Trẻ em bị đau nhức xương khớp là do đâu? Cha mẹ nên làm gì?

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Trần Hoa

Tình trạng trẻ em bị đau nhức xương khớp là tương đối phổ biến. Nguyên nhân thường gặp nhất là do sự phát triển quá nhanh của xương khớp, do trẻ quá hiếu động hoặc cũng có thể do các bệnh xương khớp gây nên. Cha mẹ cần để tâm theo dõi các triệu chứng nhằm xác định được chính xác nguyên nhân gây đau để có biện pháp hỗ trợ trẻ kịp thời.

Nguyên nhân trẻ em bị đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp ở trẻ em là hiện tượng xảy ra rất thường xuyên. Ngoại trừ các tình huống trẻ vận động nhiều hoặc do va đập, nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở trẻ có thể xếp vào 2 nhóm chính là đau do tăng trưởng và đau do bệnh lý.

Đau xương tăng trưởng và đau xương bệnh lý có các biểu hiện rất khác biệt. Cha mẹ vì vậy nên theo dõi nhằm sớm nhận diện được các triệu chứng của bệnh để đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời.

Đau xương tăng trưởng ở trẻ em

Đau xương tăng trưởng là hiện tượng đau nhức xương khớp ở trẻ em từ sau 3 tuổi và có thể kéo dài tới hết tuổi dậy thì. Thông thường có biểu hiện rõ ràng nhất ở giai đoạn 3-5 tuổi và 8-12 tuổi.

Đau xương tăng trưởng là hiện tượng đau nhức xương khớp ở trẻ em từ sau 3 tuổi và có thể kéo dài tới hết tuổi dậy thì.
Đau xương tăng trưởng là hiện tượng đau nhức xương khớp ở trẻ em từ sau 3 tuổi và có thể kéo dài tới hết tuổi dậy thì.

Biểu hiện của đau xương tăng trưởng:

  • Cơn đau thường xuất hiện ở các khớp hoặc đầu gối nhưng không có vị trí rõ ràng.
  • Triệu chứng đau chỉ xuất hiện về đêm và hoàn toàn biến mất vào ban ngày. Mức độ đau có thể từ khó chịu thoáng qua tới đau nhức dữ dội.
  • Tình trạng đau nhức xương kéo dài khoảng vài ngày liên tiếp sau đó dứt hẳn. Rồi một thời gian sau lại tiếp tục tái diễn.

Nguyên nhân gây đau xương tăng trưởng ở trẻ em:

  • Do sự phát triển quá nhanh của xương khớp trong giai đoạn tăng trưởng: hệ xương phát triển quá nhanh khiến cho hệ cơ phát triển không theo kịp, các sợi cơ chạy dọc theo ống xương bị kéo căng gây ra đau bắp. Các cơn đau thường xuất hiện về đêm do đây là thời điểm xương khớp phát triển nhanh nhất.
  • Do thiếu hụt dinh dưỡng: trong giai đoạn xương khớp tăng trưởng nhanh, nếu nhu cầu dinh dưỡng của trẻ không được đáp ứng đầy đủ sẽ rất dễ dẫn tới yếu xương và gây đau nhức chân tay. Thiếu hụt các dưỡng chất có vai trò quan trọng với sự hình thành và phát triển hệ xương như canxi, sắt, magie, vitamin D trong giai đoạn tăng trưởng có thể gây ra biến dạng khớp, làm ảnh hướng đến thẩm mỹ và hạn chế vận động của trẻ.
  • Do thừa cân, béo phì: ngoài hai nguyên nhân chính trên, thừa cân béo phì là yếu tố làm gia tăng nguy cơ và mức độ đau xương tăng trưởng. Khi trọng lượng cơ thể quá lớn so với sức chịu đựng của hệ xương vẫn đang trong giai đoạn phát triển, trẻ sẽ phải chịu  đựng những cơn đau nhức thường xuyên, đặc biệt là ở khớp gối và vùng thắt lưng.
Trọng lượng cơ thể quá lớn làm gia tăng áp lữ chèn ép lên hệ xương còn non yếu của trẻ gây ra đau nhức
Trọng lượng cơ thể quá lớn làm gia tăng áp lực chèn ép lên hệ xương còn non yếu của trẻ gây ra đau nhức.

Trẻ em bị nhau nhức xương khớp – Nguyên nhân bệnh lý

Loại trừ nguyên nhân đau tăng trưởng, tình trạng đau nhức khớp xương ở trẻ rất có thể là biểu hiện của các bệnh lý xương khớp như: viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, do lao… hoặc chứng viêm khớp tự phát thiếu niên.

Trong các nguyên nhân này, viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) là căn bệnh tương đối phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên hiểu biết của các bậc phụ huynh về bệnh lý xương khớp này còn rất hạn chế.

Viêm khớp tự phát thiếu niên hay còn gọi là viêm khớp vô căn thuộc nhóm bệnh tự miễn, có thể xảy ra với trẻ em ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhất trong giai đoạn 6-16 tuổi. Đây là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài trong ít nhất 6 tuần, thường khởi phát sau khi nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên:

  • Các cơn đau nhức xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa, kèm theo dấu hiệu đi khập khiễng.
  • Viêm khớp đi kèm sưng đỏ, khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi nóng ran tại vùng tổn thương.
  • Đau nhức tập trung chủ yếu ở khớp hông, khớp đầu gối, khớp khuỷu tay và các mắt cá chân.
  • Trẻ có thể bị sốt cao kéo dài hay phát ban trên các vùng cơ thể như tay, chân, ngực, bụng.
  • Viêm khớp vô căn còn có thể khiến trẻ bị mất ngủ, mệt mỏi thường xuyên và biếng ăn, ăn không ngon dẫn tới sụt cân và chậm phát triển.
Các cơn đau do viêm khớp tự phát tập trung chủ yếu ở khớp hông, khớp đầu gối, khớp khuỷu tay và các mắt cá chân
Các cơn đau do viêm khớp tự phát tập trung chủ yếu ở khớp hông, khớp đầu gối, khớp khuỷu tay và các mắt cá chân.

Y học hiện đại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra viêm khớp tự phát thiếu niên. Tuy nhiên các bằng chứng khoa học có được ở thời điểm hiện tại cho thấy nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này là sự rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Thông thường, cơ thể của trẻ luôn được bao bọc và bảo vệ bởi hàng rào miễn dịch. Khi xảy ra rối loạn, hệ thống miễn dịch nhận diện sai đối tượng mục tiêu và tiêu diệt nhầm các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, dẫn tới tình trạng viêm khớp, sưng tấy tại các khớp.

Ngoài nguyên nhân chính này, viêm khớp vô căn ở trẻ còn có thể do một vài tác nhân khác gây nên như chấn thương xương khớp, do nhiễm vi khuẩn, virus, thừa cân, béo phì hoặc yếu tố di truyền.

Phân biệt đau xương tăng trưởng và đau xương bệnh lý ở trẻ

Phân biệt đau xương tăng trưởng và đau xương bệnh lý ở trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với việc định hướng điều trị. Ngay tại nhà, cha mẹ có thể bước đầu phán đoán nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở trẻ thông qua nhận diện một vài khác biệt điển hình giữa đau tăng trưởng và đau do bệnh lý.

  • Đau xương tăng trưởng: các triệu chứng đau nhức chỉ xuất hiện về đêm và biến mất vào ban ngày. Trẻ vẫn hoạt động và ăn uống bình thường.
  • Đau xương bệnh lý: cơn đau xuất hiện cả vào ban ngày, kèm theo sưng đỏ và các triệu chứng sốt, phát ban, mệt mỏi, chán ăn, đi khập khiễng.

Bên cạnh các dấu hiệu này, cách dễ dàng nhất để phân biệt trẻ em bị đau nhức xương khớp do tăng trưởng hay do bệnh lý là theo dõi phản ứng của trẻ khi chạm vào chỗ đau. Trẻ bị đau xương tăng trưởng sẽ cảm thấy dễ chịu khi được xoa bóp chỗ đau. Trái lại, trẻ bị bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi bị va chạm vào vùng tổn thương.

Khi phát hiện những dấu hiệu cảnh báo bệnh xương khớp, cha mẹ nên đưa con đi khám càng  sớm càng tốt để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

trẻ nên được đưa đi khám sớm ngay khi phát hiện các dấu hiệu đau nhức để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời
Khi phát hiện các dấu hiệu đau nhức xương, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Chẩn đoán và điều trị đau xương khớp ở trẻ em

Đau nhức xương khớp ở trẻ em thông thường không đáng lo ngại và có thể hồi phục hoàn toàn sau một thời gian ngắn khoảng vài tháng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng tới suốt quãng đời còn lại của trẻ. Các di chứng nguy hiểm nhất có thể kể đến như: cơ thể phát triển không đồng đều, suy giảm thị lực, teo cơ và bại liệt chi.

Chẩn đoán và điều trị sớm cho trẻ em bị đau nhức xương khớp vì vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Dưới đây là các phương pháp được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Phương pháp chẩn đoán

Bên cạnh quan sát và khai thác thông tin về triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ cần sử dụng tới các phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm chuyên sâu để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên gây gây đau nhức. Về cơ bản, các phương pháp chẩn đoán bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: dựa trên thông tin thu được về tốc độ các tế bào hồng cầu lắng đọng trong ống nghiệm, các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán nhanh chóng và chính xác về mức độ mắc viêm khớp ở bệnh nhân. Xét nghiệm máu giúp xác định được tình trạng đau nhức xương ở trẻ có phải do viêm khớp tự phát hay không.
  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông dụng nhất để nhận diện những dấu hiệu bất thường ở các khớp xương. Phim chụp X-quang sẽ giúp các bác sĩ phân loại nhóm bệnh viêm khớp và xác định tình trạng tổn thương tại các khớp xương.
Xét nghiệm máu là phương pháp giúp xác định được tình trạng đau nhức xương ở trẻ có phải do viêm khớp tự phát hay không.
Xét nghiệm máu là phương pháp giúp xác định được tình trạng đau nhức xương ở trẻ có phải do viêm khớp tự phát hay không.

Phương pháp điều trị cho trẻ em bị đau nhức xương khớp

Điều trị sớm và đúng phương pháp giúp nâng cao hiệu quả phục hồi và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Các phương pháp điều trị đau nhức xương khớp ở trẻ em thông dụng nhất hiện nay là:

  • Sử dụng thuốc Tây: bao gồm các loại như thuốc chống viêm không chứa steroid (trừ Aspirin), thuốc chống thấp khớp DMARDs, thuốc corticosteroid, thuốc sinh học. Tùy vào độ tuổi, cân nặng và tình trạng bệnh lý của trẻ mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất. Thuốc Tây chữa đau nhức xương khớp phát huy hiệu quả giảm đau và cải thiện các triệu chứng nhanh chóng, tuy nhiên cần sử dụng thận trọng để phòng ngừa các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
  • Vật lý trị liệu: vật lý trị liệu là phương pháp đơn giản và hiệu quả để phục hồi chức năng vận động cho các khớp xương. Cha mẹ có thể tự tập các động tác vật lý trị liệu cho con tại nhà, kết hợp với chườm nóng, chườm lạnh và xoa bóp nhẹ nhàng để giúp trẻ phục hồi nhanh chóng nhất.
  • Phẫu thuật: điều trị ngoại khoa không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em. Tuy nhiên, trong trường hợp tổn thương xương khớp đã ở mức nghiêm trọng và có nguy cơ cao hình thành các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt thì các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định điều trị bằng biện pháp này.
  • Dùng thuốc Đông y: sử dụng thuốc Đông y trị bệnh xương khớp là phương pháp an toàn và hiệu quả không chỉ với người lớn mà còn cả với đối tượng trẻ em. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần thận trọng lựa chọn cơ sở YHCT uy tín, đồng thời kiên trì cho con dùng thuốc theo đúng phác đồ mới có thể đạt được kết quả tích cực.
Sử dụng thuốc Đông y là phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả và an toàn đối với trẻ em
Sử dụng thuốc Đông y là phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả và an toàn đối với trẻ em.

Biện pháp chăm sóc trẻ em bị đau nhức xương khớp

Các biện pháp chăm sóc tại nhà có khả năng hỗ trợ rất tích cực cho việc điều trị và thúc đẩy quá trình hồi phục của các khớp xương. Ngay cả khi trẻ không có dấu hiệu đau nhức xương, cha mẹ cũng nên chú trọng tới chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt để giúp hệ cơ – xương của con phát triển khỏe mạnh nhất, đồng thời phòng ngừa các bệnh lý xương khớp thường gặp trong giai đoạn tăng trưởng của trẻ.

Một số biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp ở trẻ em được các chuyên gia khuyến cáo như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi, đặc biệt là các dưỡng chất thiết yếu cho sự hình thành và phát triển xương khớp như canxi, vitamin D, vitamin MK7, magie, kẽm, đồng…
  • Không nhồi nhét, ép trẻ ăn. Hạn chế cho trẻ sử dụng thức ăn nhanh, đồ uống có ga, bánh kẹo ngọt và các món chiên xào nhiều dầu mỡ để phòng tránh nguy cơ béo phì, làm gia tăng áp lực lên bộ khung nâng đỡ cơ thể của trẻ.
  • Tập cho trẻ thói quen uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày vì nước rất cần thiết cho sự hình thành sụn khớp và hoạt động trơn tru của các khớp xương.
  • Không để trẻ nâng đỡ hoặc mang vác vật nặng và di chuyển trong một quãng đường dài để tránh gây tổn thương xương khớp.
  • Tạo điều kiện để trẻ tập luyện các môn thể thao phù hợp với sở thích và thể trạng để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cho sự phát triển tối ưu của hệ cơ và xương.
  • Nếu trẻ có biểu hiện đau nhức xương khớp, nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động nô đùa quá mức.
  • Nên giúp trẻ giảm đau bằng cách chườm lạnh, chườm nóng, xoa bóp vùng bị đau trước khi tính tới phương án sử dụng thuốc.
  • Nếu trẻ đau nhiều, có thể cho uống các loại thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc paracetamol… Nhưng lưu ý không dùng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi bởi có liên quan tới hội chứng Reye vô cùng nguy hiểm.
  • Không được tự ý mua và cho trẻ sử dụng các loại thuốc xương khớp, kể cả thực phẩm chức năng.

Tình trạng trẻ em bị đau nhức xương khớp xảy ra rất phổ biến. Đa phần các trường hợp không gây nguy hiểm nhưng cha mẹ không được chủ quan coi thường. Hãy thực hiện những điều chỉnh cần thiết về chế độ ăn, thói quen sinh hoạt và đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám nếu cơn đau đi kèm với các dấu hiệu bất thường như đi khập khiễng, sốt, phát ban…

Xem thêm: 

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    28/03

    hôm nay

    29/03

    Ngày mai

    30/03

    Ngày kìa

    +

    Khác