Trẻ Em Đau Đầu Uống Thuốc Gì An Toàn Và Hiệu Quả? [MỚI NHẤT]

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Trẻ em đau đầu uống thuốc gì an toàn là thắc mắc của bậc phụ huynh khi con trẻ mắc phải những cơn đau nhức đầu. Hiện có nhiều loại thuốc trên thị trường nhưng không phải loại thuốc nào cũng an toàn cho bé. Dưới đây là TOP 4 loại thuốc chữa đau nhức đầu cho trẻ em hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo.

Trẻ em đau đầu uống thuốc gì?

Không chỉ người lớn mới mắc tình trạng đau đầu, kể cả trẻ em cũng bị đau đầu do chức năng thần kinh não bộ rối loạn hoặc căng thẳng kéo dài. Trẻ bị đau đầu thường hay xuất hiện cùng với tình trạng ói mửa, buồn nôn hoặc rối loạn thị giác. Một số loại thuốc sau đây có thể cải thiện tình trạng đau đầu của bé:

Paracetamol – Thuốc hỗ trợ điều trị cho trẻ đau đầu

Trẻ đau đầu uống thuốc gì để giảm nhanh triệu chứng thì Paracetamol là sự lựa chọn hợp lý cho trường hợp này. Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen thường được dùng để cải thiện đau nhức đầu và giảm thân nhiệt, hạ sốt cho trẻ, cải thiện chứng cảm lạnh.

Paracetamol hỗ trợ thuyên giảm đau đầu cho trẻ
Paracetamol hỗ trợ thuyên giảm đau đầu cho trẻ

Thành phần: Gồm hoạt chất Acetaminophen.

Công dụng:

  • Điều trị các triệu chứng đau nhức đầu, đau nửa đầu, đau dây thần kinh, đau răng, đau nhức hệ xương cơ.
  • Viêm họng, sốt do nhiễm khuẩn, viêm phế quản.
  • Giảm thân nhiệt cơ thể do cảm lạnh, sốt do virus, cảm cúm.

Hướng dẫn sử dụng:

  • 10 đến 15 mg/kg cho một liều, dùng cách 4 đến 6 giờ nếu cần.
  • Trẻ từ 1 tháng đến 12 tuổi: Một ngày dùng tối đa 5 liều.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng 325 đến 650mg/ liều, mỗi liều cách 4 đến 6 giờ hoặc 1000mg trong 6 đến 8 giờ.
  • Loại thuốc này được dùng cho trẻ nhỏ, tuy nhiên để tránh các tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn của thuốc, bậc phụ huynh nên sử dụng hạn chế cho trẻ.

Ibuprofen giúp giải đáp câu hỏi trẻ em đau đầu uống thuốc gì?

Thuốc Ibuprofen là thuốc NSAIDs, kháng viêm không steroid. Ibuprofen khá phổ biến khi được các bậc phụ huynh tin dùng khi trẻ mắc chứng đau đầu.

Thành phần: Hoạt chất Ibuprofen

Công dụng:

  • Giảm đau nhức đầu mức độ nhẹ và vừa.
  • Giảm thân nhiệt, hạ sốt, cảm cúm, cảm lạnh.
  • Kháng viêm trên cơ thể người bệnh.
  • Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ điều trị các cơn đau cấp do gout.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Liều dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ em là 4 đến 10 mg/kg. Nếu tình trạng không thuyên giảm, bé có thể dùng liều tiếp theo sau 6 đến 8 giờ.
  • Liều tối đa trong một ngày được khuyên dùng là 40mg/ kg.

Bên cạnh những công dụng trên, loại thuốc chữa đau nửa đầu, đau đầu này được ghi nhận có khả năng kích ứng hệ tiêu hóa khiến trẻ buồn nôn, ợ nóng. Tình trạng nặng có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng. Để tránh nguy cơ trẻ mắc phải các tác dụng của thuốc, mẹ các bé nên tuân theo liều lượng của bác sĩ chuyên khoa.

Panadol giúp cải thiện tình trạng đau đầu của trẻ

Panadol là sự lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh khi cần giải đáp thắc mắc trẻ em nhức đầu uống thuốc gì. Loại thuốc này được dùng để chữa chứng đau đầu, đau nửa đầu cho trẻ em và cả người lớn.

Panadol phổ biến giúp cải thiện tình trạng đau đầu
Panadol phổ biến giúp cải thiện tình trạng đau đầu

Thành phần: Chất giảm đau paracetamol.

Công dụng:

  • Hỗ trợ điều trị giảm tình trạng đau nhức đầu, đau nửa đầu.
  • Đau do viêm xương khớp, đau cơ xương.
  • Đau răng do nhổ răng hoặc sau thủ thuật nha khoa.
  • Hạ thân nhiệt, sốt.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng 1 đến 2 viên/ lần (tương đương 500mg đến 1g paracetamol), dùng liều tiếp theo sau 4 đến 6 giờ nếu cần.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: Dùng nửa viên hoặc 1 viên/ lần (tương đương 250mg đến 500mg paracetamol), dùng liều tiếp theo sau 4 đến 6 giờ nếu cần.
  • Trẻ dưới 6 tuổi: Không khuyến khích dùng loại thuốc này.

Hoạt huyết dưỡng não

Hoạt huyết dưỡng não có thể giúp bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc trẻ em đau đầu uống thuốc gì. Đây là loại thuốc chức năng giúp cải thiện tốt tình trạng đau nhức đầu ở trẻ.

Thành phần: Bào chế 100% từ thảo mộc tự nhiên.

Công dụng:

  • Giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Hỗ trợ tăng cường trí nhớ, gia tăng sự tập trung.
  • Giải tỏa căng thẳng.
  • Tăng lưu thông mạch máu não, chức năng hoạt động của não bộ.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng 2 đến 3 lần/ ngày với 2 đến 3 viên/ lần.
  • Trẻ từ 4 đến 12 tuổi: Dùng 2 đến 3 lần/ ngày với 1 viên/ lần.
  • Trẻ em đau đầu nên uống thuốc gì phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của từng bé, cha mẹ nên thăm hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn thuốc phù hợp.
Cần lưu ý gì khi dùng thuốc chữa đau đầu cho trẻ?
Cần lưu ý gì khi dùng thuốc chữa đau đầu cho trẻ?

Lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc chữa đau đầu

Trẻ em bị đau đầu uống thuốc gì đã được giải đáp với các loại thuốc trên, tuy nhiên vì trẻ em có nguy cơ cao ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc. Các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều trong quá trình sử dụng thuốc (dù là thuốc đau đầu Hàn Quốc, Nhật hay Mỹ…):

  • Không cho trẻ dùng thuốc nếu trẻ mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ khoa khoa trong quá trình điều trị. Ba mẹ không tự ý thay đổi liều lượng thuốc khi dùng cho trẻ.
  • Mua thuốc tại các cơ sở phân phối thuốc uy tín để tránh mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
  • Trong quá trình cho trẻ dùng thuốc, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường trên cơ thể, ba mẹ liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để kịp thời chữa trị.
  • Để thuốc nơi khô ráo, không gian thoáng mát, tránh nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  • Kết hợp thực đơn dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch nhằm giúp đẩy lùi tình trạng bệnh nhanh chóng.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về TOP 4 loại thuốc giúp bậc phụ huynh không cần băn khoăn về vấn đề trẻ em đau đầu uống thuốc gì. Người chăm sóc liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được loại thuốc phù hợp với tình trạng và thể trạng của trẻ.

XEM NGAY:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    29/03

    hôm nay

    30/03

    Ngày mai

    31/03

    Ngày kìa

    +

    Khác