Uống Thuốc Ngủ Quá Liều Nguy Hiểm Ra Sao? Cách Xử Lý Thế Nào?

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Thuốc ngủ là cách cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ nhanh chóng mà nhiều bệnh nhân tìm đến khi bị mất ngủ. Tuy nhiên, nhiều người lạm dụng thuốc dẫn đến tình trạng uống thuốc ngủ quá liều. Cần xử lý ra sao khi người bệnh dùng vượt quá liều chỉ định của bác sĩ?

Uống thuốc ngủ quá liều nguy hiểm ra sao?

Nhiều bệnh nhân bị mất ngủ thắc mắc khi uống thuốc ngủ quá liều thì bị sao, có ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài không? Thực tế, khi dùng thuốc thuốc ngủ vượt quá liều chỉ định, thuốc sẽ không thể phát huy hiệu quả như mong muốn mà nó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Uống thuốc ngủ quá liều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Uống thuốc ngủ quá liều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Lệ thuộc vào thuốc

Thuốc ngủ có khả năng tác động trực tiếp và hệ thần kinh, giúp não bộ ổn định, trấn an để mang đến giấc ngủ ngon. Do đó nếu người bệnh dùng thuốc ngủ thường xuyên hoặc dùng quá liều sẽ khiến não bộ quen dần với tác động của thuốc. Dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, không có thuốc sẽ không ngủ được.

Ngay cả khi cơ thể không có những biểu hiện rối loạn giấc ngủ, người bệnh cũng sẽ khó chìm vào giấc ngủ. Tình trạng nhờn thuốc lâu dài sẽ khiến thuốc không còn tác dụng, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ trầm trọng.

Uống thuốc ngủ quá liều gây mất kiểm soát hành vi

Mặc dù nhiều loại thuốc ngủ, thuốc dưỡng tâm an thần hay các thực phẩm chức năng có công dụng tốt, mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái khi thức dậy. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc sẽ giảm dần khi người bệnh lạm dụng thuốc.

Rối loạn hành vi gây ra do uống thuốc ngủ quá liều
Rối loạn hành vi gây ra do uống thuốc ngủ quá liều

Một khi thuốc không còn hiệu quả như mong muốn, người bệnh khi thức dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi do ngủ không đủ, ngủ không ngon giấc. Khả năng tập trung suy giảm đáng kể khiến hiệu suất làm việc và học tập ảnh hưởng trầm trọng. Lúc này, cơ thể không đủ tỉnh táo, sức lực để rèn luyện thân thể, thậm chí chế độ ăn uống cũng bị rối loạn ít nhiều.

Ảnh hưởng đến tim mạch và hệ hô hấp

Thuốc ngủ được ghi nhận là có khả năng ức chế hoạt động của hệ hô hấp, vì vậy liều dùng thuốc ngủ cần được dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Kết quả của nhiều nghiên cứu y học cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim lệ thuộc thuốc ngủ cao đáng kể với người bệnh ít sử dụng hoặc không dùng thuốc này.

Hơn thế nữa, số lượng bệnh nhân bị tai biến mạch máu não do dùng thuốc ngủ quá liều cao gấp 3 lần nhóm không lệ thuộc vào thuốc.

Rối loạn hoạt động não bộ vì uống thuốc ngủ quá liều

Hệ thần kinh trung ương sẽ bị tác động trực tiếp khi thuốc ngủ ngấm vào cơ thể. Hoạt động não bộ sẽ bị rối loạn, mất ổn định khi lượng thuốc ngủ vượt quá mức hấp thụ của các cơ quan chức năng.

Đau nhức đầu thường xuyên ảnh hưởng đến hoạt động não bộ
Đau nhức đầu thường xuyên ảnh hưởng đến hoạt động não bộ

Nếu người bệnh bị mất ngủ kinh niên tiếp tục dùng các loại thuốc an thần, thuốc kích thích ngủ sẽ khiến đau đầu, chóng mặt, về lâu dài gây rối loạn tiền đình, tai biến mạch máu não. Đồng thời, biểu hiện trầm cảm, lo âu, căng thẳng sẽ dần xuất hiện.

Không trị được tận gốc bệnh

Mặc dù thuốc ngủ có hiệu quả nhanh nhưng chỉ mang tính nhất thời, không chữa được lâu dài. Để trị tận gốc tình trạng mất ngủ, khó ngủ người bệnh cần biết được căn nguyên của bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ như ảnh hưởng từ các bệnh lý, rối loạn tuần hoàn, trầm cảm,… Lạm dụng thuốc ngủ thường xuyên không thể chữa được hết các triệu chứng này, nó chỉ có khả năng ức chế các biểu hiện và cải thiện giấc ngủ ngay khi dùng thuốc.

Biểu hiện khi uống thuốc ngủ quá liều

Trong quá trình dùng thuốc ngủ điều trị, người bệnh cần lưu ý biểu hiện của cơ thể để kịp thời phát hiện dấu hiệu nếu dùng quá liều thuốc. Một số dấu hiệu thông thường thường nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, người bệnh cần hết sức lưu ý.

Dấu hiệu người dùng thuốc ngủ quá liều
Dấu hiệu người dùng thuốc ngủ quá liều

Đối với trường hợp nhẹ:

  • Bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái ngủ say, vẫn có phản ứng khi bị tác động vào cơ thể.
  • Mạch vẫn đập đều và rõ, hơi thở vẫn duy trì nhịp độ đều đặn.
  • Phản xạ đồng tử và gân bình thường.
  • Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu khi tỉnh dậy.
  • Thân nhiệt giảm hoặc sốt cao, vã mồ hôi, lạnh tay chân,…
  • Người bệnh có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn mửa, có khi nôn ra máu, tiêu chảy,…..

Đối với trường hợp nặng:

  • Người bệnh có thể sẽ bị hôn mê sâu.
  • Mạch đập rất nhanh, nhịp thở nhanh chậm thất thường, hơi thở có mùi thuốc.
  • Tim đập không ổn định, thường ngắt quãng.
  • Huyết áp giảm (hoặc không đo được do mạch không ổn định).
  • Mắt mờ, đồng tử co nhỏ lại hoặc giãn to hơn bình thường, phản xạ với ánh sáng giảm.
  • Nước tiểu có màu đỏ hồng do có máu, hoặc tùy thuộc vào các thành phần hóa học có trong thuốc.
  • Bệnh nhân mất phản xạ gân và cơ, hoạt động các cơ quan không còn linh hoạt.

Ngay khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện trên, người bệnh lập tức ngừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách sơ cứu khi uống thuốc ngủ quá liều

Khi phát hiện người bệnh có biểu hiện ngộ độc do dùng thuốc ngủ vượt quá liều quy định, bạn cần kích thích cho nạn nhân nôn. Bạn đọc tham khảo 3 cách kích nôn dưới đây:

  • Đưa tay vào cổ họng để tạo cảm giác buồn nôn. Khi gốc lưỡi có cảm thấy có dị vật chọc vào, cơ thể lập tức sẽ có phản xạ nôn ngược. Nếu bệnh nhân là trẻ em, phụ huynh hoặc người chăm sóc đưa ngón tay vào họng để thực hiện. Lưu ý, người thực hiện cần sát khuẩn, vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Cách khác để dễ nôn là dùng lông gà ngoáy vào cổ họng, cổ họng lúc này sẽ bị kích thích, cảm giác ngứa sẽ dễ nôn hơn.
  • Nhiều bệnh nhân sợ thuốc đắng, bạn có thể cho họ ngậm 4 viên Berberin, 1 viên Closid (2 loại thuốc chữa tiêu chảy) hoặc 2 viên Biseptol để kích nôn.
Cách sơ cứu khi lạm dụng thuốc ngủ
Cách sơ cứu khi lạm dụng thuốc ngủ

Khi đã kích nôn thành công cho người bệnh, lập tức đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ cấp cứu kịp thời. Để xử lý khi uống thuốc ngủ quá liều, thông thường bác sĩ sẽ đào thải chất độc của thuốc ngủ bằng cách rửa sạch dạ dày. Nạn nhân sẽ được đặt ống thông truyền từ miệng vào đến dạ dày để truyền 300ml đến 500ml nước lọc ruột.

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ từ từ hạ thấp đầu ốc để nước chảy ra, cho đến khi dịch vị trong dạ dày không còn chất độc nữa. Sau khi làm sạch dạ dày, bác sĩ sẽ truyền thuốc lợi tiểu kết hợp với dịch muối để làm loãng màu và loại bỏ độc tố trong cơ quan qua đường thận.

Theo các chuyên gia y tế, biện pháp cấp cứu này giúp tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân bị ngộ độc thuốc ngủ khi không có thuốc đặc hiệu chống độc.

Bệnh nhân và người chăm sóc cần lưu ý, kích nôn chỉ là bước sơ cứu ban đầu để bệnh nhân thoát khỏi hiểm nguy trong gang tấc. Sơ cứu thành công không đồng nghĩa với việc người bệnh đã an toàn. Độc tố của thuốc ngủ còn chứa trong dạ dày mà khi nôn ra chỉ nôn được một phần.

Nếu sau khi sơ cứu, bệnh nhân không được đưa đến bệnh viện để cấp cứu, bệnh nhân vẫn có nguy cơ cao ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, không được chủ quan khi sơ cứu cho nạn nhân bị ngộ độc thuốc ngủ.

Uống thuốc ngủ quá liều có thể gây ra những tác hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các biểu hiện và cách sơ cứu khi người bệnh bị ngộ độc thuốc ngủ trong bài viết này hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc khi tìm hiểu về tình trạng này. Để phòng ngừa tình trạng xảy ra, người bệnh chỉ sử dụng thuốc ngủ với liều lượng được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

XEM NGAY:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

25/04

hôm nay

26/04

Ngày mai

27/04

Ngày kìa

+

Khác