Cách Bấm Huyệt Chữa Lạnh Chân Mang Lại Hiệu Quả Tốt Nhất

Ngày đăng: 27/02/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Từ lâu, bấm huyệt chữa lạnh chân đã được áp dụng nhiều trong điều trị Y học cổ truyền và được đánh giá rất cao. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên lý điều trị cũng như cách thức tác động huyệt như thế nào để có hiệu quả tốt nhất. 

Tìm hiểu nguyên lý bấm huyệt chữa lạnh chân điều trị lạnh chân nhờ bấm huyệt

Lạnh chân (lạnh chi dưới) là một trong những triệu chứng điển hình của người bị bệnh Raynaud phát tác khi gặp lạnh hoặc bị kích động tâm lý. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do hệ thần kinh trung ương hoặc nội tiết trong cơ thể bị rối loạn. Khi gặp thời tiết lạnh đầu chi có cảm giác buốt tê, các ngón chân trắng bệch rồi chuyển sang tím tái, đỏ và đau nhức.

Chân bị lạnh do nhiều nguyên nhân gây ra, một phần do khí huyết không thông
Chân bị lạnh do nhiều nguyên nhân gây ra, một phần do khí huyết không thông

Theo Đông y, chi dưới bị lạnh là do khí huyết không được lưu thông dẫn đến mạch bị nghẽn, đây được cho là một dạng của “bế trứng”. Khi cơ thể bị lạnh, các can mạch cũng bị lạnh làm ảnh hưởng tới khả năng tái tạo máu của gan, thận không đủ dưỡng khí.

Nhiều tài liệu Y học cổ truyền đã đề cập tới liệu pháp châm cứu, bấm huyệt để kích thích khí huyết lưu thông, tăng cường tuần hoàn máu tới các chi, kết hợp với các bài thuốc gia truyền bồi bổ khí huyết giúp người bệnh cải thiện tình trạng tê, lạnh tay chân. Hiệu quả đã được kiểm chứng thực tế, đa số các trung tâm điều trị Đông y đều áp dụng liệu pháp này.

Bấm huyệt chữa lạnh chân cần tác động tới những huyệt vị nào?

Để bấm huyệt chữa lạnh chân cần phối hợp một số huyệt vị trên các đường kinh có liên quan, như vậy mới đả thông kinh lạc triệt để và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Thông thường, thầy thuốc sẽ tác động đến các huyệt dưới đây:

  • Hợp cốc huyệt: Nằm giữa ngón cái và ngón trỏ, có thể xác định dễ dàng bằng cách khép chặt hai ngón tay lại, huyệt sẽ nằm ở điểm cao nhất của cơ bắp nơi tiếp giáp. Khi tác động vào huyệt vị này sẽ trực tiếp phong tỏa nhiệt lạnh trong cơ thể, làm giảm đau nhức tại các đầu ngón chân, tay.
  • Nội quan huyệt: Nằm trên nếp gấp cổ tay 2 thốn, giữa cơ gan tay lớn và gan tay bé. Huyệt vị này đảm nhận các chức năng như tích âm và an thần.
  • Huyệt Thừa sơn: Là một trong những huyệt vị đặc biệt quan trọng khi điều trị tay chân lạnh. Huyệt nằm tại đường nối của huyệt Ủy trung và gót chân, chính xác là ngay tại điểm lõm của 2 khe cơ sinh đôi.
  • Tam túc lý huyệt: Nằm ngay dưới huyệt Độc tỵ, bấm huyệt này sẽ tác động trực tiếp vào vùng lá lách để tăng cường sinh khí, từ đó đẩy lùi hàn khí ra ngoài.
  • Ủy trung huyệt: Nằm giữa phần lằn chỉ ngang nếp nhượng chi dưới, có tác dụng hỗ trợ điều trị đau mỏi lạnh chi, lưng cực kỳ hiệu quả.
  • Khúc trì huyệt: Xác định bằng cách co khuỷu tay và phía ngực, huyệt nằm ngay ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu tay.
Tác động huyệt Thừa sơn nằm ở chi dưới cùng với các huyệt đạo khác
Tác động huyệt Thừa sơn nằm ở chi dưới cùng với các huyệt đạo khác

Hướng dẫn chi tiết cách bấm huyệt chữa lạnh chân

Việc bấm huyệt điều trị bệnh lý có yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, người thực hiện cần nắm chắc kiến thức và biết cách xác định vị trí các huyệt để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Do đó, mọi người không nên tự ý thực hiện tại nhà, hoặc nhờ người có chuyên môn hỗ trợ theo các bước sau đây.

Bước 1: Điểm huyệt các chi trên của cơ thể

Để người bệnh ngồi thẳng, ngay ngắn ở tư thế thoải mái, người chữa dùng đầu ngón tay cái để thực hiện điểm các huyệt Hợp cốc, Nội quan, Khúc trì, mỗi huyệt 1 phút. Khi người bệnh có cảm giác đau và căng tức tại huyệt là đã chính xác, nếu chưa có cảm giác cần thực hiện điểm huyệt lại.

Cần điểm huyệt một số huyệt vị nằm trên vùng tay trước tiên
Cần điểm huyệt một số huyệt vị nằm trên vùng tay trước tiên

Bước 2: Điểm huyệt chi dưới

Khi đã điểm được các huyệt chi trên, người thực hiện tiếp tục điểm các huyệt chi dưới bao gồm Tam túc lý, Thừa sơn, Ủy trung, mỗi huyệt 1 phút. Trước đó cho người bệnh nằm ngửa hoặc nằm sấp ở tư thế thoải mái nhất, thả lỏng toàn thân.

Bước 3: Bắt gió tại chi bị lạnh

Để bắt gió hiệu quả, cần véo trực tiếp và chi đang bị lạnh để dẫn gió thoát ra ngoài. Người thực hiện dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp lại, véo gió trên những gân và chi bị bệnh, điểm bắt đầu từ khuỷu và điểm kết thúc là các ngón. Lần lượt từ ngoài vào trong khoảng 3 phút với lực tối đa mà người bệnh có thể chịu được.

Sau khi điểm huyệt chi trên, chi dưới cần bắt gió để đẩy hàn khí ra ngoài
Sau khi điểm huyệt chi trên, chi dưới cần bắt gió để đẩy hàn khí ra ngoài

Bước 4: Kéo mạnh các ngón chi

Bước tiếp theo trong liệu pháp bấm huyệt chữa lạnh chân là để người bệnh nằm nghiêng (lưu ý không được nằm sấp hay nằm ngửa). Sau đó, người chữa dùng ngón tay cái và trỏ kẹp lấy ngón chân của người bệnh sau đó vuốt và trượt dần ra phía đầu ngón, mỗi ngón thực hiện khoảng 1 phút.

Bước 5: Chà xát massage các chi bị lạnh

Ở bước này, để cho người bệnh nằm ngửa ở tư thế thoải mái, người chữa dùng hai bàn tay giữ chi bị lạnh và bắt đầu chà xát từ đầu gối xuống đầu ngón chân. Lưu ý bước này cần thực hiện nhanh chóng, thao tác đều đặn và liên tục trong vòng 5 phút để có hiệu quả tốt nhất.

Massage chân đúng kỹ thuật góp phần tiêu khí lạnh, giảm đau chi dưới hiệu quả
Massage chân đúng kỹ thuật góp phần tiêu khí lạnh, giảm đau chi dưới hiệu quả

Một số nguyên tắc khi điều trị lạnh chân bằng bấm huyệt

Có thể nói massage, bấm huyệt là một liệu pháp điều trị lạnh chân tay hiệu quả, dễ dàng thực hiện. Trường hợp bị nhẹ người bệnh có thể tự xoa hoặc nhào nặn các chi bị lạnh, vặn các ngón chi trong vòng 5 phút liên tục ngay tại nhà. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để làm giảm cường độ lạnh và ngăn ngừa tái phát. Thế nhưng để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng tới hệ thống kinh lạc trên cơ thể, trước, trong và sau khi bấm huyệt mọi người cần lưu ý:

  • Trước khi thực hiện bấm huyệt không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
  • Các chất kích thích, đồ uống có ga hoặc có cồn sẽ làm giảm hiệu quả điều trị, vì vậy mọi người không được sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước, không được tự ý điều trị bấm huyệt. Bởi nếu tác động sai huyệt, lực quá mạnh có thể khiến tử cung bị co bóp dẫn đến sảy thai, động thai.
  • Những đối tượng chống chỉ định điều trị bấm huyệt như người bị bệnh lý tim mạch, có vết thương hở, người đang phục hồi sau chấn thương… Những trường hợp này sẽ được thầy thuốc tư vấn các biện pháp điều trị phù hợp khác như ngâm chân thảo dược, massage…
  • Điều trị bấm huyệt cần kiên trì mới có kết quả, vì vậy người bệnh nên theo liệu trình ít nhất 2 tuần đến 1 tháng, không nên bỏ dở giữa chừng.
  • Người thực hiện bấm huyệt cần nắm chắc kỹ thuật, biết rõ vị trí các huyệt, trước khi bấm huyệt cần cắt móng tay để tránh làm tổn thương ngoài da cho người bệnh.
  • Có thể sử dụng thêm các tinh dầu trị liệu xoa bóp ngoài da chuyên dụng giúp làm nóng vùng da chi bị lạnh đồng thời tăng hiệu quả điều trị.
  • Trong quá trình điều trị cần giữ cho các chi luôn được ấm, đi tất, hạn chế tiếp xúc với nước lạnh.
  • Bổ sung các món ăn hoặc các bài thuốc tốt cho quá trình lưu thông khí huyết theo hướng dẫn của bác sĩ.

Liệu pháp bấm huyệt chữa lạnh chân tuy rất tốt nhưng không thể điều trị triệt để. Vì vậy, khi tình trạng lạnh chi kéo dài hoặc ít có tiến triển, mọi người nên đi thăm khám hoặc tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia để có giải pháp thay thế phù hợp.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    27/04

    hôm nay

    28/04

    Ngày mai

    29/04

    Ngày kìa

    +

    Khác