Vị Trí, Công Dụng Và Cách Châm Cứu Huyệt Thủy Tuyền

Ngày cập nhật: 05/02/2024 Biên tập viên: An Nguyệt

Là huyệt thứ 5 của kinh Thận, nơi Thận khí tụ tập và xuất ra như con suối nên huyệt Thủy Tuyền được sử dụng rộng rãi trong điều trị đau gót chân, sơ tiết hạ tiêu… Vậy vị trí và cách châm cứu huyệt vị này thế nào an toàn, hiệu quả?

Ý nghĩa tên gọi huyệt Thủy Tuyền là gì?

“Thủy” có nghĩa là nước, “Tuyền” nghĩa là suối, nguồn. Huyệt ở gót chân, thuộc địa. Huyệt là Khích huyệt của Túc Thiếu âm, kinh khí đến đây mạnh mẽ hơn và tràn ra giống như nước tràn từ con suối lớn. Do đó, huyệt có tên là Thủy tuyền.

Huyệt Thủy Tuyền nằm ở gót chân, thuộc địa 
Huyệt Thủy Tuyền nằm ở gót chân, thuộc địa

Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải”, “Tuyền” là nguồn nước, Huyệt nằm dưới huyệt Thái khê 1 thốn, dưới mắt cá trong, là nơi hội tụ sâu khí huyết của Thận. Trong khi đó, Thận là thủy tạng, chủ về Thủy. Huyệt giống như nguồn nước ở chỗ sâu nên gọi là Thủy Tuyền.

Vị trí và công dụng của huyệt Thủy Tuyền

Huyệt Thủy Tuyền nằm dưới huyệt Thái khê 1 thốn, ở dưới mắt cá chân trong (Đồng nhân, Giáp ất, Đại thành, Phát huy). Ngoài ra, cũng có thể xác định vị trí huyệt đạo này ở dưới huyệt Thái khê thẳng xuống 1 thốn, trên xương gót chân.

Về giải phẫu, dưới da là bờ sau gân gấp dài ngón chân cái,chỗ bám của cơ dạng ngón cái và gân gót chân, rãnh gót của xương gót chân. Các nhánh của dây thần kinh chầy sau là thần kinh vận động cơ.

Thủy Tuyền ở dưới mắt cá chân trong
Thủy Tuyền ở dưới mắt cá chân trong

Với đặc điểm vị trí của mình, huyệt Thủy Tuyền được cho là có tác dụng trị đau sưng mặt trong gót chân (tại chỗ), trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đái rắt (theo kinh). Ngoài ra, nếu phối huyệt đạo này với Chiếu Hải (Th.6) có thể trị vùng dưới tim đau. Phối cùng Khí Hải (Nh.6) và Thiên Xu (Vị 25) giúp trị vùng bụng quanh rốn đau.

Cách châm cứu huyệt Thủy Tuyền và lưu ý

Châm cứu là phương pháp triệu liệu có từ lâu đời. Trong đó, người thực hiện châm cứu dùng kim bằng kim loại mỏng, rắn, xuyên qua da tại các vị trí huyệt đạo trên cơ thể. Theo y học cổ truyền phương Đông, châm cứu hoạt động bằng cách cân bằng năng lượng quan trọng. Các điểm châm cứu giúp kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp giải phóng hóa chất vào trong tủy sống, cơ và não. Chính những thay đổi sinh hóa này sẽ giúp kích thích khả năng chữa bệnh tự nhiên trong cơ thể.

Huyệt Thủy Tuyền dùng để châm cứu trong trường hợp Thận khí bị rối loạn. Cách châm cứu cũng khá đơn giản. Theo đó, sau khi xác định đúng vị trí huyệt đạo thì châm thẳng 0.3 – 0.5 thốn, cứu từ 3 – 5 tráng còn ôn kim từ 5 – 10 phút.

Tuy nhiên, để quá trình châm cứu đạt hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trong y học phương Tây, các nghiên cứu khoa học chưa giải thích được đầy đủ cách thức hoạt động của châm cứu nên phương pháp này vẫn còn là một nguồn gây tranh cãi. Vì vậy, trước khi quyết định điều trị bằng phương pháp châm cứu cần có ý kiến của bác sĩ.
  • Không nên dựa vào chẩn đoán bệnh của người hành nghề châm cứu. Chỉ nhận chẩn đoán của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bệnh nhân nên lựa chọn một bác sĩ châm cứu được cấp phép.
  • Trước khi bắt đầu trị liệu, đừng quên hỏi bác sĩ về số lần cần trị liệu cũng như chi phí của các phương pháp điều trị.
Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi châm cứu
Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi châm cứu
  • Khi châm cứu, người bệnh không nên ăn quá no hay quá đói, cũng không sử dụng một số đồ kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê.
  • Với phương pháp châm cứu bằng cấy chỉ và thủy châm, bệnh nhân cần tắm sạch sẽ trước khi châm cứu.
  • Trong lúc châm cứu, người bệnh cần thư giãn, thả lỏng cơ thể và hợp tác theo hướng dẫn của thầy thuốc để quá trình trị liệu đạt hiệu quả cao.
  • Người bệnh nên dành 1 – 2 ngày nghỉ ngơi, dưỡng sức để có thể trạng tốt nhất trước khi bắt đầu trị liệu. Bệnh nhân thể trạng yếu không được chỉ định thực hiện phương pháp châm cứu.
  • Sau khi châm cứu bằng cấy chỉ và thủy châm, người bệnh cần kiêng tắm một ngày để tránh nhiễm nước vào chỗ châm.
  • Khi hoàn thành trị liệu, người bệnh nên ở lại cơ sở y tế 10 – 30 phút để tiện theo dõi phản ứng của cơ thể.
  • Khi về nhà, bệnh nhân vẫn cần nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng.
  • Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến quá trình trị liệu. Vì vậy, bệnh nhân cần được ăn uống cân bằng các yếu dinh dưỡng giữa protein, lipid, chất xơ, vi khoáng…
  • Một số thực phẩm bệnh nhân châm cứu nên sử dụng như thực phẩm giàu vitamin (hạt óc chó, đậu nành, lúa mì, bông cải xanh), thực phẩm chống viêm (nho, dứa, hành tây), thực phẩm giàu canxi (ngũ cốc, sữa, đậu, cá biển), thực phẩm chứa chất xơ (súp lơ, bắp cải xanh, cà rốt)…
  • Đồ ăn chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho bệnh nhân châm cứu.
Sau châm cứu, bệnh nhân cần nghỉ ngơi
Sau châm cứu, bệnh nhân cần nghỉ ngơi

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về huyệt Thủy Tuyền và phương pháp châm cứu. Từ đó, mọi người sẽ lựa chọn được cách trị liệu phù hợp giúp cải thiện tình hình sức khỏe của bản thân và gia đình.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh