, bạn nên liên hệ bác sĩ ngay để khắc phục kịp thời

Trên đây là những thông tin về phương pháp thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm. Khi nhận thấy có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm. Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa phù hợp, tuyệt đối không tự ý thủy châm để chữa trị nhé.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    19/04

    hôm nay

    20/04

    Ngày mai

    21/04

    Ngày kìa

    +

    Khác