Huyệt Tiểu Hải: Vị trí, công dụng và cách ứng dụng châm cứu bấm huyệt điều trị an toàn, hiệu quả

Ngày đăng: 07/04/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Huyệt Tiểu Hải hay còn gọi là Trửu Khúc Tuyền nằm ở vị trí chính giữa mỏm khủy và mỏm trên ròng rọc đầu xương cánh tay. Huyệt vị này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống huyệt đạo của cơ thể. Trong YHCT, phương pháp châm cứu bấm huyệt huyệt đạo hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. 

Huyệt Tiểu Hải là một trong những huyệt vị quan trọng trong cơ thể người
Huyệt Tiểu Hải là một trong những huyệt vị quan trọng trong cơ thể người

Huyệt tiểu hải là gì? Vị trí Huyệt Tiểu Hải nằm ở đâu?

Theo sách Trung Y Cương Mục, huyệt Tiểu Hải là huyệt vị thứ 8 của kinh Tiểu Trường. Đây huyệt Hợp của kinh Tiểu Trường thuộc hành Thổ huyệt Tả, là nơi hợp nhất khí và huyết của bản kinh. Hiểu một cách đơn giản thì huyệt này giống như biển có trăm nhánh sông cùng đổ về, do đó gọi là Tiểu Hải. 

Huyệt vị này còn có tên gọi khác như: Trẩu Khúc Tuyền, Trửu Khúc Tuyền. 

Xét về vị trí huyệt tiểu hải:

Huyệt Tiểu Hải là huyệt vị thứ 8 của kinh tiểu trường, xuất xứ ở Liên khu 2 (Thiên “Bản Du”). Để xác định vị trí huyệt Tiểu Hải, người bệnh co gấp phần khủy tay lên tạo thành một góc nhỏ hơn 90 độ. Sau đó, lấy ngón tay đặt vào vị trí chính giữa khuỷu tay, chỗ mỏm khuỷu tay giao với mỏm trên của ròng rọc đầu dưới xương cánh tay. Ngay tại vị trí 3 cơ đầu cánh tay chính là vị trí của huyệt Tiểu Hải. 

Vị trí của huyệt vị dễ nhận biết
Vị trí của huyệt vị dễ nhận biết

Xét về khía cạnh giải phẫu học huyệt vị Tiểu Hải: 

  • Ở phía dưới da là cân cơ 3 đầu cánh tay, rãnh ròng rọc – khuỷu mặt sau dưới đầu xương cánh tay. Cụ thể, là ở trong là mỏm trên ròng rọc của xương cánh tay, gân cơ trụ trước, gân cơ gấp chung sâu các ngón tay bám gần nhất. Còn phía ngoài là mỏm khủy của xương trụ, ở đó có gân cơ 3 đầu cánh tay bám. 
  • Đây là thần kinh vận động cơ, các nhánh của dây thần kinh trụ và dây thần kinh quay. 
  • Da của vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1. 

Công dụng của huyệt Tiểu Hải đối với cơ thể

Trẩu Khúc Tuyền là huyệt có công dụng Tán tà ở kinh, có tác dụng đặc trị thần kinh tê liệt, thanh thần trí, trừ phong. 

Dựa vào những công dụng quan trọng trên, huyệt Trẩu Khúc Tuyền thường dùng để điều trị một số bệnh như:

Các vấn đề về đau nhức khuỷu tay, cơ vai và cẳng tay co rút: 

Thực hiện phương pháp ấn day, xoa bóp huyệt Tiểu Hải sẽ giúp người bệnh giảm đau rất hiệu quả, không cần sử dụng đến thuốc Tây, không lo lắng đến tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

Đây là phương pháp điều trị không sử dụng thuốc trong YHCT được nhiều người tin tưởng và áp dụng, mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Phương pháp này phù hợp với người cao tuổi thường gặp vấn đề đau nhức, người tập luyện thể thao, người thường xuyên vận động mạnh. 

Hỗ trợ giảm đau thần kinh trụ: 

Vị trí thần kinh trụ nằm ngay dưới các lớp cơ trơn trong cẳng tay, chuyển xuống bàn tay. Thần kinh trụ có tác dụng chi phối cảm giác của ngón út và 1 phần ngón áp út. Người gặp 1 vài chấn thương ở khuỷu tay hay bị trượt do gấp khuỷu tay có thể áp dụng thủ thuật ấn huyệt Tiểu Hải để điều trị. 

Phương pháp này giúp đẩy lượng máu đến nuôi dưỡng dây thần kinh bị tổn thương, giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh, làm mềm cơ từ đó giảm đau nhức hiệu quả, tăng cường khả năng vận động và tạo điều kiện phục hồi dây thần kinh nhanh chóng. 

Huyệt vị hỗ trợ điều trị các chứng đau nhức khủy tay, cơ vai và một số bệnh khác
Huyệt vị hỗ trợ điều trị các chứng đau nhức khủy tay, cơ vai và một số bệnh khác

Hỗ trợ người bệnh cải thiện chứng rối loạn thần kinh chức năng Hysteria: 

Chứng rối loạn thần kinh chức năng Hysteria của sự mất kiểm soát cảm xúc đôi khi còn dẫn đến ngất xỉu. Trong Đông Y, triệu chứng này xảy ra do thấp nhiệt hoặc đàm tích trệ gây ra. Đây là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh như: khối u đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi thận, v.v…

Để trị bệnh, người bệnh có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt Tiểu Hải để lưu thông khí huyết, cải thiện chứng bí đái, qua đó giúp giảm thiểu tình trạng bệnh nhanh chóng và hiệu quả. 

Góp phần hỗ trợ điều trị chứng tâm thần phân liệt: 

Tâm thần phân liệt là giai đoạn bệnh phát triển nặng, người bệnh có các hành động kỳ lạ, biểu hiện hoang tưởng, dễ hoảng sợ, lo âu, v.v… Để điều trị bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp của Y học hiện đại kết hợp với YHCT. 

Trong đó, thủ thuật châm cứu bấm huyệt Tiểu Hải được đánh giá cao nhờ vào sự tiện lợi, an toàn, mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe bệnh nhân. 

Phương pháp châm cứu huyệt trong điều trị bệnh tật

Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc trong Y học truyền thống dân tộc. Với cây kim nhỏ và tác động lực tay lên huyệt Tiểu Hải, phương pháp này giúp người bệnh giảm đau, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. 

Châm cứu là phương pháp điều trị yêu cầu yếu tố kỹ năng và tay nghề rất cao. Việc tự ý thực hiện hoặc đến các cơ sở không uy tín dễ dẫn đến tình trạng châm sai huyệt, châm quá sâu, châm vào những huyệt nguy hiểm, dây thần kinh dễ dẫn đến bị liệt, teo cơ hoặc gây tử vong. Do đó, người bệnh chỉ nên đến những trung tâm, bệnh viện uy tín, đã được xác nhận của Bộ Y tế. 

Người bệnh cần chẩn đoán và tham vấn ý kiến y bác sĩ trước khi tiến hành châm cứu trị bệnh
Người bệnh cần chẩn đoán và tham vấn ý kiến y bác sĩ trước khi tiến hành châm cứu trị bệnh

Để tiến hành châm cứu, cần thực hiện các bước sau: 

  • Chuẩn bị kim châm đã được khử trùng sạch sẽ
  • Xác định đúng vị trí huyệt đạo Tiểu Hải 
  • Sử dụng kim châm thẳng từ 0.3 – 0.5 thốn, cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu khoảng 5 – 10 phút. 

Lưu ý: Mỗi lần châm cứu 1 lần (10 – 20 phút), áp dụng siêng năng để tình hình bệnh nhanh được cải thiện và nhanh khỏi bệnh. 

Lưu ý cho người bệnh khi áp dụng châm cứu huyệt Trửu Khúc Tuyền để trị bệnh

Khi quyết định sử dụng phương pháp châm cứu huyệt đạo này để điều trị, bệnh nhân cần nắm một số lưu ý sau:

Bấm huyệt, châm cứu cần được thực hiện đúng cách và chính xác
Bấm huyệt, châm cứu cần được thực hiện đúng cách và chính xác để đảm bảo an toàn, hiệu quả
  • Người bệnh và người thân của bệnh nhân không được tự ý châm cứu để đảm bảo an toàn đến tính mạng và sức khỏe cho bệnh nhân. 
  • Cần lựa chọn các cơ sở châm cứu uy tín, bác sĩ có tay nghề cao để thực hiện để tránh tiền mất tật mang, kết quả điều trị không như mong muốn. Trung tâm Đông Phương Y Pháp là địa chỉ uy tín mà người bệnh có thể tham khảo.
  • Cần thực hiện kiên trì và thường xuyên để phương pháp châm cứu phát huy tác dụng, cải thiện bệnh hiệu quả. 
  • Có thể áp dụng phương pháp này kết hợp với sử dụng thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần đi chẩn đoán và được sự cho phép của bác sĩ chuyên môn. 
  • Bệnh nhân cần nắm 1 số đối tượng không được tiến hành châm cứu như: người mắc các bệnh lý rối loạn đông máu, người đang bị viêm nhiễm, da chai hoặc sẹo, người cơ địa yếu, thể trạng suy yếu, bệnh nhân có cơ địa không chịu được châm cứu, v.v…
  • Trước khi hành châm cứu, người bệnh cần chú ý không được ăn quá no hoặ nhịn đói, giữ cho tinh thần thoải mái, không sử dụng các chất kích thích, v.v…
  • Khi tiến hành châm cứu, bệnh nhân có cảm giác rất buốt hoặc rát cần báo ngay cho bác sĩ để rút châm ngay lập tức tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. 
  • Sau khi châm, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy, không nên vận động mạnh, mang vác mạnh trong 1 -2 ngày đầu. 
  • Bệnh nhân nên kết hợp ăn uống, tập luyện các bài vận động/ thể dục phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe tốt nhất.
  • Về ăn uống, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin (hạt óc chó, trứng, trái cây, …), canxi (sữa, phô mai, ngũ cốc,…), chất xơ (súp lơ, bắp cải xanh, táo,…), chất chống viêm (nho, dứa, hành tây,…). Ngoài ra, người châm cứu cần kiêng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, protein (thịt bò, nghêu, thịt dê,…), đường hóa học (bánh kẹo, kem, đồ uống đóng hộp nhiều đường, …).

Huyệt Tiểu Hải đóng vai trò quan trọng với cơ thể chúng ta, nắm được các thông tin cần thiết về huyệt này sẽ giúp người bệnh có thêm nhiều hướng và phương pháp điều trị bệnh cho bản thân mình. 

XEM NGAY: 

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh