Thủy châm khớp gối chữa trị như thế nào? Cần lưu ý gì khi thủy châm?

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Hải Yến
Đánh giá bài viết

Thoái hóa khớp đặc biệt là khớp gối là tình trạng rất dễ xảy ra ở tuổi trung niên, tuy nhiên không phải ai cũng biết mình bị thoái hóa khớp mà đa số chỉ cho rằng viêm khớp thông thường mà qua loa điều trị bằng thuốc giảm đau. Đối với thoái hóa khớp, thủy châm khớp gối là phương pháp được đánh giá có hiệu quả điều trị cao, dưới đây là những biểu hiện và cách chữa trị bệnh.

Biểu hiện khi bị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có một số dấu hiệu như:

  • Người bệnh khó khăn khi gấp duỗi, khớp cứng lại. Hiện tượng thường xảy ra khoảng 30 phút vào mỗi sáng
  • Khớp gối có dấu hiệu sưng, lỏng lẻo do dây chằng khớp gối bị yếu
  • Khi chụp X – quang sẽ thấy khe khớp bị hẹp, thân xương và xương bánh chè có gai
  • Vôi hóa ở gân kheo sau khiến việc vận động khó khăn
  • Nếu các xét nghiệm cơ bản như chụp X – quang, xét nghiệm máu,.. không phát hiện được nguồn căn bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp MRI, nội soi khớp, ứ dịch trong khớp, khảo sát toàn diện sụn khớp,… để chẩn đoán chính xác mức độ và tình trạng bệnh của bệnh nhân. 
thủy châm khớp gối
Biểu hiện đau khớp gối

Thủy châm khớp gối có chữa được không?

Thủy châm dựa trên sự kết hợp giữa nguyên lý châm cứu của Y học cổ truyền, tác dụng dược lý của thuốc theo Y học hiện đại và lý luận hoạt động thần kinh của học thuyết Pavlov. Theo đó:

  • Học thuyết kinh lạc (Y học cổ truyền): Cơ thể người có 12 kinh mạch nối liền với 13 khớp tay chân. Khi các huyệt này bị tác động, nó sẽ tạo kích thích đến lục phủ ngũ tạng trên toàn bộ cơ thế
  • Học thuyết Pavlov: Huyệt đạo sẽ kích thích vào vỏ não khi có sự tác động. Từ đó tạo sự phản xạ lên hệ thần kinh trung ương để điều chỉnh hoạt động của các tế bào ở cơ quan, giúp giảm các cơn đau. 
  • Dược lý (Y học hiện đại): Dùng thuốc tiêm cơ bắp và tiêm dưới da để kiểm soát triệu chứng bệnh. Nếu tiêm vào huyệt đạo, thuốc tiêm phải có cường độ mạnh hơn.

Với 3 học thuyết này, thủy châm được đánh giá giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng hơn các phương pháp khác vì thuốc tác động trực tiếp vào các huyệt đạo. Không phải chờ thời gian thấm thuốc như khi uống thuốc Tây hay các bài thuốc Đông Y. 

Tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người mà phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả của nó. Để cải thiện biểu hiện bệnh khi áp dụng thủy châm, bạn cần tuân theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Các lưu ý ở cuối bài viết là thông tin rất quan trọng để người bệnh và người chăm sóc nắm được khi chữa thoái hóa khớp gối với cách thủy châm này. 

thủy châm khớp gối
Các bước thủy châm điều trị đau khớp gối

Cách thực hiện thủy châm khớp gối

Chỉ định: Người có dấu hiệu đau nhức, thoái hóa các khớp, đặc biệt là khớp gối

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân có tình trạng sốt kéo dài, mất máu, mất nước
  • Bệnh nhân có tình trạng suy tim, rối loạn nhịp tim
  • Người bệnh đang cấp cứu ngoại khoa

Chuẩn bị:

  • Ống tiêm vô khuẩn, loại 5ml 
  • Kẹp có mấu, khay men, bông sát khuẩn, cồn 70°
  • Tùy vào tình trạng và cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp

Xác định các huyệt đạo:

Đối với khớp gối, thủy châm các huyệt đạo như Độc tỵ, Tất mãn, Huyết hải, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Lương khâu.

Thao tác tiến hành:

  • Bơm thuốc vào ống tiêm
  • Kiểm tra tiêm có dẫn thuốc đều không
  • Dùng hai ngón tay căng vị trí huyệt đạo cần tiêm, cho tiêm tiến vào huyệt đạo nhanh và dứt khoát. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy tức nặng ở vị trí tiêm
  • Từ từ bơm thuốc vào huyệt đạo, mỗi huyệt 1 đến 2 ml thuốc
  • Rút kim nhanh ra khỏi da, sát trùng vị trí đã tiêm

Liệu trình điều trị:

  • Chỉ thủy châm một lần một ngày, mỗi lần thực hiện 2 đến 3 huyệt
  • Một liệu trình điều trị gồm 15 đến 30 lần thủy châm tùy tình trạng bệnh

Xử lý tai biến:

Khi bệnh nhân có triệu chứng vã mồ hôi, chóng mặt, sắc mặt tái nhợt, hoa mắt, mạch đập nhanh, phải rút kim ra nhanh và lau mồ hôi, ủ ấm cho bệnh nhân. Dùng nước trà đường nóng để giảm triệu chứng, nằm nghỉ ngơi tại chỗ. Theo dõi huyết áp và mạch, giúp bệnh nhân day ấn huyệt Nội quan và Thái dương.

Khi rút kim ra bị chảy máu thì dùng bông sát khuẩn giữ chặt vết thương để cầm máu. 

thủy châm khớp gối
Cần lưu ý gì khi thủy châm?

Lưu ý khi áp dụng phương pháp thủy châm khi điều trị

Một vài điều cần lưu ý khi thực hiện phương pháp thủy châm khớp gối:

  • Không áp dụng liệu pháp thủy châm với các đối tượng chống chỉ định trên
  • Chỉ nên thực hiện bởi người có chuyên môn và kỹ năng cao. Người chăm sóc và người bệnh không được tự ý thực hiện
  • Chỉ thực hiện thủy châm khi bác sĩ chỉ định, không tự ý áp dụng để điều trị
  • Người bệnh chỉ nên thủy châm một lần trong ngày, thực hiện quá liệu trình sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Khi thực hiện thủy châm, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tối thiểu 15 phút để theo dõi các phản ứng
  • Nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào phát sinh, lập tức liên hệ với bác sĩ để điều trị kịp thời

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã nắm được cách chẩn đoán, cách thực hiện và những lưu ý khi thủy châm khớp gối. Bài viết này chỉ cung cấp thông tin nhằm mục đích giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách điều trị thủy châm, bạn đọc không tự ý thực hiện nhé. 

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    24/04

    hôm nay

    25/04

    Ngày mai

    26/04

    Ngày kìa

    +

    Khác