Huyệt Trường Cường: Vị trí, Công dụng và Cách châm huyệt

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: Trần Hoa

Huyệt Trường Cường nằm trong hệ thống 365 huyệt vị quan trọng nhất trên cơ thể. Với vai trò là huyệt đầu tiên, đồng thời là huyệt Lạc và huyệt Hội trên đường Đốc Mạch, Trường Cường có rất nhiều ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe con người. Trong đó, nổi bật nhất là khả năng điều trị các bệnh ở hậu môn và đường tiểu như trĩ, sa trực tràng, tiểu đục, tiểu bí…

Huyệt Trường Cường là gì? Ý nghĩa tên gọi

Huyệt Trường Cường có xuất xứ từ thiên Kinh Mạch (sách Linh Khu), là một trong những huyệt có vai trò quan trọng ở vùng mông và hậu môn.

Theo Trung Y Cương Mục, đây là huyệt Lạc của Mạch Đốc – đường mạch ở giáp cột sống, đi lên đầu và tản ra ở vùng đầu. Đường phân bố vừa dài (trường) vừa cường nên được gọi tên là Trường Cường. Huyệt vị này có các đặc tính sau:

  • Là huyệt thứ nhất của mạch Đốc.
  • Là huyệt Lạc của mạch Đốc, nối với mạch Nhâm qua huyệt Hội  m.
  • Là huyệt Hội của mạch Đốc vớ kinh Thận và kinh Đởm.
  • Thuộc vào nhóm huyệt Tủy Không (gồm Phong Phủ, Ngân Giao, Á Môn, Não Hộ và Trường Cường) là những huyệt của tủy xương.

Một vài tên khác của huyệt: Cùng Cốt, Quyết Cốt, Mao Lư, Vĩ Lư, Quy Mao, Hà Xa Lộ, Mao Thúy Cốt, Tam Phân Lư, Tào Khê Lộ, Thượng Thiên Khê, Triêu Thiên Sầm, Mao Cốt Hạ Không, Khí Chi  m Khích.

Huyệt Trường Cường nằm ở đâu?

Trường Cường huyệt nằm ở sau hậu môn, phía dưới xương cụt. Giải phẫu cho thấy:

  • Dưới da vùng huyệt là cơ thắt ngoài hậu môn và cơ nâng hậu môn (phần thắt) bám vào đường thớ hậu môn – xương cụt, khoang dưới phúc mạc.
  • Nhánh đáy chậu của dây thần kinh thẹn trong là dây thần kinh vận động cơ.
  • Tiết đoạn thần kinh S5 chi phối da vùng huyệt.
Huyệt Trường Cường nằm ở sau hậu môn, phía dưới xương cụt
Huyệt Trường Cường nằm ở sau hậu môn, phía dưới xương cụt.

Cách xác định huyệt Trường Cường tương đối đơn giản. Cách thực hiện như sau:

  • Cúi gập người để vị trí xương cụt hiện rõ lên.
  • Sau đó, lấy điểm lõm nằm giữa đoạn nối hậu môn và đầu xương cụt là vị trí huyệt Trường Cường.

Tác dụng của huyệt Trường Cường

Với khả năng điều trường phủ và thông mạch Nhâm, Đốc, bấm huyệt điều trị các bệnh đau cột sống, tiểu đục, tiểu khó, tiêu ra máu, trĩ, sa trực tràng và điên cuồng.

Ngoài ra, huyệt này còn được biết đến rộng rãi với vai trò là huyệt vị dùng để cấp cứu cho nam giới gặp phải chứng “thượng mã phong” (bất tỉnh do bị thất thoát khí dương trong quá trình quan hệ tình dục).

Huyệt Trường Cường - huyêt đầu tiên của Đốc mạch và là huyệt lạc nối với mạch Nhâm qua huyệt Hội Âm
Trường Cường là huyêt đầu tiên của Đốc mạch và là huyệt Lạc nối với mạch Nhâm qua huyệt Hội Âm.

Trường Cường có thể được kết hợp với nhiều huyệt vị khác trên cơ thể nhằm mục đích tăng cường hiệu quả và mở rộng phạm vi trị bệnh. Các tài liệu Y thư cổ hướng dẫn cách phối huyệt như sau:

  • Phối huyệt Tiểu Trường Du trị táo bón, tiểu bí, tiểu khó, tiểu buốt (theo Thiên Kim Phương)
  • Phối huyệt Bàng Quang Du, Cư Liêu, Hạ Liêu, Thượng Liêu, Khí Xung và Yêu Du trị lưng đau (theo Thiên Kim Phương)
  • Phối huyệt Thân Trụ trị động kinh (theo Tư Sinh Kinh)
  • Phối huyệt Bách Hội, Nhị Bạch và Chí Thất trị thoát giang (lòi dom), trĩ lâu ngày (theo Châm Cứu Đại Thành)
  • Phối huyệt Thừa Sơn, Chí Thất và Tỳ Du trị tạng độc hạ huyết (tiêu ra máu do tạng độc) (theo Châm Cứu Đại Thành)
  • Phối huyệt Bách Hội trị thoát giang (theo Bách Chứng Phú)
  • Phối huyệt Thừa Sơn trị trĩ, tiêu ra máu (theo bách Chứng Phú)
  • Phối huyệt Thừa Sơn trị trường phong hạ huyết (theo Bách Cứng Phú)
  • Phối huyệt Cách Du, Can Du, Nội Quan và Thừa Sơn trị tiêu ra máu không cầm, tạng độc sưng đau (theo Châm Cứu Đại Toàn)
  • Phối huyệt Nhị Bạch và Thừa Sơn trị trĩ lâu ngày (theo Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca)
  • Phối huyệt Bách Hội trị thoát giang (theo Trung Hoa Châm Cứu Học)
  • Phối huyệt Hợp Cốc,  Âm Lăng Tuyền và Tam  Âm Giao có tác dụng thôi sinh (thúc đẻ) (theo Châm Cứu Học Thượng Hải)
  • Phối huyệt Bách Hội, Đại Trường Du và Thừa Sơn trị trực tràng sa (theo Châm Cứu Học Thượng Hải)
  • Phối huyệt Hội Dương trị đại tiện ra máu (theo Châm Cứu Học Thượng Hải)
  • Phối huyệt Bách Hội, Khí Hải và Thừa Sơn trị trực tràng lở loét (theo Châm Cứu Học Thượng Hải)
  • Dùng kim tam lăng chích 4 chung quanh huyệt Trường Cường, sâu 0,5-1 thốn, kết hợp huyệt Yêu Kỳ và Điên Khốn trị động kinh (theo Châm Cứu Học Thượng Hải)
  • Cứu Trường Cường 3 tráng và cứu Thủy Phân 100 tráng trị thoát giang do khí huyết hư mà hạ hãm (theo Thần Cứu Kinh Luân)
  • Phối huyệt Ẩn Bạch, Hạ Liêu, Hội Dương, Lao Cung, Phục Lưu, Thái Bạch, Thái Xung và Thừa Sơn trị đại tiện ra máu (theo Thần Cứu Kinh Luân)

Cách châm huyệt GV1

Trong YHCT, liệu pháp châm cứu là biện pháp tác động chuyên sâu giúp phát huy hiệu quả nhất công năng trị bệnh của huyệt. Phương pháp châm cứu huyệt Trường Cường phía dưới hậu môn được hướng dẫn như sau:

  • Châm thẳng, sâu 0,3-1 thốn. Cứu từ 10-30 phút.
  • Lưu ý: tránh châm sâu qua thành trực tràng.
Châm cứu cần được thực hiện tại các cơ sở YHCT uy tín, nơi có đầy đủ thiết bị hỗ trợ và nguồn nhân lực có chuyên môn.
Châm cứu cần được thực hiện tại các cơ sở YHCT uy tín, nơi có đầy đủ thiết bị hỗ trợ và nguồn nhân lực có chuyên môn.

Để sử dụng huyệt Trường Cường an toàn và hiệu quả, ngoài việc biết cách xác định vị trí và phương pháp châm huyệt, cần tuân thủ tốt một vài hướng dẫn an toàn sau:

  • Sát khuẩn tay, da vùng huyệt và kim châm trước khi châm cứu.
  • Không châm huyệt Trường Cường trị bệnh cho phụ nữ có thai, người có thể trạng yếu, người mắc bệnh tim hoặc các bệnh ngoại khoa.
  • Không châm khi da vùng huyệt đang có vết thương hay bị viêm nhiễm, hoặc khi cơ thể đang trong trạng thái không thuận lợi (quá no, quá đói hoặc sau khi sử dụng rượu bia).

Sử dụng huyệt Trường Cường là phương pháp có thể đẩy lùi tận gốc các bệnh ở hậu môn và đường tiểu mà không cần dùng tới thuốc thang. Nếu có nhu cầu trị bệnh, quý vị cần tìm tới các cơ sở YHCT uy tín để việc điều trị được diễn ra theo đúng quy trình và đảm bảo yếu tố chuyên môn kỹ thuật.

Xem thêm: 

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh