Xoa bóp bấm huyệt chữa các bệnh vùng cột sống bằng cách nào?

Ngày đăng: 07/12/2022 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Xoa bóp bấm huyệt chữa các bệnh vùng cột sống là một trong những phương pháp giảm đau và cải thiện bệnh an toàn. Tùy vào vị trí cột sống mà có cách bấm huyệt khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo một số cách cải thiện bệnh vùng cột sống cực kỳ hiệu quả dưới đây.

Xoa bóp bấm huyệt có chữa được các bệnh vùng cột sống không?

Xoa bóp, bấm huyệt là một phương thức chữa bệnh được xây dựng và phát triển trên cơ sở những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của con người từ xa xưa. Cả y học phương Đông và phương Tây đều ứng dụng phương pháp này để điều trị bệnh, nhất là bệnh lý về xương khớp như đau nhức xương khớp, thoái hóa,…

Xoa bóp, bấm huyệt sử dụng kỹ thuật, thủ thuật, thao tác khác nhau để kích thích, tác động trực tiếp vào da và cơ bắp tạo ra những đáp ứng về thần kinh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Công dụng của phương pháp chữa bệnh này có thể kể đến như:

  • Khi tác động lực lên da và huyệt vị giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình tự chữa và làm lành của các mô bị tổn thương.
  • Phương pháp này giúp cơ thể sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như Endorphin, một số chất tăng hưng phấn và chất nội sinh có tác dụng chữa bệnh và nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Giúp giải phóng rễ thần kinh đang bị chèn ép và ngăn ngừa triệu chứng bệnh tái phát trở lại.
  • Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp an toàn giúp giảm đau và không gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm triệu chứng bệnh cột sống hiệu quả
Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm triệu chứng bệnh cột sống hiệu quả

Mang lại những công dụng như trên nên người bệnh có thể hoàn toàn sử dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt để điều trị bệnh lý liên quan đến cột sống.

Cách xoa bóp bấm huyệt chữa các bệnh vùng cột sống hiệu quả

Người bệnh thường gặp bệnh lý về cột sống ở khu vực thắt lưng và cổ. Đây là những vị trí thường xuyên phải chịu áp lực lớn do các hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy, vị trí cột sống này dễ mắc phải bệnh lý xương khớp như: Thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống, viêm cột sống dính khớp,…

Để điều trị, bạn có thể tiến hành xoa bóp và bấm huyệt theo cách sau:

Cách xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh cột sống cổ

Khi mắc các bệnh lý về cột sống cổ có thể khiến cho máu lưu thông kém từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức, tê mỏi vai gáy và bị đau đầu. Các triệu chứng bệnh cột sống này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, để giảm triệu chứng này, người bệnh nên xoa bóp và bấm huyệt theo các bước sau:

Bước 1: Xoa bóp thư giãn trước khi bấm huyệt

Đây là bước làm nóng cơ khớp rất quan trọng, giúp tránh được một số vấn đề không mong muốn khi bấm huyệt và giúp gia tăng hiệu quả điều trị.

Cách thực hiện:

  • Vùng cổ: Sử dụng bàn tay và các ngón tay massage nhẹ nhàng vùng cổ từ phía trên xuống rồi thực hiện ngược lại trong khoảng 1 – 2 phút.
  • Vùng gáy: Đan 2 bàn tay vào nhau rồi đặt ở sau gáy và tiến hành chà từ chân tóc xuống vai, sau đó tiếp đến dùng 2 bàn tay bóp nhẹ cơ ở vùng cổ khoảng 13 – 15 lần.
  • Vùng bả vai: Cúi đầu về phía trước kết hợp dùng bàn tay xoa bóp 2 vai trái và phải.
Nên làm nóng và để vùng cổ thư giãn trước khi thực hiện bấm huyệt
Nên làm nóng và để vùng cổ thư giãn trước khi thực hiện bấm huyệt

Trong quá trình xoa bóp và chà xá nên thực hiện một cách nhẹ nhàng giúp cơ có thể được thư giãn và kích thích quá trình tuần hoàn máu một cách tốt nhất. Chú ý không nên sử dụng lực tay mạnh vì có thể khiến các mô bị tổn thương từ bên ngoài.

Bước 2: Thực hiện bấm huyệt

Sau khi làm nóng vùng cổ vai gáy, người bệnh xác định và dùng tay bấm lần lượt vào các huyệt vị dưới đây:

  • Huyệt Phong trì: Huyệt này nằm ở vùng lõm phía sau tai và giữa vị trí tiếp xúc của chân tóc với vùng cổ. Dùng 2 bàn tay ôm lấy đầu và dùng 2 ngón tay cái ấn, kết hợp dạy nhẹ ở huyệt vị Phong trì trong khoảng 1 phút.
  • Huyệt Kiên tỉnh: Huyệt vị nằm ở chỗ lõm sâu tại đỉnh vai, khi bấm huyệt cần dùng ngón trỏ bấm vào vị trí huyệt trong khoảng 2 phút.
  • Huyệt A Thị: Đây là huyệt không có vị trí cố định, chỉ có thể xác định được khi dùng tay ấn vào vị trí đau trên cột sống, sau đó dùng ngón tay cái ấn và day huyệt này trong khoảng 2 phút.
  • Huyệt Bách hội: Huyệt nằm ở chính giữa của đỉnh đầu, khi dùng ngón tay ấn vào huyệt sẽ có cảm giác da đầu hơi tê trong khoảng 10 giây. Khi day ấn huyệt Bách hội không chỉ giảm đau nhức vùng cổ vai gáy mà còn có tác dụng giảm đau đầu và giúp tăng cường sự tuần hoàn máu não.
Cần xác định đúng vị trí huyệt trước khi tiến hành xoa bóp bấm huyệt chữa các bệnh vùng cột sống
Cần xác định đúng vị trí huyệt trước khi tiến hành xoa bóp bấm huyệt chữa các bệnh vùng cột sống

Chú ý: Vùng đốt sống cổ có nhiều dây thần kinh quan trong nên khi xoa bóp bấm huyệt chữa các bệnh vùng cột sống cổ nên xác định chính xác vị trí huyệt rồi mới tiến hành để tránh rủi ro có thể gặp phải.

Cách xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh cột sống lưng

Cũng giống như cách xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh cột sống cổ, để điều trị bệnh lý liên quan đến cột sống lưng người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo các bước quy định. Cụ thể:

Bước 1: Xoa bóp làm giãn các cơ vùng lưng và hông

Cách tiến hành xoa bóp làm giãn các cơ vùng lưng và hông theo các bước sau:

  • Day: Sử dụng sử dụng phần cơ chỗ lòng bàn tay phía dưới ngón tay cái (ô môi cái) cùng ngón tay út (ô môi út) hoặc 3 đầu ngón tay gồm ngón trỏ, ngón tay giữa và áp út ấn mạnh vào da và di chuyển theo hình tròn. Thực hiện day dọc 2 bên cột sống từ đốt sống lưng D7 đến vùng hông khoảng 3 lần.
  • Lăn: Sử dụng các khớp ngón tay hoặc dùng mu bàn tay lăn nhẹ nhàng lên vùng da lưng bị đau nhức. Động tác này nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu và kích thích vật lý lên dây thần kinh. Nên thực hiện từ hai bên cột sống D7 đến vùng hông 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
  • Bóp: Đặt bàn tay lên vùng cột sống D7, sau bóp phần da và cả thịt kéo lên rồi thả xuống. Thực hiện động tác dọc từ cột sống D7 xuống vùng hông khoảng 3 lần.

Xoa bóp trước khi tiến hành bấm huyệt có tác dụng thư giãn các cơ ở vùng thắt lưng và vùng hông. Từ đó giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích cơ bắp thư giãn và hạn chế tình trạng cơ co cứng hoặc co thắt quá mức.

Bước 2: Thực hiện bấm huyệt

Khác với bấm huyệt cùng cổ, khi điều trị bệnh lý cột sống lưng có thể bấm huyệt chữa bệnh ở nhiều vị trí khác nhau.

Dưới đây là một số vị trí giúp mang lại hiệu quả giảm đau nhức, khó chịu vùng lưng tốt nhất:

Bấm huyệt trực tiếp ở khu vực cột sống lưng

Trước khi xoa bóp, có thể sử dụng dầu khuynh diệp hoặc các loại dầu nóng để tăng tuần hoàn máu, giãn cơ, giảm đau nhức và chống viêm. Người bệnh tiến hành bấm lần lượt vào vị trí các huyệt sau:

  • Bấm huyệt Đại trường du: Huyệt Đại trường du nằm dưới gai sống thắt lưng thứ 4 – vùng da liên quan đến tiết đoạn thần kinh L3, L4. Khi bấm vào huyệt này có tác dụng điều trường vị, hóa trệ, lưu thông khí huyết, và trị các chứng đau lưng, đau cơ vùng lưng, đau thần kinh tọa,…
  • Bấm huyệt Thận du: Vị trí huyệt nằm dưới gai sống thắt lưng thứ 2, được điều khiển bởi tiết đoạn thần kinh L1, L2. Tác dụng khi bấm huyệt Thận du giúp điều hòa thận khí, mạnh xương cốt, chủ trị chứng đau lưng thắt lưng và các bệnh lý do thận hư.
  • Bấm huyệt Thiên khu: Vị trí huyệt vị này nằm ở ngang rốn đo ra 2 thốn, tiết đoạn thần kinh D10, được chi phối cảm giác đau da vùng huyệt. Bấm huyệt Thiên khu có tác dụng hóa thấp, tiêu trệ, lưu thông khí huyết và giúp điều trị đau lưng cấp và mãn tính hoặc các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Bấm huyệt Túc tam lý: Huyệt này nằm cách mắt gối ngoài 3 thốn, phía sau đầu gối, được chi phối bởi cơ cẳng chân nằm dưới da. Tác dụng khi bấm huyệt giúp thông kinh hoạt lạc, khu phong, trừ thấp, bổ tỳ vị, có thể điều trị chứng đau thắt lưng, suy nhược thần kinh, các bệnh tiêu hóa,…

Bấm huyệt ở lòng bàn chân

Người bệnh có thể bấm huyệt ở lòng bàn chân bằng cách:

  • Ngồi ở vị trí thật thoải mái rồi dùng ngón tay nhẹ nhàng nhấn vào lòng bàn chân tại điểm mà hai xương ngón chân gặp nhau.
  • Thực hiện ấn huyệt trong thời gian 2 phút sau đó nghỉ khoảng 30 giây rồi thực hiện tiếp 3 – 4 lần để cơn đau cột sống lưng giảm đi nhanh chóng.
Bấm huyệt ở lòng bàn chân giúp giảm đau lưng nhanh chóng
Bấm huyệt ở lòng bàn chân giúp giảm đau lưng nhanh chóng

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải massage thật nhẹ nhàng xen kẽ khi thực hiện bấm huyệt để giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn.

Bấm huyệt ở tay

Huyệt ở lòng bàn tay cũng có thể kiểm ót được các cơn đau ở vùng cột sống thắt lưng. Vì các huyệt này khi được tác động sẽ khiến cho nồng độ endorphin gia tăng qua đó hỗ trợ làm dịu đau lưng.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh ngồi xuống ở một vị trí thật thoải mái sau đó dùng tay ấn các huyệt nằm giữa ngón trỏ và ngón cái.
  • Mỗi huyệt thực hiện bấm huyệt trong khoảng 15 giây, tiến hành từ 5 – 6 lần để giảm đau cột sống lưng nhanh chóng.

Bấm huyệt ở khuỷu tay

Cách thực hiện: Ngồi trong tư thế thoải mái rồi dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp khuỷu tay. Thực hiện ấn lần lượt tại vị trí các huyệt trong khoảng 30 giây, mỗi bên bấm từ 3 – 4 lần sẽ cho kết quả tốt nhất.

Bấm các huyệt ở cuối cột sống 

Ở vị trí cuối của cột sống có bốn điểm có thể thực hiện bấm huyệt giúp cho đau cột sống lưng thuyên giảm nhanh chóng. Do đó, hãy dùng ngón tay tác động lực vào 4 huyệt này mỗi ngày 1 – 3 lần, mỗi lần khoảng 30 giây – 1 phút sẽ có hiệu quả.

Bấm huyệt ở vị trí xương chậu 

Khi bấm huyệt ở khu vực xương chậu sẽ có tác động mạnh làm giảm đau hông và căng thẳng ở vùng chậu.

Cách thực hiện:

  • Bạn xác định vị trí huyệt ở giữa hông và phía trên của xương chậu.
  • Sau đó dùng ngón tay cái ấn vào huyệt trong khoảng 10 giây, thực hiện lặp lại 5 – 6 lần sẽ có kết quả tốt.

Bấm huyệt ở vị trí sau đầu gối  

Bấm huyệt Tam túc lý nằm vị trí chính giữa ở phía sau đầu gối, cách mắt gối ngoài 3 thốn cũng có tác dụng tốt đối với bệnh về cột sống. Do đó khi bạn tác động lên huyệt này sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống từ đó cơn đau cũng nhanh chóng biến mất.

Có thể bấm huyệt sau đầu gối để giảm triệu chứng bệnh vùng cột sống lưng
Có thể bấm huyệt sau đầu gối để giảm triệu chứng bệnh vùng cột sống lưng

Khi bấm huyệt chữa đau cột sống vùng lưng bạn phải tác động lên rất nhiều huyệt vị khác nhau. Một số huyệt nếu thực hiện sai có thể làm giảm hiệu quả hoặc gây tổn thương cho cơ thể. Chính vì vậy, trước khi day ấn, bạn cần xác định chính xác vị trí của huyệt đó.

Đồng thời, nếu không thể tự thực hiện, hãy nhờ đến các chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn tại các đơn vị uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Lưu ý khi xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh cột sống

Một số lưu ý khi thực hiện xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh về cột sống để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao:

  • Đối với bệnh cao tuổi, trước khi thực hiện bấm huyệt cần phải kiểm tra kỹ về mật độ khoáng chất ở xương vì bệnh nhân bị loãng xương có thể gặp một số vấn đề nguy hiểm khi bấm huyệt chữa bệnh.
  • Nếu không rõ vị trí huyệt thì không nên tự ý thực hiện bấm huyệt chữa bệnh cột sống tại nhà mà cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ có chuyên môn thực hiện.
  • Trong quá trình thực hiện bấm huyệt, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng choáng váng, buồn nôn, đau đầu, co rút tay chân, lưng nên dừng lại.
  • Người bệnh nên bổ sung nhiều canxi, vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Cần ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức, để cơ thể căng thẳng mệt mỏi hoặc làm việc nặng khiến cột sống bị chèn ép và gia tăng tổn thương.
  • Không phải bệnh nhân nào áp dụng xoa bóp bấm huyệt cũng có thể trị khỏi bệnh cột sống. Do đó, nếu điều trị không đạt hiệu quả nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ điều trị.

Xoa bóp bấm huyệt chữa các bệnh vùng cột sống mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, để điều trị khỏi bệnh thì xoa bóp, bấm huyệt thôi chưa đủ. Khi đó người bệnh cần kết hợp cải thiện lối sống và sử dụng thêm các phương pháp đặc trị khác.

Tham khảo thêm

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    19/04

    hôm nay

    20/04

    Ngày mai

    21/04

    Ngày kìa

    +

    Khác