Tử Huyệt Là Gì? Cần Lưu Ý Những Huyệt Đạo Nào Trên Cơ Thể?

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Trên cơ thể người cố nhiều huyệt đạo, trong đó có những huyệt tuyệt đối không được tác động mạnh bởi có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng. Vậy cần phải lưu ý những tử huyệt nào trên cơ thể?

Tử huyệt là gì?

Theo nghĩa Hán Việt, “tử huyệt” có nghĩa là “huyệt nguy hiểm mà nếu tác động mạnh vào có thể dẫn đến chết người”. Trên cơ thể con người có hàng trăm huyệt đạo, trong số đó có 108 đại huyệt là những huyệt nguy hiểm. Trong các huyệt đó lại chia thành 72 yếu huyệt và 36 tử huyệt. Yếu huyệt là những huyệt khi bị tác động sẽ gây chấn thương nhưng không nguy hiểm.

Từng nghe nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tử huyệt là gì
Từng nghe nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tử huyệt là gì

Những tử huyệt nguy hiểm trên cơ thể bạn cần chú ý

Như vậy trên đây đã giải thích “tử huyệt là gì”, tuy nhiên chúng ở vị trí nào lại là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Những tử huyệt trên cơ thể người nằm ở nhiều vị trí khác nhau, bao gồm cả vị trí kín đáo như Dũng Tuyền (dưới lòng bàn chân), Trường Cường (cuối xương cụt)… Dưới đây là các huyệt nguy hiểm có thể gây chết người mà bạn cần cẩn trọng:

Một số tử huyệt ở phần đầu, cổ

Dưới đây là một số tử huyệt nằm ở phần đầu và cổ:

  • Huyệt Bách Hội: Nằm ở phần chính giữa trên đỉnh đầu. Huyệt được xác định bằng cách ép tai về phía trước ở giao điểm của 2 đường thẳng, 1 đường qua 2 đỉnh tai còn 1 đường dọc qua chính giữa đầu. Khi bị đánh trúng vào huyệt này có thể gây tổn thương não, có thể choáng váng hoặc bất tỉnh, thậm chí tử vong.
  • Huyệt Thần Đình: Ở phía sau chân tóc trước trán lên 5 cm như cửa của nguyên thần. Nếu đánh trúng huyệt này sẽ gây tổn thương não, có nguy cơ tử vong.
  • Thái Dương: Có 2 huyệt Thái Dương nằm ở hai bên phía đuôi chân này. Do động mạch thái dương đi qua vị trí huyệt này nên nếu bị tác động dù không mạnh cũng có thể làm tổn thương dương khí và sự lưu thông của động mạch. Từ đó, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
  • Huyệt Á Môn: Nằm ở sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ hai. Nếu không may bị đánh trúng huyệt Á Môn sẽ đập vào khu diên tủy (phần não sau tủy sống) gây choáng váng, ngã xuống và bất tỉnh.
  • Huyệt Nhĩ Môn: Có vị trí ở vành tai, là chỗ lõm của loa tai. Nếu tác động mạnh vào huyệt Nhĩ Môn có thể gây choáng váng, mất khả năng thăng bằng và té ngã.
  • Huyệt Nhân Trung: Được xác định tại điểm dưới chóp mũi, nằm ở vùng môi trên, chính giữa của vùng rãnh lõm nối liền sống mũi và môi. Khi tác động mạnh vào huyệt có thể gây choáng váng, hoa mắt.
Huyệt Bách Hội nằm ở chính giữa đỉnh đầu
Huyệt Bách Hội nằm ở chính giữa đỉnh đầu

Tử huyệt tại vùng bụng, ngực

Phần bụng và ngực cũng có rất nhiều tử huyệt:

  • Huyệt Cự Khuyết: Là huyệt mộ của tim, nằm trên rốn khoảng 9cm. Cự Khuyết có mối liên hệ với dạ dày. Vì thế, nếu bị tác động mạnh có thể gây nôn ra máu, nghiêm trọng hơn là gây chấn động tim dẫn đến tử vong.
  • Huyệt Đản Trung: Đây là tử huyệt nằm ở trung điểm đường thẳng qua 2 đầu ngực của đàn ông và trên hai bờ đầu xương sườn thứ 4 của phụ nữ. Do án ngữ trước tim lại là huyệt hội của khí trong cơ thể nên nếu bị tác động mạch có thể gây rối loạn khí huyết, ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
  • Huyệt Thần Khuyết: Nằm ở giữa rốn, là nơi tập trung khí nên khá nhạy cảm. Huyệt Thần Khuyết bị tác động mạnh có thể đập vào dây thần kinh sườn, làm chấn động ruột, bàng quang, nguy hại đến tính mạng.
  • Huyệt Chương Môn: Nằm ở tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn số 11. Nếu co khuỷu tay khép vào nách, huyệt nằm ngang với điểm cuối cùng của khuỷu tay. Do phía trong bên phải là gan, dưới là lá lách nên khi tác động mạnh sẽ gây tổn thương đễn ngũ tạng, cản trở sự lưu thông máu…
  • Huyệt Khí Hải: Nằm cách rốn 4cm về phía dưới. Nếu tác động mạnh vào huyệt sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến vách bụng, động mạch, hệ thống tĩnh mạch… đồng thời làm ứ động khí huyết, mất đi sự linh hoạt trong vận động.
  • Huyệt Khúc Cốt: Nằm tại điểm xương khung chậu bụng dưới. Nếu huyệt bị tổn thương sẽ gây ứ động lưu thông khí và máu.
 Huyệt Đản Trung nằm ở trung điểm đường thẳng qua 2 đầu ngực của đàn ông
Huyệt Đản Trung nằm ở trung điểm đường thẳng qua 2 đầu ngực của đàn ông

Tử huyệt ở chân, tay

Hai tử huyệt nguy hiểm nhất trên tay và chân là:

  • Huyệt Thái Uyên: Được xác định vị trí ở chỗ lõm lằn ngang cổ tay. Nếu bị điểm trúng sẽ làm cản trở bách mạch, tổn thương nội khí..
  • Túc Tam Lý: Nằm ở vị trí lõm trước xương bánh chè đo xuống khoảng 3 thốn. Nếu huyệt Túc Tam Lý bị tác động mạnh có thể làm chi dưới tê bại, mất khả năng đi đứng hoặc gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng.

Những tử huyệt ở vùng lưng, mông

Phàn lưng và mông cũng có một số tử huyệt quan trọng sau:

  • Huyệt Phế Du: Nằm ở mỏm gai đốt sống lưng thứ 3, đo ngang ra 4cm (khoảng 1.5 thốn). Phế Du được biết đến là nơi đưa khí vào phổi nên nếu bị tác động mạnh sẽ gây tổn thương phổi, suy hô hấp, gãy xương sườn, ho ra máu, chấn động tim…
  • Tâm Du: Nằm dưới mỏm gai lưng số 5, đo ngang khoảng 1,5 thốn (4cm). Huyệt có nhiệm vụ đưa khí vào tim, phía dưới là xương sườn và tim nên nếu bị tác động mạnh sẽ đập vào thành tim, gây tổn thương khí, rối loạn tuần hoàn…
  • Huyệt Thận Du: Ngay dưới mỏm gai thắt lưng số 2, đo ngang ra khoảng 1.5 thốn. Thận Du có chức năng đưa khí vào thận. Do đó nếu bị điểm trúng sẽ gây rối loạn chức năng bài tiết, tiểu ra máu, bí tiểu, có thể dẫn đến liệt nửa người…
Cần tránh tác động mạnh vào các tử huyệt để không ảnh hưởng đến sức khỏe
Cần tránh tác động mạnh vào các tử huyệt để không ảnh hưởng đến sức khỏe

Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu được tử huyệt là gì cũng như một số huyệt đạo có thể gây chết người. Các tử huyệt đều có mối liên hệ mật thiết đối với các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, mỗi người cần phải cẩn trọng, tránh để va đập mạnh vào tử huyệt, tránh nguy hiểm cho sức khỏe.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh