Đột Quỵ

Ngày đăng: 10/11/2022 Biên tập viên: Thanh Hồng

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây ra di chứng nặng nề cho người bệnh, thậm chí đột quỵ  và tai biến còn được xếp vào nhóm bệnh dễ tử vong hàng đầu thế giới. Cứ 3 phút trôi qua sẽ ghi nhận 1 ca tử vong do bệnh này, bao gồm cả đột quỵ ở người trẻ tuổi. Vậy thực chất tình trạng này là gì và cách điều trị cũng như phục hồi ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời đầy đủ, chính xác nhất.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ có tên tiếng anh là stroke, được xếp vào nhóm bệnh lý cấp tính nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong lên đến 50%. 

Đột quỵ: Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phục hồi chức năng an toàn hiệu qu
Đột quỵ có nhiều triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phục hồi chức năng an toàn hiệu quả

Đối với những trường hợp được cấp cứu sống sót, chỉ có 10% bệnh nhân trong số đó bình phục hoàn toàn và khỏe mạnh như bình thường. Đa phần bệnh nhân còn lại sẽ phải sống chung với di chứng (tê liệt một phần hoặc nhiều phần, liệt nửa người trái/ phải, mất khả năng nói, thị giác suy giảm, rối loạn cảm xúc…) suốt phần đời còn lại..

Trong những năm gần đây, con số bệnh nhân đột quỵ đã tăng lên một cách đáng ngạc nhiên, đặc biệt hơn bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa khi không chỉ xuất hiện ở bệnh nhân có độ tuổi từ 40 – 45 tuổi mà còn đột quỵ ở giới trẻ có độ tuổi 20.

Thực chất đột quỵ là biểu hiện của tình trạng não bộ đã bị tổn thương một cách nghiêm trọng khi không được cung cấp đủ dưỡng chất, oxy và máu tạm thời hoặc hoàn toàn. Thời điểm vàng có thể xử lý và cấp cứu kịp thời của tình trạng này được tính trong vòng vài phút, vì chỉ sau thời điểm đó tế bào não sẽ bắt đầu chết dần.

Chính vì vậy, bệnh nhân càng kéo dài thời gian thì di chứng càng nặng nề hơn, thậm chí là mất mạng. Hầu hết, người bệnh đột quỵ và tai biến đều đánh mất thời điểm vàng đó.

Phân loại đột quỵ não phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, các chuyên gia đã chia nhóm đột quỵ theo từng nguyên nhân và triệu chứng khác nhau, dưới đây là 3 nhóm đặc trưng.

Đột quỵ xuất huyết não (chảy máu não)

Nhóm này chỉ chiếm khoảng gần 15% tổng số ca bị đột quỵ, tuy nhiên đây cũng là nhóm nguy hiểm. Tình trạng đột quỵ này là do phình hạch, hệ thống mạch máu bất thường gây nên vết nứt trên bề mặt tế bào não bộ hoặc động mạch não khiến chảy máu.

Đột quỵ nhồi máu não

Trường hợp này chiếm khoảng 85% số ca đột quỵ, do:

  • Huyết khối: sự xuất hiện của các mảng bám tích tụ hoặc cục máu đông trong động mạch ở cổ hoặc não gây ra tắc nghẽn. Từ đó máu và oxy không thể đưa lên não.
  • Tắc mạch: Các cục máu đông trong cơ thể đã gây tắc nghẽn khi di chuyển đến não. Đây là trường hợp thường gặp ở người cao tuổi.

Đột quỵ thoáng qua

Là số ít ca đột quỵ còn lại, đây được đánh giá là trường hợp đột quỵ nhẹ vì thời gian diễn ra triệu chứng ngắn, chỉ diễn ra trong vài phút do lượng máu và oxy chuyển lên não bộ chỉ bị tắc nghẽn hoặc giảm tạm thời.

Nguy cơ bị đột quỵ là do những yếu tố nào?

Vốn là bệnh lý nguy hiểm và có nhiều diễn biến phức tạp, các chuyên gia đã có những kết luận về yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ dù nặng hay nhẹ, bị ở người già hay người trẻ. Cụ thể đó là:

Rượu bia là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ
Rượu bia là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ

Lối sống thiếu khoa học:

  • Béo phì, thừa cân, cơ thể tích tụ nhiều mỡ/ khối u hình thành từ mỡ.
  • Lười tập luyện thể dục thể thao khiến cơ thể trì trệ, lười nhác và cơ thể không được nhanh nhẹn, linh hoạt.
  • Uống nhiều bia rượu, chất kích thích gây hại cho sức khỏe, nha
  • Dùng không đúng cách thuốc Tây hoặc sử dụng thuốc bị cấm như methamphetamine và cocaine.

Tiền sử bệnh:

  • Chỉ số cholesterol tăng 
  • Tiểu đường/ đái tháo đường ở người cao tuổi
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ – là một trong số chứng rối loạn giấc ngủ, khi ngưng thở nồng độ oxy đưa lên não sẽ giảm và gây đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch bao gồm nhiễm trùng tim, suy tim, loạn tim, rung tâm nhĩ…
  • Có vấn đề về huyệt áp (tăng hoặc không ổn định).

Các yếu tố khác:

  • Tiền căn cá nhân hoặc tiền sử gia đình đã từng có người bị đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc nhồi máu cơ tim… 
  • Nam giới có độ tuổi trung niên: từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị cao hơn so với đối tượng khác.
  • Phụ nữ mang thai và sinh con khi sử một số loại thuốc cấm cũng có thể bị.

Với những yếu tố phức tạp kể trên, bạn đọc dường như càng cảm thấy đây là căn bệnh vô cùng dễ mắc phải nếu bản thân không biết cách bảo vệ đúng cách và khoa học.

Triệu chứng của người bị đột quỵ ra sao?

Thực tế, các dấu hiệu nhận biết của đột quỵ có thể xảy ra nhiều lần, lặp đi lặp lại tuy nhiên người bệnh lại thường chủ quan và không biết đó là những biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm tính mạng.

Đột quỵ có nhiều dấu hiệu nhận biết
Đột quỵ có nhiều dấu hiệu nhận biết

Để bạn đọc có kiến thức đúng và đủ về đột quỵ, chúng tôi đã tổng hợp lại những triệu chứng điển hình về đột quỵ, đó là:

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chân tay bỗng nhiên không còn sức lực, tứ chi tê cứng, dần dần cả cơ mặt hoặc một nửa mặt bị cứng đơ lại, nụ cười bị méo mó.
  • Cơ thể cử động khó khăn, thậm chí không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể (đột quỵ liệt nửa người). 
  • Khả năng phát âm có vấn đề, khó phát âm và nói không rõ chữ, khó nghe, bị ngọng bất thường. Bạn có thể đọc một câu dài nếu không thể thì khả năng rất cao đây là dấu hiệu đột quỵ.
  • Thị lực giảm, hoa mắt, không nhìn rõ, chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng và đi không vững, có thể ríu chân không bước được. 
  • Đau đầu dữ dội, thậm chí cảm giác như bị búa đập kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn.

Đối với người bệnh bị đột quỵ máu não thoáng qua, dấu hiệu tương tự tuy nhiên đó chính là “niềm báo” tình trạng đột quỵ sẽ xuất hiện trong vòng vài ngày hoặc 1 tháng tới.

Vậy nên, hãy lắng nghe những biểu hiện của cơ thể mình để sớm xử lý và có phương án phòng ngừa hiệu quả nhất trước khi đối mặt với các di chứng nguy hiểm.

Cách nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ với quy tắc F.A.S.T

Bằng những dấu hiệu kể trên chưa đủ kết luận đó có phải biểu hiện của đột quỵ hay không, do vậy các chuyên gia đã chia sẻ cách nhận biết chính xác.

  • Face (Khuôn mặt): Kiểm tra đơn giản nhất chính là khi cười, nhe răng hay nói chuyện gương mặt sẽ bị mất cân đối và bị xệ xuống.
  • Arm (Tay): Tay là phần cơ thể đầu tiên biểu hiện. Nếu lúc này không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc thì chắc chắn đây là dấu hiệu của đột quỵ. Bệnh nhân cần nhanh chóng thông báo cho người nhà để được đưa vào cấp cứu kịp thời.
  • Speech (Lời nói): Nói lắp, không nói được câu dài, nói như nhát gừng, không diễn tả được lời nói.
  • Time (Thời gian): Nếu bản thân hoặc người thân xuất hiện 3 dấu hiệu kể trên, nguy cơ rất cao là bị đột quỵ và cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ hoặc gọi xe cấp cứu để đưa đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.

Đột quỵ có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ ở trên, tai biến và đột quỵ là hai bệnh lý nguy hiểm, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để không bị lỡ mất thời điểm vàng. Nếu không nguy cơ sẽ bị di chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống cả quãng đời còn lại. Tiêu biểu một số di chứng mà bệnh nhân đột quỵ có thể gặp phải, đó là:

Vốn là bệnh lý nguy hiểm, bệnh nhân nên có biện pháp điều trị sớm
Vốn là bệnh lý nguy hiểm, bệnh nhân nên có biện pháp điều trị sớm
  • Phù nề não, chết tế bào não. 
  • Đau tim: động mạch bị xơ cứng/ thu hẹp, xơ vữa động mạch… nguy cơ bị đau tim sẽ tăng cao.
  • Động kinh: co giật là biểu hiện của việc tế bào não không ổn định.
  • Chứng nghẽn mạch máu (DVT): Sau đột quỵ, bệnh nhân có thể mất khả năng vận động, sau một thời gian có thể sẽ bị nghẽn mạch máu.
  • Suy giảm chức năng nhận thức, ngôn ngữ và phản xạ cơ thể.
  • Gặp phải một số bệnh lý: Viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang và viêm loét do liệt giường trong thời gian dài.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa bị đột quỵ tái phát lần 2

Theo các chuyên gia đầu ngành, để điều trị đột quỵ hiệu quả thì cần đáp ứng được những mục tiêu: giảm nguy cơ tử vong, hạn chế di chứng và phục hồi chức năng, ngăn ngừa bệnh tái phát về sau.

Đột quỵ và cách sơ cứu nhanh chóng, hiệu quả

Cảm thấy bản thân xuất hiện các dấu hiệu kể trên thì bệnh nhân cần gọi người nhà và cấp cứu càng sớm càng tốt, nếu không nhanh chóng sẽ rất nguy hiểm. Trong thời gian chờ xe cấp cứu, bệnh nhân cần được sơ cứu tại chỗ như sau:

  • Nằm tại nơi thoáng khí, có nhiều không khí trong lành là tốt nhất, tuy nhiên tránh gió độc và nên gối cao đầu khoảng 30 độ.
  • Cố gắng nới lỏng cúc quần cúc áo để bệnh nhân có thể hô hấp dễ dàng hơn, dặn người bệnh hít thở sâu và từ từ.
  • Nếu có biểu hiện buồn nôn và nôn, thì nên nằm nghiêng một bên để tránh bị trào ngược vào phổi.
  • Nếu bệnh nhân co giật, cần có vật cứng vừa phải để chèn giữa hai hàm răng tránh nguy cơ bị cắn vào lưỡi.

Bên cạnh đó, người nhà cần theo dõi chi tiết các biểu hiện của bệnh nhân để trình báo với nhân viên ý tế cũng như bác sĩ, phục vụ cho quá trình cấp cứu và chẩn đoán bệnh hiệu quả nhất.

Phẫu thuật – giảm nguy cơ tử vong, hạn chế di chứng

Khi cấp cứu đột quỵ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật sớm nhất có thể và dưới đây là những loại phẫu thuật điển hình:

Phẫu thuật là phương pháp cấp cứu đột quỵ phổ biến
Phẫu thuật là phương pháp cấp cứu đột quỵ phổ biến

Đối với đột quỵ nhồi máu não:

  • Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ mở động mạch cảnh bằng một vết cắt nhỏ. Máu sẽ tạm thời truyền qua ống để làm sạch mảng bám, sau đó sẽ khâu lại bằng một mảnh lót được lấy từ tĩnh mạch để “vá” lại.
  • Làm tan cục máu đông trong động mạch: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ hướng đến điểm tắc nghẽn bằng một ống thông. Sau đó, thuốc làm tan và phá hủy cục máu đông giảm gây tắc mạch.
  • Dùng stent: Bác sĩ sẽ luồn 1 thiết bị – stent vào động mạch, sau đó sử dụng kỹ thuật để lấy cục máu đông trong tĩnh mạch ra ngoài.

Đối với đột quỵ dạng chảy máu/ xuất huyết não:

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ túi phình hoặc ổ dị dạng động – tĩnh mạch: Thực hiện thủ thuật động – tĩnh mạch và cắt bỏ những túi phình hoặc ổ dị dạng gây tắc nghẽn, chảy máu.

Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân, triệu chứng của từng bệnh nhân để chỉ định loại phẫu thuật phù hợp, người thân của bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ thông tin để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Đột quỵ nên ăn gì, kiêng ăn gì để mau chóng bình phục?

Để có một sức khỏe ổn định, ngăn ngừa những nguy cơ bị đột quỵ tái phát bệnh nhân nên quan tâm và cải thiện chế độ ăn uống đảm bảo, khoa học hơn.

Chế độ ăn uống khoa học giúp phục hồi hiệu quả
Chế độ ăn uống khoa học giúp phục hồi hiệu quả

Nên ăn thực phẩm:

  • Dễ tiêu hoá, hấp thu như cháo, súp, sữa… dùng 3-4 bữa/ngày, mỗi lần không nên ăn quá no và không để bụng quá đói. 
  • Giảm bớt khẩu phần ăn để tránh tăng cân, chỉ nên nạp 30-35 calo/kg cân nặng/ngày. Ưu tiên lượng calo đó từ rau củ, cơm, bún, khoai, đậu đỗ,…
  • Giảm muối và nước để tránh gây phù, ảnh hưởng thận. Chỉ nên ăn 4-5g/ngày.
  • Bổ sung 0,8g lượng đạm (protein)/ kg cân nặng/ngày như: cá biển, cá đồng, đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ…
  • Bổ sung 25 – 30g chất béo/ngày và nên chọn axit béo trong dầu thực vật để giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Bổ sung vitamin và chất khoáng trong rau củ, sữa, hoa quả chín như: quả chuối, khoai tây nướng, sữa gạo…
  • Ngoài ra, dùng 300 mcg axit folic mỗi ngày để giảm 20% nguy cơ đột quỵ, như: rau lá xanh, gạo, mì, ngũ cốc, các loại đậu,….

Không nên ăn:

  • Thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối như thịt hun khói, xúc xích, bánh mì, pate …
  • Tránh các loại thức ăn lên men ( dưa, cà) và chất gây kích thích (cà phê, rượu chè, thuốc lá, bia) hay gia vị cay nóng (tiêu, ớt)…
  • Thực phẩm dầu mỡ, chiên rán đặc biệt là mỡ động vật.

Trên đây là những nội dung quan trọng và cần thiết về đột quỵ, hy vọng đã mang đến nhiều hữu ích đến bạn! 

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Bệnh học

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh