Huyệt Lao Cung: Vị Trí, Công Năng Và Ứng Dụng Trong Điều Trị

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Là một trong những huyệt đạo quan trọng trong hệ thống huyệt vị trên bàn tay, huyệt Lao cung được ứng dụng nhiều trong điều trị một số bệnh lý nguy hiểm như động kinh, huyết áp cao… Vậy huyệt vị này nằm ở đâu, tác dụng ra sao? 

Vị trí của huyệt Lao cung

Huyệt Lao cung còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Trung chưởng, Lộ quỷ, Quật quỷ… nằm ở khe giữa ngón tay số 4. Khi nắm bàn tay lại, huyệt chạm với đường gân của bàn tay.

Huyệt Lao cung nằm ở trung tâm lòng bàn tay
Huyệt Lao cung nằm ở trung tâm lòng bàn tay

Theo từ điển Hán Việt, “lao” có nghĩa là lao động, luôn luôn nỗ lực, “cung” là cung điện xa hoa, lộng lẫy. Theo các chuyên gia, huyệt có tên là Lao cung bởi nó nằm ngay trên bàn tay của con người, mà bàn tay là sự lao động, vinh quang. Hơn nữa, huyệt đạo này lại nằm chính giữa lòng bàn tay, thuộc “Quyết thủ tam bảo âm”, cung điện của tâm hồn.

Cách xác định huyệt Lao cung bằng cách gấp các ngón tay vào lòng bàn tay và chạm vào đường vân của gan bàn tay. Khi đầu ngón tay giữa chạm vào nếp gấp giữa lòng bàn tay thì đó chính là vị trí của huyệt Lao cung.

Huyệt Lao cung có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, huyệt Lao cung là một trong các huyệt trên cơ thể cực kỳ quan trọng nên có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh lý như:

  • An thần: Nếu được tác động đúng cách, huyệt Lao cung sẽ giúp não bộ thư giãn, nghỉ ngơi, làm chậm các hoạt động bên trong của hệ thần kinh. Từ đó sẽ điều hòa trí óc, làm dịu các dây thần kinh.
  • Thanh tâm hỏa: Tác động vào huyệt Lao cung sẽ giúp ổn định thần khí, giải phóng tâm can, loại bỏ tà ma, diệt trừ khí độc. Từ đó sẽ có tác dụng lan tỏa dương khí, hỗ trợ thanh nhiệt, ổn định và trấn tĩnh thần kinh.
  • Trừ thấp nhiệt: Theo các thầy thuốc Đông y, huyệt lao cung còn có tác dụng loại bỏ độc tố như loại bỏ chất béo dư thừa, độc tố tích tụ sau quá trình ăn uống. Nhờ đó giúp quá trình ủ nhiệt, hóa thấp hiệu quả.
Bấm hoặc châm cứu huyệt Lao cung có tác dụng an thần
Bấm hoặc châm cứu huyệt Lao cung có tác dụng an thần
  • Trị nấc: Do có tác dụng ổn định thần khí và trừ thấp nhiệt nên khi bấm huyệt vị này có thể trị nấc hiệu quả.
  • Động kinh: Các tài liệu y học cổ truyền cho thấy, lao cung có khả năng giải phóng tâm ma, điều trị tâm thần.
  • Trị chứng mồ hôi tay: Nằm ngay trên lòng bàn tay nên khi tác dộng đúng cách vào huyệt vị này sẽ giúp đả thông kinh mạch, kết nối dây thần kinh với nhau, ức chế sự bài tiết mồ hôi tay hiệu quả.
  • Khô miệng và viêm xoang: Nếu tác động đúng cách vào huyệt vị này thì tình trạng viêm xoang và khô miệng cũng được cải thiện đáng kể.

Phương pháp bấm huyệt và châm cứu huyệt Lao cung

Ưu điểm của huyệt đạo này là nằm ngay trong lòng bàn tay và không khó để xác định. Vì vậy, người bệnh có thẻ chủ động day ấn, bấm huyệt hoặc đến các cơ sở y học cổ truyền châm cứu để chữa bệnh.

Cách bấm huyệt

Theo y học cổ truyền, bấm huyệt giúp hỗ trợ nhiều bệnh lý. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà cách day bấm huyệt khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều theo các bước như sau:

  • Đầu tiên cần xác định chính xác vị trí của huyệt đạo trên lòng bàn tay.
  • Sau đó, ấn nhẹ ngón tay cái của bàn tay này vào huyệt của bàn tay kia và hít nhẹ nhàng.
  • Tiếp đến thở ra và ấn lực vừa đủ mạnh xuống huyệt. Nếu chưa cảm thấy thoải mái thì có thể tăng thêm lực ấn vào huyệt đến khi cảm thấy dễ chịu.
  • Khi ấn được 30 giây thì hít vào rồi nhịn thở trong 5 – 10 giây. Sau đó từ từ thở ra và giảm dần lực ấn.
  • Nên thực hiện động tác day ấn này khoảng 5 – 6 lần và đổi tay.
  • Đều đặn thực hiện 3 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, chiều để tình trạng bệnh được cải thiện.
Trước khi bấm huyệt cần xác định chính xác vị trí huyệt
Trước khi bấm huyệt cần xác định chính xác vị trí huyệt

Cách châm cứu

Bên cạnh bấm huyệt thì châm cứu vào huyệt vị này cũng được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, phương pháp châm cứu đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao. Vì vậy, nếu không có kinh nghiệm trong việc châm cứu hoặc chưa hiểu rõ về hệ thống huyệt đạo thì tuyệt đối không tự ý châm cứu tại nhà. Các bước châm cứu được bác sĩ khuyến cáo bao gồm:

  • Xác định chính xác vị trí của huyệt đạo Lao cung tại chính giữa lòng bàn tay.
  • Sau đó dùng kim châm thẳng từ lòng bàn tay, hướng về phái mặt mu bàn tay đối diện khoảng 0,3 – 0,5 thốn.
  • Cứu 1 – 3 tráng và thời gian từ 5 – 10 phút là được.

Lưu ý cần nhớ khi châm cứu và bấm huyệt Lao cung

Huyệt Lao cung có mối liên hệ mật thiết với hệ thống kinh mạch trong cơ thể. Do đó, khi xoa bóp bấm huyệt hay châm cứu, cần phải chú ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không bấm huyệt khi cơ thể đang trong tình trạng mệt mỏi.
  • Không bấm huyệt cho bà bầu. Trường hợp cần thiết phải có ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ.
  • Không châm cứu hay bấm huyệt khi tay đang bị thương hoặc nhiễm trùng.
  • Người bệnh mới ăn no hay bụng đói cũng đều không nên thực hiện bấm huyệt, châm cứu.
  • Chú ý kết hợp xoa bóp, bấm huyệt với phác đồ điều trị của thầy thuốc và ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Không bấm huyệt cho phụ nữ mang bầu
Không bấm huyệt cho phụ nữ mang bầu

Là huyệt vị quan trọng trong lòng bàn tay, huyệt Lao cung được ứng dụng rộng rãi để điều trị an thần, thanh tâm hỏa, trị mồ hôi tay…Khi thực hiện day bấm huyệt và châm cứu cần xác định rõ vị trí của huyệt đạo.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh