Đau Nhức Xương Khớp

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Trần Hoa

Đau nhức xương khớp là bệnh lý thường gặp ở nhiều người đặc biệt là người cao tuổi, bệnh nhân lao động nặng, thừa cân béo phì,… Người bệnh xuất hiện triệu chứng đau khớp gối, chân tay, đau cổ vai gáy,… Tình trạng bệnh kéo dài dẫn đến biến chứng nguy hiểm? Đau nhức xương khớp là gì? Bệnh có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao?

Đau nhức xương khớp là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp (tên tiếng anh là Spavin) bệnh lý gây khó chịu ở bất kỳ khớp xương nào trên cơ thể, phổ biến ở vị trí như khớp vai, khớp háng, cột sống thắt lưng, khớp gối, đau khớp cổ,…

Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, béo phì, bệnh nhân lao động nặng,… Theo thống kê ở Việt Nam, có khoảng 35% dân số mắc bệnh xương khớp và phổ biến ở độ tuổi 50-70 (chiếm khoảng 70%). Tuy nhiên con số ngày càng tăng và trẻ hóa.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không chỉ là sự tác động bên ngoài như thời tiết, làm việc sai tư thế, ngồi lâu… Đau nhức xương khớp còn là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, loãng xương,…

Đau nhức xương khớp cấp tính: Người bệnh xuất hiện tượng sưng, đỏ, do virus vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Thường xuất hiện khớp ngón tay, khớp khuỷu tay, khớp gối,… Bệnh xảy ra khi sụn bị thoái hóa, mòn mỏng và có hiện tượng xù xì khiến người bệnh bị đau nhức nhất là khi vận động. Ở giai đoạn này người bệnh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Đau nhức xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh
Đau nhức xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh

Vì sao bị đau nhức xương khớp?

Theo bác sĩ Doãn Hồng Phương cho biết, tình trạng đau nhức xương khớp do nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Dựa vào nguyên nhân, trình trạng bệnh bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Đau nhức xương khớp nguyên nhân từ sinh lý

Một số thói thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày dẫn đến tình trạng hay đau nhức xương khớp như:

  • Căng thẳng kéo dài: Khi căng thẳng kéo dài dẫn đến nhịp tim thay đổi thất thường, huyết áp cao,… ngoài ra còn gây ra tình trạng viêm nhiễm, đau nhức toàn thân
  • Lao động mạnh, làm sai tư thế: Bệnh nhân lao động nặng nhọc, công việc ngồi nhiều, ngồi lâu một tư thế khiến xương khớp bị tổn thương và gây ra các hiện tượng đau nhức. Ngoài ra, người bệnh lao động mạnh có thể dẫn đến chấn thương đau mỏi xương khớp.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến máu lưu thông kém, khớp xương bị khô và dẫn đến cơ thể mệt mỏi, ê ẩm và đau nhức.
  • Mất nước, thiếu máu: Cơ thể bị mất nước, thiếu máu dẫn đến nhiều cơ quan không hoạt động bình thường và xuất hiện tình trạng cơ thể đau nhức và mệt mỏi.
  • Béo phì: Bệnh nhân béo phì khiến các đốt sống và xương khớp bị đè nén không khác gì khi phải vê hay mang vác vật nặng. Do đó người bị béo phì thừa cân là một trong những đối tượng mắc bệnh xương khớp khá cao.
  • Tuổi cao: Người cao tuổi xương khớp bị lão hóa, xương khớp động yếu và rất dễ dẫn đến tình trạng đau nhức.
Đau nhức xương khớp phổ biến ở người cao tuổi
Đau nhức xương khớp phổ biến ở người cao tuổi

Nguyên nhân bệnh lý chấm dứt đau nhức xương khớp

Bên cạnh nguyên nhân sinh lý, dấu hiệu của một số bệnh lý trong đó phải kể đến:

  • Thoái hóa khớp: Bệnh thoái hóa khớp gây tổn thương sụn khớp và phần xương ở dưới sụn đây ra tình trạng viêm, sưng, dịch khớp bị giảm, lớp sụn bị bào mòn gây ra tình trạng đau nhức, đặc biệt là khi vận động
  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp ngón tay, khớp chân bị sưng đau. Tình trạng bệnh kéo dài dẫn đến phá hủy sụn khớp, khớp bị biến dạng có thể dẫn đến tàn phế sau này
  • Bệnh gout: Bệnh gout khiến tăng axit uric trong máu, cơn đau xuất hiện ở khớp ngón chân, bàn tay, khớp gối,… nhiều trường hợp kèm theo sưng và nóng cổ.
  • Loãng xương: Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, khi xương khớp yếu đi, xuất hiện cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng và lan sang hai bên mạn sườn, cột sống bị co cứng cơ.
  • Bệnh lao xương khớp: Người bệnh xuất hiện tình trạng đau nhức ở khớp háng, cột sống, khớp gối
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi bao cơ xương bị rách, phần nhân nhầy tràn ra bên ngoài chèn ép lên cơ và tủy sống gây ra cơn đau nhức xương khớp.
  • Ngoài ra đau nhức xương khớp là triệu chứng ở một số bệnh lý khác như Bệnh lậu, bệnh Lyme, Lupus ban đỏ, bệnh nhiễm trùng, ung thư xương,…

Dù là nguyên nhân bệnh lý hay sinh lý người bệnh không được chủ quan. Khi nhận biết dấu hiệu của bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị sớm.

Người bệnh nhân biết tình trạng đau nhức xương khớp và điều trị sớm
Người bệnh nhân biết tình trạng đau nhức xương khớp và điều trị sớm

Dấu hiệu đau nhức xương khớp nhận biết sớm chấm dứt bệnh hiệu quả

Tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân với triệu chứng điển hình là các cơn đau về đêm, vận động mạnh, kể cả khi ngủ người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Tê bì chân tay, cơ thể mệt mỏi và ê nhức
  • Xuất hiện vị trí đau thường gặp như đau cột sống thắt lưng, chân, tay, khuỷu tay, khớp khối,…
  • Cơn đau thường xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài đến vài giờ thậm chí là lâu hơn. Khi ấn mạnh vào vị trí đau cơn đau thuyên giảm.
  • Người bệnh làm việc nặng khiến các khớp đau nhức và có thể sưng đỏ, tê buốt

Khi nhận biết dấu hiệu trên, bệnh nhân cần không nên chủ quan nên đi thăm khám và điều trị sớm, đúng cách.

Tê bì chân tay là một trong những triệu chứng của bệnh
Tê bì chân tay là một trong những triệu chứng của bệnh

Đau nhức xương khớp có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Hồng Phương ở giai đoạn mới khởi phát, người bệnh khó nhận biết dấu hiệu khi chỉ xuất hiện những cơn đau nhẹ tại khớp gối, khớp bả vai, đốt sống lưng,…

Do đó dẫn đến chủ quan và để bệnh kéo dài dẫn đến biến chứng nguy hiểm, triệu chứng xuất hiện thường xuyên, cơn đau nghiêm trọng hơn, có thể gây cản trở sinh hoạt, đi lại cho người bệnh sau này.

Nhiều trường hợp ghi nhận bệnh kéo dài điều trị trong nhiều trong nhiều năm liền nhưng bệnh không thuyên giảm, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng đi lại, gắn liền với xe lăn.

Chẩn đoán đau nhức xương khớp điều trị đúng bệnh

Khi bạn gặp các biểu hiện bất thường, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Sau khi được chẩn đoán lâm sàng, người được tiến hành chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu: Người bệnh được tiến hành xét nghiệm các yếu tố viêm ( tốc độ máu lăng, bạch đầu, CRP,… ). Và xét nghiệm miễn dịch như anti CCP, yếu tố thấp RF,…
  • Chụp x-quang khớp: Thông qua hình ảnh chụp x-quang giúp xác định dấu hiệu sụn khớp bị bào mòn, dính khớp hay không, hay có xuất hiện sụn gai xương không
  • Chụp CT: Thực hiện với trường hợp người bệnh bị hoặc nghi ngờ viêm tủy xương
  • Chụp MRI: Chẩn đoán bệnh lý về khớp như viêm khớp hay phần mềm quanh khớp
  • Siêu âm khớp: Giúp xác định những tổn thương ở phần mềm quanh khớp, mức độ nghiêm trọng của bệnh hay có tình trạng dịch khớp hay không?

Từ những phương pháp chẩn đoán trên giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng và tình trạng bệnh từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Người bệnh cần đến cơ sở y tế chẩn đoán và điều trị
Người bệnh cần đến cơ sở y tế chẩn đoán và điều trị

Cách điều trị đau nhức xương khớp an toàn hiệu quả theo chuyên gia khuyến cáo

Theo bác sĩ Phương cho biết, tình trạng bệnh biến chứng đến nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó người bệnh cần phát hiện điều trị sớm và đúng cách. Hiện nay có phương pháp điều trị trong đó phải kể đến như:

Chấm dứt đau nhức xương khớp bằng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh, bạn tham khảo một số thuốc đau nhức xương khớp dưới đây:

  • Thuốc giảm đau: Người bệnh có thể sử dụng thuốc kem bôi và thuốc mỡ ngoài da như cy Hot, Capsaicin, Aspercternal, BenGay… Hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo đường uống và nên uống sau khi ăn để tránh tổn thương đến dạ dày.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc giảm đau nhức xương khớp, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra còn lưu thông máu nuôi dưỡng xương khớp khi ngừa hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch. Một số loại thuốc được sử dụng như Naproxen, Aspirin hay Ibuprofen,…
  • Thuốc làm co giãn cơ: Thuốc giúp làm giãn cơ, xương khớp linh hoạt. Những thuốc được sử dụng phổ biến như: Mydocalm hay Coltramyl. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bạn lưu ý thuốc không chứa tác dụng phụ như nhịp tim đập chậm, buồn ngủ, và huyết áp thấp,…
  • Thuốc khánh sinh:  Thuốc được chỉ định với trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng khớp,…

Thuốc tây với tác dụng giảm đau nhanh, nhưng thuốc lại gây tác dụng phụ, người bệnh sử dụng nhiều có thể ảnh hưởng đến gan thận, dạ dày,…

Người bệnh giảm nhanh cơn đau xương khớp bằng thuốc tây
Người bệnh giảm nhanh cơn đau xương khớp bằng thuốc tây

Bài thuốc Đông y điều trị bệnh đau nhức xương khớp

Nếu như sử dụng thuốc tây chấm dứt tình trạng đau nhức có hiệu quả nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nhiều người bệnh đã tìm đến biện pháp Đông y với ưu điểm điều trị bệnh từ căn nguyên, an toàn, lành tính và không chứa tác dụng phụ.

Với từng nguyên nhân và thể chứng bệnh có bài thuốc điều trị phù hợp. Bạn đọc tham khảo một số bài thuốc điều trị như:

Bài thuốc chữa đau xương khớp thể hàn tý

Với bệnh xương khớp thể hàn tý người bệnh xuất hiện cơn đau dữ dội ở ở khớp xương, mạch huyền khẩn và xuất hiện rêu lưỡi trắng.

  • Thành phần: quế chi, can khương, uy linh tiên, thiên niên kiện, xuyên khung, ngưu tất cùng một số thảo dược khác được kê theo liều lượng của đông y.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc và sử dụng trong ngày. Kiên trì sử dụng giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng hiệu quả.

Bài thuốc Bạch hổ quế chi thang gia giảm

Bài thuốc phù hợp với trường hợp người bệnh đau mỏi xương khớp, tại vị đau có sưng và bị sốt cao

  • Thành phần: Kim ngân, hoàng bá, ngạnh mễ, phòng kỷ, quế chi,… cùng một số thảo dược khác theo chỉ định của lương y.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc và sử dụng trong ngày. Kiên trì sử dụng giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng hiệu quả.

Bài thuốc Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm

Trường hợp người bệnh đau nhức và nóng rát ở vị đau sử dụng bài thuốc quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm sử với sự kết hợp của các thảo dược: tri mẫu, bạch truật, liên kiều, cam thảo, ma hoàng,….

Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc và sử dụng trong ngày. Kiên trì sử dụng giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng hiệu quả.

Trị đau nhức xương khớp bằng Đông y không chỉ giúp cải thiện cơn đau, triệu chứng còn giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên để mang đến hiệu quả, người bệnh cần đến cơ sở Đông y uy tín, bác sĩ tay nghề cao. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Chấm dứt đau nhức xương khớp bằng bài thuốc Đông y an toàn, hiệu quả
Chấm dứt đau nhức xương khớp bằng bài thuốc Đông y an toàn, hiệu quả

Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp bằng mẹo dân gian

Với nguyên liệu là thảo dược tự nhiên, bài thuốc dân gian được ông cha để lại là phương pháp được nhiều bệnh tin tưởng sử dụng. Nhiều người thực hiện mang đến kết quả khả quan. Một số bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện như:

  • Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt với công dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau cùng triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả. Bệnh nhân sau khi rửa sạch lá lốt giã nhuyễn và chắt lấy nước sử dụng sau mỗi bữa ăn để mang đến hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc từ ngải cứu: Hoạt chất flavonoid, coumarin, sterol,… trong ngải cứu giúp sát khuẩn, kháng viêm chấm dứt tình trạng bệnh hiệu quả. Sử dụng ngải cứu sao nóng trên chảo cùng một chút muối rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau. Bài thuốc giúp lưu thông khí huyết, chấm dứt đau nhức cơ xương khớp.
  • Chấm dứt đau nhức xương khớp từ gừng: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, hoạt chất hoạt chất gingerols, shogaols, parasols trong gừng giúp chống viêm, giảm cơn đau tại vùng xương khớp bị tổn thương hiệu quả. Bạn sử dụng gừng được thái lát, đun sôi với nước sau đó cho thêm chút mật ong. Để mang đến hiệu quả nên sử dụng khi còn ấm.
Hay bị đau nhức xương khớp chấm dứt cơn đau từ gừng
Hay bị đau nhức xương khớp chấm dứt cơn đau từ gừng

Phẫu thuật chữa đau nhức xương khớp

Đây là phương pháp cuối cùng được chuyên gia thực hiện khi điều trị bằng nhiều phương pháp không khỏi, bệnh đã biến chứng nguy hiểm. Bạn được phẫu thuật nội soi hoặc phương pháp mổ phanh.

Tuy nhiên phương pháp này có thể dẫn đến biến chứng sau phẫu thuật. Người bệnh chỉ thực hiện phương pháp này khi có chỉ định của bác sĩ, sau phẫu thuật cần kiêng khem, chế độ dinh dưỡng khoa học, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa bệnh tái phát

Để ngăn ngừa bệnh tái phát, phòng tránh bệnh đau nhức xương khớp người bệnh cần lưu ý dưới đây:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, aerobic, ….
  • Người bệnh cần duy trì, hạn chế tăng cân béo phì tránh bệnh biến chứng nguy hiểm
  • Chế độ ăn uống khoa học, ăn uống lành mạnh nên bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa (rau xanh, trái cây,…). Bên cạnh đó hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống, chất kích thích,….
  • Không nên sử dụng thuốc lá, chất kích thích như cà phê, chè, rượu bia,…
  • Người bệnh không nên ngồi quá lâu, nên thay đổi tư thế khi cần thiết giúp hạn chế tình trạng đau nhức và tăng cường sức khỏe
  • Thực hiện việc thăm khám sức khỏe định kỳ, nhận biết dấu hiệu bệnh và đi khám ngay khi. Trong quá trình điều trị, cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, chỉ dẫn của chuyên gia.

Bài viết cung cấp thông tin về đau nhức xương khớp, người bệnh cần nhận biết dấu hiệu đi thăm khám và điều trị bệnh sớm tránh biến chứng nguy hiểm

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh